Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 8 Bài 4: Xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh Nguyễn Soạn Sử 8 trang 26 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 4 giúp các bạn học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần hình thành kiến thức mới và luyện tập vận dụng trong SGK Lịch sử – Địa lí 8 trang 26, 27, 28.

Lịch sử lớp 8 bài 4 Xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh Nguyễn được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác, là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Lịch sử – Địa lý 8 Chân trời sáng tạo.

Giải câu hỏi phần Hình thành kiến thức mới Sử 8 Bài 4

1. Sự ra đời của Vương triều Mạc

Câu hỏi trang 26

Em hãy cho biết những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc

Trả lời:

– Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái:

+ Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra.

+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.

– Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.

– Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc (sử gọi là Bắc triều).

2. Các cuộc xung đột Nam – Bắc triều; Trịnh – Nguyễn

Câu hỏi trang 27

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy giải thích nguyên nhân làm bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.

Trả lời:

– Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều:

+ Nhà Mạc được thành lập nhưng một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê ra sức chống lại nhằm khôi phục lại vương triều này.

+ Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) đã đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, đối đầu với nhà Mạc (sử gọi là Nam triều).

=> Năm 1533 xung đột Nam – Bắc triều xảy ra, kéo dài đến năm 1592 mới chấm dứt, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa – Nghệ An.

Tham khảo thêm:   Kinh nghiệm du lịch bụi tại Phước Hải - Vũng Tàu

– Nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh – Nguyễn:

+ Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm.

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.

+ Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.

=> Xung đột Trịnh – Nguyễn bùng nổ vào năm 1627, kéo dài đến năm 1672 mới chấm dứt.

3. Hệ quả xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn

Câu hỏi trang 27

Em hãy cho biết xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn đã gây nên hệ quả gì?

Trả lời:

– Hệ quả về chính trị:

+ Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm. Từ năm 1672, sông Gianh trở thành ranh giới chia cắt Đại Việt thành hai đàng: Đàng Ngoài (từ Sông Gianh trở ra bắc) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản; Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào nam) do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.

+ Hình thành cục diện “một cung vua – hai phủ chúa” (cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).

– Hệ quả về kinh tế – xã hội:

+ Trong thời gian diễn ra chiến sự, hoạt động kinh tế của đất nước bị tàn phá.

+ Đời sống nhân dân khốn khổ (đặc biệt ở vùng xảy ra chiến sự).

– Hệ quả về lãnh thổ, lãnh hải:

+ Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía Nam

+ Chính quyền chúa Nguyễn triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 8 Bài 4

Luyện tập

Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu của chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ. Em hiểu gì về cụm từ “Vua Lê – chúa Trịnh”; “chúa Nguyễn”; “Đàng Trong – Đàng Ngoài”?

Trả lời:

– Biểu hiện cho thấy sự suy yếu của chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ:

+ Trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng trên thực tế chỉ là “con rối” trong tay họ Trịnh.

+ Họ Trịnh xưng vương, lập vương phủ ngay bên cạnh triều đình vua Lê và thâu tóm toàn bộ quyền hành.

– Giải thích thuật ngữ:

+ “Vua Lê – chúa Trịnh”: chính quyền trung ương thời Lê trung hưng, trong đó, vua Lê vẫn là người đứng đầu nhưng quyền lực thực tế nằm trong tay chúa Trịnh.

+ “Chúa Nguyễn”: chính quyền của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp tất cả các cách huấn luyện chó từ A-Z tại nhà

+ “Đàng Trong – Đàng Ngoài”: Sau chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627 – 1672), hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến chia đôi đất nước, gọi là Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam) và Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc).

Vận dụng

Tìm hiểu thêm về di tích thành của nhà Mạc, đặc biệt ở Cao Bằng, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) giới thiệu về di tích đó.

Trả lời:

(*) Tham khảo: Giới thiệu di tích thành nhà Mạc ở Lạng Sơn

Gợi ý 1

Thành Nhà Mạc Lạng Sơn nằm trong khu vực phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn đã được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia và được đầu tư, tôn tạo nhằm phục vụ khách du lịch và người dân quanh vùng tham quan, vãn cảnh.

Dấu tích của thành Nhà Mạc Lạng Sơn hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi, từ chân núi dẫn lên cổng thành hơn 100 bậc tam cấp được xây dựng để tạo thuận lợi cho du khách lên tham quan. Vào tới trong thành là một khu đất trống rộng hàng trăm m2; bao xung quanh ngoài những đoạn tường thành có 3 đỉnh núi cao hàng chục mét. Để du khách lên các đỉnh núi thăm quan, ngắm cảnh là hàng trăm bậc thang được xây dựng uốn lượn, do vậy đây là một địa điểm lý tưởng để cho du khách và người dân tham quan, vãn cảnh.

Vào những ngày lễ, tết, ngày nghỉ lượng du khách về đây tham quan tương đối đông, một phần do vị trí của di tích thuận tiện nằm trong quần thể Di tích núi Tô Thị, Động Tam Thanh, Nhị Thanh, một phần vì sự độc đáo của danh thắng này nên không chỉ du khách phương xa mà các bạn trẻ trong vùng và người dân sinh sống xung quanh danh thắng cũng chọn nơi đây là điểm dã ngoại.

Gợi ý 2 

Thành nhà Mạc còn có tên gọi khác là thành Tuyên Quang nhưng cho đến nay chưa thấy có tài liệu cổ sử nào nhắc đến sự ra đời của thành Tuyên Quang vào thời Mạc – thế kỷ XVI, mà chỉ dựa trên cơ sở những hiện vật tại thành như: Gạch vồ (gạch đặc trưng của thời Mạc – thế kỷ XVI), súng thần công, đồ gốm v.v… và ghi chép những đợt tu sửa thành vào thời Nguyễn. Thành Tuyên Quang được xây dựng với mục đích vừa là chỉ huy sở, vừa là đài quan sát. Xung quanh thành có hệ thống đồn ngoại vi.

Đến thời Nguyễn, thành mới được xây dựng lại cho phù hợp với chức năng quân sự và hành chính, được triều Nguyễn coi trọng là tòa thành trấn giữ mạn Bắc, che chở cho kinh thành Thăng Long:

“An biên viễn sứ Ưu Kim Ngọc
Tuyên Quang vạn thuở trấn Thăng Long”

(An Biên là nơi xa xôi có nhiều vàng ngọc quý
Thành Tuyên từ trước đến giờ trấn giữ kinh thành Thăng Long).

Suốt thời Nguyễn, thành Tuyên Quang được sử dụng làm cơ sở cho bộ máy quan lại phong kiến đương triều. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã cho tu sửa lại nhiều phần cho phù hợp với chức năng quân sự và hành chính. Đồng thời với việc đổi tên xứ Tuyên Quang thành tỉnh Tuyên Quang, tòa thành nhà Mạc xưa cũng được mang tên là thành Tuyên Quang (còn gọi là thành Tuyên). Yêu cầu tu bổ, gia cố thành Tuyên Quang được bắt nguồn từ thực tế của vùng đất Tuyên Quang với vị trí là nơi biên viễn có ý nghĩa quốc phòng, đồng thời cũng nhằm trấn áp những cuộc khởi nghĩa của nông dân. Thành tuy được xây dựng lại vào thời Nguyễn nhưng vẫn kế thừa rất nhiều đặc điểm của thành thời Mạc: Hình dáng, vị trí, cấu tạo. Cổng thành thời Nguyễn còn sử dụng rất nhiều gạch vồ của thời Mạc (thế kỷ XVI).

Tham khảo thêm:   Trật tự tính từ trong tiếng Anh Lý thuyết & Bài tập trật tự tính từ

Thành Tuyên Quang thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật, là một trong những di tích thành luỹ giai đoạn nửa cuối thế kỷ thứ XVI. Đây cũng là nơi đã diễn ra nhiều trận đánh chống quân triều đình nhà Nguyễn của các cuộc khởi nghĩa nông dân; các trận đánh Pháp của liên quân Việt – Trung; đánh phát xít Nhật giành chính quyền cách mạng, mít tinh chào mừng ngày giải phóng thị xã tháng 8 năm 1945; nơi đặt Tổng trạm tù binh Pháp trao trả cho Chính phủ Pháp sau chiến thắng Điện Biên Phủ; nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với nhân dân Tuyên Quang khi Người về thăm Tuyên Quang sau 6 năm xa cách kể từ khi rời căn cứ địa về tiếp quản thủ đô Hà Nội.

Đây là một trong số ít toà thành còn lại trong cả nước. Tuy không còn nguyên vẹn, nhưng thành Tuyên Quang còn giữ lại được những phần cơ bản của một toà thành quân sự, hành chính của chế độ phong kiến Việt Nam, đó là dấu tích vô cùng có ý nghĩa đối với vùng đất được gọi là “Phên dậu của kinh thành Thăng Long”, là “bức thành thép của quốc gia” như rất nhiều sử gia đã nhận xét.

Cho đến nay, Thành Tuyên Quang là một biểu tượng của lịch sử vùng đất Tuyên Quang, là một trong số ít tòa thành còn lại trong cả nước. Sau khi được công nhận là di tích lịch sử – văn hoá cấp Quốc gia, di tích đã được Chính phủ phê duyệt phục hồi, bảo tồn, tôn tạo nhằm phát huy tác dụng giáo dục, nghiên cứu. Tại khu di tích đang được triển khai phục dựng, tu bổ một số hạng mục như hai cổng thành, 140m tường thành còn lại.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 8 Bài 4: Xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh Nguyễn Soạn Sử 8 trang 26 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *