Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển – Đảo Soạn Địa 9 trang 139 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển – Đảo là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và câu hỏi bài tập trang 139 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Địa lý 9 trang 139 giúp các em hiểu được tình hình phát biển đảo và sự phát triển kinh tế biển. Soạn Địa lí 9 bài 38 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Địa 9 Bài 38 Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển – Đảo, mời các bạn cùng tải tại đây.

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 38

1. Biển và đảo Việt Nam

a) Vùng biển nước ta.

– Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.

– Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

– Cả nước có 28 (trong số 63) tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.

b) Các đảo và quần đảo.

– Vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ.

+ Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

+ Các đảo lớn có dân cư khá đông: Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Lí Sơn.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 2: Skills 2 Soạn Anh 7 trang 24, 25 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

+ Các đảo xa bờ: đảo Bạch Long Vĩ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

– Các đảo có nhiều tiềm năng du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

Nguồn tài nguyên biển – đảo nước ta phong phú tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển. Đồng thời phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.

a) Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

* Điều kiện phát triển:

– Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư…

– Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.

– Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,…và Thuận lợi phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

* Tình hình phát triển:

– Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

– Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.

* Phương hướng phát triển:

+ Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.

+ Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.

+ Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

b) Du lịch biển – đảo.

– Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, phong cảnh kỳ thú (vịnh Hạ Long), nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

– Du lịch biển được phát triển nhanh trong những năm gần đây.

– Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.

+ Nước ta có đường bờ biển dài và vùng biển rộng. Trong vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo. Nguồn tài nguyên biển – đảo phong phú tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển.

+ Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

+ Du lịch biển phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây.

Trả lời câu hỏi Địa 9 Bài 38

Câu hỏi trang 135

– Quan sát hình 38.1 (SGK trang 135), hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta.

Trả lời 

Vùng biển nước ta gồm các vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 10 món ăn ngon, dễ làm từ đậu hũ cho cho các chị em trổ tài

– Nội thủy: vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra.

– Lãnh hải: có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển; trên thực tế, đó là đường song song và cách đều đường cơ sở về phía biến 12 hải lí.

– Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước. Vùng tiếp giáp lãnh hải cũng được quy định là 12 hải lí. Trong vùng này, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp đế bảo vệ an ninh, kiếm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư,…

– Vùng đặc quyền kinh tế: tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. ơ vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không (như Công ước quốc tế về Luật Biển quy định).

– Thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biền thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bề ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy được tính cho đến 200 hải lí. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

Câu hỏi trang 137

– Tìm trên hình 38.2 (SGK trang 136) các đảo và quần đảo lớn ở nước ta.

Trả lời:

– Các đảo lớn: Phú Quốc (567km2), Cát Bà (khoảng 100km2)

– Các quần đảo lớn: Hoàng Sa, Trường Sa.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 38 trang 139

Câu 1

Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kỉnh tế biển?

Tham khảo thêm:   4 cách phân biệt giới tính đực cái ở mèo con bằng mắt thường

Gợi ý đáp án

Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển vì:

– Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển: nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển — đảo, dịch vụ giao thông vận tải biển. Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển mới khai thác hợp lí các nguồn lợi biển theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế — xã hội đất nước.

– Phát triển tổng hợp là phát triển có sự quan hệ chặt chẽ giữa nhiều ngành, sao cho sự phát triển của một ngành không gây tổn hại hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành khác.

– Môi trường biển không bị chia cắt. Bởi vậy một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.

– Môi trường đảo, do sự biệt lập nhất định của nó, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.

– Tạo ra cơ cấu kinh tế đa dạng, tạo nhiều việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.

Câu 2

Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản?

Gợi ý đáp án

Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển có vai trò quan trọng đối với ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:

– Tạo đầu ra lớn về các sản phẩm của ngành thủy sản, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành này.

– Thông qua chế biến làm tăng giá trị thủy sản, việc bảo quản và chuyên chở các sản phẩm thủy sản được thuận lợi hơn.

– Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy ngư nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Câu 3

Nêu tên một số bãi tắm và khu du lịch hiển ở nước ta (mà em biết) theo thứ tự từ Bắc vào Nam.

Gợi ý đáp án

– Bãi tắm: Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu,…

– Khu du lịch biển: Hạ Long, Đà Năng, Nha Trang, Vũng Tàu,…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển – Đảo Soạn Địa 9 trang 139 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *