Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Soạn Địa 9 trang 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Địa 9 Bài 1 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối bài Cộng đồng các dân tộc Việt Nam thuộc phần Địa lí dân cư.

Địa 9 bài 1 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.

Soạn Địa 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

  • Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 1
  • Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 1 
  • Lý thuyết Địa 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 1

Câu hỏi trang 4

– Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết.

Trả lời:

Ở các dân tộc thiểu số luôn có những sản phẩm thủ công đặc trưng mà con người nơi đó luôn gìn giữ và phát triển:

  • Dân tộc Mường, Thái, Dao, Mông,… có những sản phẩm thổ cẩm.
  • Hàng tơ lụa của dân tộc Chăm.
  • Đồ gốm của dân tộc Chăm.
  • Cồng, chiêng của dân tộc Ba-na, Ê-đê, Gia-rai.
  • Sản phẩm đan lát (tan lạt) của dân tộc Mường.
  • Sản phẩm từ gỗ của dân tộc Mường như khung cửi, con nước,…
Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 1 môn tiếng Anh lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 10 Đề thi giữa kì 1 Anh 7 Friends Plus, Explore English, Global Success (Có đáp án)

Những sản phẩm thủ công này gắn liền với những nét văn hoá đặc trưng và câu chuyện lịch sử được truyền lại từ thời cha ông của mỗi dân tộc khác nhau. Vì thế nên dù là cũng là một nghề tạo ra cùng loại sản phẩm nhưng mỗi sản phẩm của dân tộc khác nhau lại có những hoa văn, hoạ tiết khác nhau đặc trưng không thể nhầm lẫn.

Câu hỏi trang 5

– Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu ?

Trả lời

Dân tộc Việt (Kinh) phân bố khắp cả nước và tập trung chủ yếu hơn ở khu vực đồng bằng, trung du và duyên hải.

Câu hỏi trang 5

– Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu ?

Trả lời:

Các dân tộc ít người chỉ chiếm 13,8% phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

  • Ở vùng thấp: người Tày, Nùng tập trung nhiều ở tả ngạn sông Hồng.
  • Người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Mã.
  • Người Dao sống chủ yếu trên các sườn núi từ độ cao 700 đến 1000 m.
  • Người Mông sống trên các vùng núi cao.

Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 1

Câu 1

Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào ? Cho ví dụ.

Gợi ý đáp án

– Nước ta có 54 dân tộc.

– Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,…

– Ví dụ: người Gia – rai theo chế độ mẫu hệ, vợ chồng lấy nhau cư trú bên nhà vợ, con cái lấy họ mẹ; y phục người Ê – đê thường có màu chàm, hoa văn sặc sỡ,.

Câu 2

Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta

Gợi ý đáp án

– Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.

– Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ớ miền núi và trung du:

Tham khảo thêm:  

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tản ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 – 1000m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.

+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc cư trú thành từng vùng khá rõ rệt, người Ê – đê ở Đắk Lắk, người Gia – rai ở Kom Tum, và Gia Lai, người Cơ – ho chủ yếu ở Lâm Đồng,…

+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ – me. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là thành phố Hồ Chí Minh.

-Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Một số dân tộc ít người từ miền Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên.

Câu 3

Dựa vào bảng thông kê (trang 6 SGK) cho biết em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em dứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em ? Hãy kế một số nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc em.

Gợi ý đáp án

Dân tộc Kinh

– Đứng thứ 1 về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

– Địa bàn cư trú chủ yếu: ở khu vực đồng bằng, trung du và duyên hải.

– Một số nét văn hóa tiêu biểu:

  • Tết cổ truyền là Nguyên Đán.
  • Trang phục truyền thống là áo dài, nón lá.
  • Ngôn ngữ: tiếng Việt (tiếng phổ thông).
  • Món ăn đặc sản: Phở, bún chả, nem rán…
  • Hôn nhân một vợ, một chồng, cưới xin trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi và cưới vợ cho con.
  • Thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lão.
  • Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ.

Lý thuyết Địa 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

1. Các dân tộc ở Việt Nam

a. Thành phần

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023 - 2024 11 Đề thi Văn cuối kì 1 lớp 9 (Có ma trận, đáp án)

Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số (khoảng 86% dân số cả nước).

b. Đặc điểm

– Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán,…

– Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, tất cả cùng chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Người Việt:

  • Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.
  • Nhiều nghề thủ công đạt mức tinh xảo.
  • Lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học- kĩ thuật.

+ Các dân tộc ít người:

  • Trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống.
  • Có kinh nghiệm trong trồng cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.

+ Người Việt định cư nước ngoài:

  • Là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  • Gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.

2. Phân bố các dân tộc

2.1. Dân tộc kinh

Phân bố rộng khắp trên cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển.

2.2. Các dân tộc ít người

– Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

– Có sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa:

+ Trung du và miền núi Bắc bộ:

  • Vùng thấp: Tả ngạn sông Hồng: Tày, Nùng.
  • Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả: Thái, Mường.
  • Từ 700 đến 1000m: Người Dao.
  • Trên núi cao: Người Mông.

+ Trường Sơn-Tây Nguyên:

  • Kon Tum và Gia Lai: Ê đê, Đắk Lắk, Gia rai.
  • Lâm Đồng: Cơ ho,…

+ Duyên hải cực Nam Trung bộ và Nam Bộ:

  • Người Chăm, Khơ me sống đan xen với người Việt.
  • Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Soạn Địa 9 trang 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *