Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 cấu trúc mới (Có đáp án) 32 đề thi học sinh giỏi Văn lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 cấu trúc mới gồm 32 đề thi, có đáp án và hướng dẫn chấm kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, ôn tập, luyện giải đề thật thành thạo, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn rất nhiều.

Với 32 Đề thi học sinh giỏi Văn 6, còn giúp thầy cô tham khảo, giao đề ôn tập cho học sinh của mình, để bổ trợ kiến thức, giúp các em tự tin hơn khi bước vào kỳ thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 năm học 2023 – 2024. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm 30 đề ôn thi học sinh giỏi Khoa học tự nhiên 6. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 6 cấu trúc mới

PHẦN I: (10 điểm) Đọc đoạn thơ sau:

Ru hoa, mẹ hát theo mùa
Cái hoa khép mở tựa hồ mắt con
Mẹ quen chân lấm tay bùn
Lấy đâu hoa quế, hoa hồng mà ru.
Dẫu yêu hoa mận, hoa mơ,
Cái liềm kéo áo, cái bừa níu chân.
Ba cữ rét mấy tuần xuân
Mẹ đem hoa lúa kết thành lời ru.
Sen mùa hạ, cúc mùa thu
Hoa đồng cỏ nội, bốn mùa gọi con.

(Trích Ru hoa – Ngô Văn Phú, NXB Hội nhà văn 2007, trang 113)

1. Xác định thể thơ và cho biết nội dung của đoạn thơ trên?

Tham khảo thêm:  

2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chính trong hai câu thơ sau:

Dẫu yêu hoa mận, hoa mơ,
Cái liềm kéo áo, cái bừa níu chân.

3. Có ý kiến cho rằng: “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và là nơi tình yêu không bao giờ kết thúc”. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với mỗi con người.

PHẦN II: (10 điểm)

Trong mơ, em được gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Văn 6

A. YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được yêu cầu chấm và nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm toàn bài tính lẻ đến 0,5 điểm.

B. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu

Nội dung

Điểm

PHẦN I

10,0

1

– Thể thơ lục bát

– Nội dung chính của đoạn thơ: Nói lên công lao to lớn của người mẹ dành cho con; không ngại gian khó để lo cho con có một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc…

0,5

1,0

2

– Sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ

– Tác dụng: gợi hình ảnh người mẹ vất vả, chịu thương chịu khó với công việc đồng áng ….; gợi cảm xúc yêu thương, trân trọng đối với mẹ kính yêu …

0,5

2,0

3

– Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội; Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; Vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ lý lẽ, dẫn chứng; Không sai các lỗi cơ bản về chính tả, dùng từ, câu,…

– Định hướng về nội dung:

+ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của gia đình đối với mỗi con người

+ Vai trò của gia đình:

. Gia đình là nơi những con người cùng huyết thống chung sống dưới một mái nhà, là nơi con người khôn lớn, phát triển cả về thể chất, tâm hồn,..

. Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp con người rèn luyện những đức tính tốt đẹp, …

. Gia đình là cái nôi đầu tiên nâng đỡ con người,…

+ Mở rộng: Trong cuộc sống vẫn còn có những người chưa nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, sống vô tâm, thờ ơ, đối xử không tốt với ông bà, cha mẹ, anh em, … cần phê phán…

+ Bài học cho bản thân: Hãy luôn yêu thương những thành viên trong gia đình, dù ở bất cứ nơi đâu vẫn luôn hướng về gia đình, …

1,0

1,0

2,0

1,0

1,0

PHẦN II

10,0

Đảm bảo cấu trúc bài văn, có đủ 3 phần mở – thân – kết bài.

1,0

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt

1,0

Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu

2,0

Định hướng nội dung:

– Mở bài: Giới thiệu thời gian, không gian gặp gỡ nhân vật

– Thân bài: diễn biến cuộc gặp gỡ

+ Miêu tả được chân dung của nhân vật cổ tích ( nhân vật phải được bộc lộ tính cách thông qua các hoạt động ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng)

+ Xây dựng được những chi tiết, hình ảnh đẹp và thật ấn tượng về cuộc gặp gỡ

+ Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về nhân vật.

– Kết bài: nêu ấn tượng vê nhân vật.

1,0

4,0

1,0

….

Tham khảo thêm:   Sinh con năm 2022 tháng nào tốt đẹp, hợp tuổi bố mẹ nhất?

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 cấu trúc mới (Có đáp án) 32 đề thi học sinh giỏi Văn lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *