Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 7 Bài 8: Quản lí tiền Giáo dục công dân lớp 7 trang 44 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 trang 44, 45, 46, 47, 48, 49 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 8: Quản lí tiền.

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần Khám phá, Luyện tập, Vận dụng của bài 8 trong sách giáo khoa GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Giáo dục công dân 7 cho học sinh của mình theo sách mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Mở đầu GDCD 7 Kết nối tri thức bài 8

Giả định em đang có 200.000 đồng, hãy đưa ra phương án chi tiêu của mình với khoản tiền này và giải thích vì sao em lựa chọn như vậy?

Trả lời

– Nếu em có 200 000 đồng, em sẽ chia làm hai phần.

  • 100.000 đồng, em để dành cho những dịp cần thiết hoặc đột xuất như tặng quà bạn, xe hỏng,…
  • 100 000 đồng, em sẽ mua quyển sách mà em yêu thích.

Khám phá GDCD 7 Kết nối tri thức bài 8

Em hãy đọc trường hợp dưới đây và Câu hỏi:

a) Em có nhận xét gì về việc quản lí tiền của Thủy?

b) Theo em, việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

Trả lời

a) Việc quản lý tiền của Thúy rất hợp lí và khoa học. Thúy chỉ tiêu tiền cho những việc thực sự cần thiết và biết kiếm thêm tiền bằng những việc phù hợp với năng lực của bản thân.

b) Quản lí tiền hiệu quả giúp em rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình,… để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận câu nói Một quyển sách tốt là một người bạn hiền Dàn ý & 6 bài văn mẫu lớp 12 hay nhất

Luyện tập GDCD 7 Kết nối tri thức bài 8

Luyện tập 1

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc

b) Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết.

c) Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.

d) Biết quản lí tiền sẽ có một cuộc sống đủ đầy.

Trả lời

a) Không đồng ý. Học sinh ngoài vấn đề học tập cũng nên quan tâm đến tiền bạc vì nó thực sự rất cần thiết. Nếu học sinh biết cách quản lí tiền bạc từ sớm sẽ giúp san sẻ gánh nặng cho gia đình, trang bị được một kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sau này.

b) Không đồng ý. Bởi vì học sinh nên giữ tiền nhưng phải cẩn thận và chi tiêu một cách hợp lí đề phòng lúc cần thiết mà không có người lớn ở bên sẽ rất bất tiện.

c) Không đồng ý. Mọi người đều cần biết cách tiết kiệm tiền. Vì tiết kiệm tiền giúp ta chi tiêu hợp lí, khoa học và giành được một khoản tiền cho những lúc có sự cố đột xuất.

d) Đồng ý. Biết quản lí tiền sẽ giúp ta không cần phải lo lắng việc thiếu thốn chi tiêu.

Luyện tập 2

Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?

a) Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua quấn truyện yêu thích.

b) Ngay tuần đầu tiên, H đã dùng hết số tiền mẹ cho để chi tiêu trong cả tháng. Bạn hỏi xin thêm nhưng mẹ từ chối.

c) Tháng nào, Q cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định.

d) B có thói quen ghi ra giấy những thứ cần mua trước khi đi chợ.

Trả lời

a) K biết tiết kiệm tiền nhưng cách tiết kiệm này không hợp lí. Bởi vì bữa sáng rất quan trọng. Nếu nhịn ăn nhiều ngày sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho cơ thể.

b) H chi tiêu không hợp lí, khoa học và không biết tiết kiệm, đã chi tiêu vượt quá số tiền mà mẹ cho.

Tham khảo thêm:   Vật lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí Soạn Lý 10 trang 12 sách Kết nối tri thức

c) Q là người đặt ra mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền hiệu quả

d) B là người rất cẩn thận trong chi tiêu. Việc ghi chép ra giấy những thứ cần mua trước khi đi chợ sẽ giúp B cân đối được việc chi tiết, mua đủ những thứ cần thiết và không tiêu xài vào những thứ linh tinh.

Luyện tập 3

Xử lí tình huống:

a) M muốn mua một quả bóng đá giá 100000 đồng nhưng chỉ có 40000 đồng .M hỏi vay Q 60000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q chơi cùng.

Nếu là Q, em sẽ xử lí thế nào? Vì sao?

b) N vui mừng khoe với các bạn rằng mình vừa được thưởng 200000 đồng vì thành tích học tập và tích cực phụ giúp mẹ ở xưởng may tuần vừa rồi. Thấy vậy, các bạn muốn N mua kem khao cả nhóm. N lúng túng vì muốn dùng tiền để mua quà tặng bà ngoại và truyện tranh cho em gái.

Theo em, N nên xử sự thế nào

Trả lời

a) Nếu là Q:

– Trường hợp 1: Nếu M là một bạn biết giữ chữ tín, em sẽ cho bạn vay tiền nhưng yêu cầu bạn trả đúng thời gian đã hẹn.

– Trường hợp 2: Nếu M là người thường hay chi tiêu hoang phí, thì em sẽ không đồng ý cho M vay tiền và khuyên nhủ bạn nên biết cách tiết kiệm tiền, đừng tiêu vào những thứ không cần thiết.

b) Theo em, N nên nói rõ mục đích của việc sử dụng số tiền đó với các bạn.

Luyện tập 4

Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng 3 người bạn thân. Em sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm.

Trả lời:

Em sẽ cùng các bạn mua đồ về tự làm bánh, làm nước trái cây, như vậy vừa tiết kiệm vừa có những kỉ niệm đẹp giữa các bạn.

Vận dụng GDCD 7 Kết nối tri thức bài 8

Vận dụng 1

Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch kinh doanh tại hội chợ do lớp tổ chức nhằm gây quỹ từ thiện.

Trả lời:

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây

Kế hoạch bán nước trái cây tại hội chợ của trường ngày 26/3!

Tham khảo thêm:   Vật lí 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều Soạn Lý 9 trang 76, 77, 78

– Thành viên thực hiện:

1. Nguyễn Mai Anh

2. Trần Mai Trang

3. Dương Thu Huyền

4. Trần Thu Phương.

– Mặt hàng sẽ bán: nước ép trái cây

– Những đồ dùng/ vật dụng cần chuẩn bị:

  • Dụng cụ: Dao, máy ép hoa quả, máy vắt cam, cốc giấy, găng tay, giấy ăn, thùng đựng đá giữ nhiệt…
  • Nguyên liệu: dưa hấu, cam, dứa, đá lạnh

– Phân công chuẩn bị:

Dụng cụ hoặc nguyên liệu

Số lượng cần

Mua/ Tự chuẩn bị (mang từ nhà đi)

Thành viên

đảm nhiệm

Mua

Tự chuẩn bị

Máy ép hoa quả

2 chiếc

X

Mai Anh

Máy vắt cam

1 chiếc

X

Cốc giấy 200ml

100 chiếc

X

Găng tay ni-lông

1 hộp

X

Mai Trang

Dao gọt hoa quả

3

X

Thùng đựng đá giữ nhiệt

1 thùng

X

Giấy ăn

2 hộp

X

Thu Huyền

Dưa hấu

15 kg

X

Cam

10 kg

X

Dứa

10 kg

X

Thu Phương

Đá lạnh

3 bịch

X

– Dự trù kinh phí thực hiện:

Dụng cụ hoặc nguyên liệu

Số lượng

Đơn giá dự kiến

Chi phí dự kiến

Thành viên

đảm nhiệm

Cốc giấy 200ml

100 chiếc

60.000/ 100 chiếc

60.000

Mai Anh

Găng tay ni-lông

1 hộp

10.000/ hộp

10.000

Mai Trang

Giấy ăn

2 hộp

20.000/ hộp

40.000

Thu Huyền

Dưa hấu

15 kg

10.000/ kg

150.000

Cam

10 kg

10.000/ kg

100.000

Dứa

10 kg

15.000/kg

150.000

Thu Phương

Đá lạnh

3 bịch

10.000/ bịch

30.000

Tổng

540.000

– Dự kiến giá bán sản phẩm:

  • Nước ép dưa hấu – 20.000/ ly.
  • Nước ép dứa – 30.000/ ly
  • Nước ép cam – 20.000/ ly.

Đánh giá kết quả thực hiện: ………………………………………………………..

Vận dụng 2

Em hãy lập kế hoạch thực hiện mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền trong một thời gian nhất định và chia sẻ với bố mẹ và các bạn:

Trả lời:

Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây:

– Xác định khoản tiền muốn tiết kiệm: 1.000.000 đồng (một triệu đồng).

– Mục đích tiết kiệm: mua sách tham khảo, đồ dùng học tập, làm từ thiện.

– Thời gian thực hiện: 3 tháng.

– Cách thực hiện:

  • Tiết kiệm tiền tiêu vặt mà bố mẹ cho hằng tháng.
  • Làm cộng tác viên viết bài cho các trang web học tập/ viết bài cho báo Hoa học trò hay tạp chí Văn học và Tuổi trẻ…
  • Thu gom phế liệu (giấy vụn, lon bia, chai nhựa…).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 7 Bài 8: Quản lí tiền Giáo dục công dân lớp 7 trang 44 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *