Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu phiếu đánh giá phân loại công chức lãnh đạo quản lý Phiếu đánh giá phân loại công chức năm 2023 (4 mẫu) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phiếu đánh giá phân loại công chức lãnh đạo quản lý là biểu mẫu rất quan trọng được tiến hành trước ngày 15/12 hàng năm. Chính vì vậy các công chức cần hoàn thiện phiếu đánh giá theo mẫu 02 Nghị định 90/2020/NĐ-CP.

Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức lãnh đạo quản lí được sử dụng trong các tổ chức, cơ quan để thực hiện quy trình đánh giá hiệu quả công tác và năng lực làm việc của công chức. Qua đó để đánh giá và đo lường sự đóng góp và thành tích của mỗi cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo quản lí đối với tổ chức. Vậy dưới đây là 4 mẫu phiếu đánh giá công chức lãnh đạo quản lí và cách viết chi tiết nhất mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phiếu đánh giá viên chức, phiếu đánh giá viên chức giáo viên.

Phiếu đánh giá phân loại công chức theo Nghị định 90 – Mẫu 1

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC

Năm …………..

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………..

Chức vụ, chức danh: ……………………………………………………………………………….

Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………………….

I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Chính trị tư tưởng:

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

2. Đạo đức, lối sống:

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

3. Tác phong, lề lối làm việc:

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

4. Ý thức tổ chức kỷ luật:

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỷ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc):

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

6. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp (đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp):

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỷ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc):

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

9. Năng lực tập hợp, đoàn kết:

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG

1. Tự nhận xét ưu, khuyết điểm

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

2. Tự xếp loại chất lượng:

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

….., ngày….tháng….năm….

NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT
(Ký, ghi rõ họ tên)

III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

….., ngày….tháng….năm….
NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC

1. Nhận xét ưu, khuyết điểm:

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng:

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

3. Nhận định chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ:

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

….., ngày….tháng….năm….
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Phiếu nhận xét đánh giá công chức lãnh đạo – Mẫu 2

PHÒNG GD&ĐT …………
TRƯỜNG THCS ……………
______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________

PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC
Năm 20…….. – 20…………

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………………

Chức vụ, chức danh:……………………………………………………………………………………

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………………..

Ngạch công chức: …………. Bậc:…………… Hệ số lương:…………………………..

I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA CÔNG CHỨC

1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước:…………………………………………………………………………………………………………

2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc:

…………………………………………………………………………………………………………………

3. Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

…………………………………………………………………………………………………………………

4. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

…………………………………………………………………………………………………………………

5. Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ:

…………………………………………………………………………………………………………………

6. Thái độ phục vụ nhân dân:

…………………………………………………………………………………………………………………

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý:

…………………………………………………………………………………………………………………

8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:

…………………………………………………………………………………………………………………

9. Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức:

…………………………………………………………………………………………………………………

II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA CÔNG CHỨC

1. Đánh giá ưu, nhược điểm:

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

2. Phân loại đánh giá:

(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ)

…………………………………………………………………………………………………………………

Ngày….tháng….năm 20…

Công chức tự đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)

III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ VÀ LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP QUẢN LÝ CÔNG CHỨC

1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi công chức công tác:

…………………………………………………………………………………………………………………

2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp quản lý công chức:

…………………………………………………………………………………………………………………

Ngày….tháng….năm 20…

Thủ trưởng trực tiếp đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN

1. Nhận xét ưu, nhược điểm:

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

2. Kết quả đánh giá, phân loại công chức:

(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ)

…………………………………………………………………………………………………………………

Ngày….tháng….năm 20…

Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Phiếu đánh giá phân loại công chức lãnh đạo quản lý – Mẫu 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC
ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

Tham khảo thêm:   8 công dụng ấn tượng của bí đỏ và những lưu ý khi ăn bí đỏ

Năm ………..

Họ và tên: …………………………………….. Số hiệu công chức:……………………………………..

Chức vụ, công việc được giao:…………. …………………………………………………………………

Đơn vị công tác:……………………………… ………………………………………………………………..

Ngạch công chức: …………………… Bậc: …………………….. Hệ số:……………………………..

I. TỰ NHẬN XÉT KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN:

1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước:

– Học tập nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ…. khóa….. về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo.

– Học tập, nghiên cứu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

– Từ việc học tập các nội dung nêu trên, bản thân đã gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương.

– Trong thực hiện nhiệm vụ được giao, luôn căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật để làm căn cứ cho các quyết định.

2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

a) Về phẩm chất chính trị:

– Tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa và con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.

– Chấp hành và thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Kiên định và tin tưởng tuyệt đối vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

b) Về đạo đức:

– Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác với thái độ làm việc tận tình, trung thực, cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.

– Đấu tranh trước những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, bè phái gây mất đoàn kết nội bộ.

c) Về lối sống:

– Luôn thực hiện nghiêm túc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và coi đó là việc tu dưỡng, rèn luyện bản thân thường xuyên trong công tác cung như trong đời sống hằng ngày

– Bản thân luôn có lối sống cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình để ngày càng hoàn thiện bản thân.

d) Về tác phong công tác, lề lối làm việc:

– Luôn giao tiếp, ứng xử đúng mực khi tiếp xúc với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh. Có tác phong làm việc khoa học, đúng giờ, thể hiện tinh thần tự phê bình và phê bình đúng mực, luôn coi trọng tính dân chủ – kỷ cương và luôn tạo cơ hội, giúp đỡ cán bộ, giáo viên cùng tiến bộ. Có quan hệ tốt trong gia đình và quần chúng nơi cư trú.

– Luôn phát huy quyền làm chủ của viên chức trong đơn vị trên nguyên tắc tập trung dân chủ.

– Tác phong, lề lối làm việc nghiêm túc.

3. Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

– Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Tích cực học tập nâng cao trình độ quản lí, trình độ chính trị, trình độ chuyên môn. Cải tiến phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được nhà trường và cấp trên giao.

4. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

– Thực hiện nhiệm vụ của bản thân dựa trên kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể. Từ đó bảo đảm đúng tiến độ đã đặt ra.

– Chất lượng thực hiện công việc tốt, đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý của đơn vị, đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

– Thành tích đạt được trong những năm qua: Chiến sĩ thi đua cơ sở, chiến sĩ thi đua cấp thành phó, bằng khen của UBND thành phố, đơn vị đạt lao động xuất sắc.

* Tồn tại: Trong một số hoạt động chưa đạt được kết quả cao như: công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm đội ngũ giáo viên, Các phong trào thi đua chưa đi vào chiều sâu.

5. Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ:

– Luôn tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường. Trong quản lý và tổ chức thực hiện đều hướng mọi hoạt động của nhà trường vào mục tiêu nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh, nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ. Luôn động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường tích cực tham gia phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

– Luôn đề cao việc phối hợp các ban ngành đoàn thể, các bộ phận trong nhà trường, chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động của nhà trường.

6. Thái độ phục vụ nhân dân:

– Thái độ phục vụ nhân dân đúng mực và giải quyết mọi tình huống hợp lý, có tính thuyết phục, không gây phiền hà.

7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý:

– Hoàn thành những nhiệm vu trọng tâm do Sở GD-ĐT thành phố giao chỉ tiêu đầu năm.

– Thực hiện những báo cáo kịp thời đối với cơ quan cấp trên.

– Chất lượng hai mặt giáo dục cao hơn so với năm học trước, phong trào học sinh giỏi đạt tỷ lệ cao, công tác nghiên cứu khoa học trong học sinh đạt kết quả tốt.

– Chi bộ trường đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu.

8. Năng lực lãnh đạo, quản lý

– Phân công nhiệm vụ cho cấp dưới căn cứ vào năng lực, trình độ và tính phù hợp, sở trường của từng người, phù hợp với công việc được giao.

– Tạo mối đoàn kết, hỗ trợ trong công tác của công chức, viên chức trong đơn vị.

9. Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức, viên chức

– Lãnh đạo thực hiện mọi nhiệm vụ trên nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy quyền làm chủ của toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị, xây dựng khối đại đoàn kết giữa các bộ phận, tổ chức trong nhà trường.

Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ trang 76 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 - Luyện từ và câu Tuần 25

II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC

– Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

……., ngày…tháng..năm…

Người tự nhận xét
(Ký và ghi rõ họ tên)

III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ

1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi công chức công tác:

……………………………………………………… ………………………………………………………

……………………………………………………… ………………………………………………………

2. Nhận xét của Thủ trưởng trực tiếp quản lý công chức:

……………………………………………………… ………………………………………………………

……………………………………………………… ………………………………………………………

………….., ngày…tháng…năm….

Thủ trưởng trực tiếp đánh giá

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC (theo thẩm quyền được phân cấp)

1. Nhận xét ưu, nhược điểm

……………………………………………………… ………………………………………………………

……………………………………………………… ………………………………………………………

2. Đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ:

a. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

b. Hoàn thành tốt nhiệm vụ,

c. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;

d. Không hoàn thành nhiệm vụ.

Kết quả đánh giá công chức: …………….. ……………………………………………………..

…….., ngày…tháng…năm………..

Thủ trưởng đơn vị

Cách viết mẫu phiếu đánh giá công chức lãnh đạo quản lí

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC

Năm …………..

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………..

Chức vụ, chức danh: ……………………………………………………………………………….

Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………………….

I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Chính trị tư tưởng:

  • Chấp hành tốt chủ chương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng đề ra. Chính sách pháp luật của nhà nước.
  • Tích cực học tập tự rèn luyện bồi dưỡng, nâng cao nhân thức về chính trị và năng lực công tác.
  • Tích cực tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước.
  • Tích cực đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng, tăng cường sự tin tưởng của nhân dân vào các cơ quan lãnh đạo nhà nước.

2. Đạo đức, lối sống:

 Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác với thái độ làm việc tận tình, trung thực, cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư 

3. Tác phong, lề lối làm việc:

– Luôn giao tiếp, ứng xử đúng mực khi tiếp xúc với đồng nghiệp; làm việc khoa học, đúng giờ, thể hiện tinh thần tự phê bình và phê bình đúng mực 

– Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ.

– Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc.

– Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.

– Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ.

4. Ý thức tổ chức kỷ luật:

– Chấp hành sự phân công của Ban, cơ quan, tổ chức đoàn thể.

– Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan.

– Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỷ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc):

Luôn phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ,chấp hành thực hiện theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Luôn thể hiện tính trách nhiệm, tích cực tận tụy với công việc. 

6. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp (đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp):

Đúng mực và giải quyết mọi tình huống hợp lý, có tính thuyết phục, không gây phiền hà. 

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỷ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc):

  • Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm: Hoàn thành mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp trên giao trong năm, đạt được những kết quả khả quan…
  • Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách: Thỉnh thoảng vẫn còn chưa tập trung vào công việc dẫn đến còn xảy ra một số sai sót nhỏ…

8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

9. Năng lực tập hợp, đoàn kết:

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG

1. Tự nhận xét ưu, khuyết điểm

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

2. Tự xếp loại chất lượng:

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

….., ngày….tháng….năm….

NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT
(Ký, ghi rõ họ tên)

III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

….., ngày….tháng….năm….
NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC

1. Nhận xét ưu, khuyết điểm:

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng:

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

3. Nhận định chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ:

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

….., ngày….tháng….năm….
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn đánh giá công chức lãnh đạo

Theo Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, nội dung đánh giá công chức cũng được bổ sung, sửa đổi theo hướng cụ thể, chi tiết và thuận lợi hơn:

Một là, trước đây chỉ nêu “Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ” chung chung thì nay đã sửa đổi thành là “Theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; Tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ, phải gắn với vị trí việc làm, thông qua công việc, sản phẩm cụ thể”.

Quy định này đã được sửa theo hướng cụ thể hơn, nhấn mạnh việc đánh giá công chức theo vị trí việc làm, thông qua công việc, sản phẩm cụ thể cũng như chất lượng thực hiện công việc. Qua đó, thống nhất với quy định tiến tới sẽ thực hiện trả lương theo vị trí việc làm.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả quả xoài mà em yêu thích Dàn ý & 8 bài Tả một loại trái cây mà em yêu thích

Hai là, bổ sung thêm nội dung đánh giá dựa vào “thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp”.

Có thể thấy, trong tình hình nước ta đang tăng cường mọi biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì việc bổ sung quy định này là hoàn toàn phù hợp. Nó không chỉ phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước và thật sự giúp loại bỏ những công chức có biểu hiện tham nhũng.

Ba là, với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, Luật sửa đổi cũng bổ sung thêm nội dung đánh giá mới:

– Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách;

– Tiến độ, chất lượng các công việc được giao.

Như vậy, có thể thấy, sắp tới đây, công chức sẽ được đánh giá một cách toàn diện hơn, dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.

Trình tự đánh giá phân loại công chức lãnh đạo quản lý

1. Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:

a) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng

Công chức làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Nhận xét, đánh giá công chức

Tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức.

Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.

Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.

d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức

Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan có thẩm quyền đánh giá tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại điếm b, điểm c khoản này và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.

Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với công chức.

đ) Cấp có thẩm quyền đánh giá công chức thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.

2. Đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu:

a) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng

Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Nhận xét, đánh giá công chức

Tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức.

Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc toàn thể công chức của đơn vị cấu thành nơi công chức công tác trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành.

Trường hợp công chức là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.

Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác đối với cấp phó của người đứng đầu.

d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức

Đối với công chức là cấp phó của người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b, điểm c khoản này và tài liệu liên quan (nếu có) để quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.

Đối với công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b khoản này quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.

đ) Cấp có thẩm quyền đánh giá thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu phiếu đánh giá phân loại công chức lãnh đạo quản lý Phiếu đánh giá phân loại công chức năm 2023 (4 mẫu) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *