Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương Dàn ý & 9 bài văn mẫu hay nhất lớp 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương gồm 9 bài văn mẫu hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp, số phận của nhân vật Vũ Nương.

Vũ Nương

Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết nhưng phải chịu biết bao thiệt thòi, bất hạnh. Qua đó, còn thể hiện cái nhìn đồng cảm, xót thương trước số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để học tốt mônVăn 9.

Dàn ý Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, “Chuyện người con gái Nam Xương” và số phận bi kịch của Vũ Nương.

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp của Vũ Nương

  • Vũ Nương là cô gái xinh đẹp: tư dung tốt đẹp.
  • Là cô gái có đức tính tốt đẹp: thùy mị, nết na.

→ Khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ.

  • Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về.
  • Khi chồng ra trận: ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời.

→ Là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công – dung – ngôn – hạnh” đáng ngưỡng mộ.

→ Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp.

b. Số phận bi kịch của Vũ Nương

  • Nguyên nhân: khi chồng bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông.
  • Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh.

→ Người phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông trong gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh.

  • Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử.

→ Đau khổ, xót thương trước số phận bất hạnh của nàng sau những điều tốt đẹp nàng đã làm cho nhà chồng.

  • Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. → Đây được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: có hậu vì cuối cùng nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó; đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm.

3. Kết bài

Khẳng định lại số phận của Vũ Nương và giá trị của tác phẩm.

Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương – Mẫu 1

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm được đánh giá cao bởi sự đan xen hòa quyện giữa giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Nổi bật trong tác phẩm là một người phụ nữ đức hạnh, luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc nhưng bởi do những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt và sâu xa hơn là do chiến tranh gây ra đã khiến cái ước mơ bé nhỏ đó không trở thành hiện thực mà nó còn làm cho người phụ nữ đó rơi vào một tấn bi kịch không lối thoát. Người phụ nữ đó tên là Vũ Nương mang một nét tài sắc, nhưng lại mang một số phận đầy thảm thương, cay đắng.

Mở đầu tác phẩm, hình ảnh của Vũ Nương được tác giả thể hiện qua các câu văn biền ngẫu. Tác giả không nêu tư dung trước mà nêu phẩm giá, đức hạnh của người con gái đoan trang này. Đằng sau những câu văn tưởng chừng như thuật lại là một thái độ trân trọng ngợi ca. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, Vũ Nương lại được xuất hiện trong vẻ đẹp bình thường, giản dị, hoàn thiện, hoàn mỹ. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực trong xã hội phong kiến. Vũ Nương chính là hiện thân của vẻ đẹp truyền thống, muôn đời của người con gái Việt Nam. Chỉ bằng những miêu tả ngắn gọn, súc tích đã tạo lên một trường liên tưởng cho người đọc.

Xuất thân trong một gia đình nghèo, nhưng ở cô vẫn ánh lên bởi những phẩm chất cao quý mà không thấp hèn. Dù được gả vào một gia đình giàu có, nhưng không vì thế mà cô ham giàu sang, phú quý. Cuộc sống của cô trước và sau khi về nhà chồng vẫn thế, vẫn chăm chỉ làm lụng để không làm phụ lòng ai. Ai ai cũng đều yêu mến cô, ngay cả với mẹ chồng.

Vẻ đẹp của Vũ Nương không chỉ bởi nhan sắc bên ngoài, mà ngược lại nó lại được thể hiện rõ hơn qua phẩm chất, cách xử sự và tình cảm mà cô hết lòng dành cho gia đình nhỏ bé của mình.

Lấy chồng chẳng được bao lâu thì cô nghe tin chồng phải đi lính. Đây là tình huống đầu tiên mà tác giả đặt ra thử thách đối với cô. Không ham giàu sang phú quý, cô chỉ có một mong muốn nhỏ nhoi là được sống hạnh phúc bên gia đình. Khác hẳn với những người phụ nữ, mong muốn chồng đi lính để có thể thăng quan, tiến chức, nhưng Vũ Nương lại không muốn chồng ra chiến trường vì lo lắng cho an nguy của chồng. Lối nói ước lệ: “Nhìn trăng soi …đất thú” để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ luôn lo lắng cho phu quân của mình. Đi lính ra chiến trường thì lành ít dữ nhiều. Ở đây, vẻ đẹp của Vũ Nương được ánh lên thông qua một tâm hồn trong sáng, không quen công danh, một người chỉ luôn hướng về chồng, lo lắng cho chồng và hết mực yêu thương.

Không chỉ đối với chồng, ngay cả đối với mẹ chồng cô cũng thực hiện tốt nghĩa vụ của một người con dâu, thay chồng chăm sóc mẹ, không để mẹ phàn nàn dù chỉ một tiếng. Cô coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và khi mẹ mất thì hết lời thương xót, ma chay tử tế như đối với mẹ đẻ của mình. Cô là một người con dâu hiếu thảo, hiếm có.

Khi chồng ra chiến trường, mẹ chồng thì mất, một mình Vũ Nương chăm lo, quán xuyến hết việc trong gia đình. Cô vừa là cha, vừa là mẹ của con. Luôn chỉ dạy những điều hay lẽ phải cho con.

Trong câu chuyện, một lần nữa tác giả đặt nhân vật vào trong một tình huống hay cũng chính là bi kịch của cuộc đời cô. Chi tiết cái bóng chính là chi tiết đã làm nên bi kịch của cuộc đời cô. Vì muốn con được yêu thương, không muốn con bị thiếu thốn tình cảm mà mỗi đêm, cô chỉ lên trên bức tường, nơi có cái bóng của mình và bảo con trai: “Đây chính là bố của con”. Vì muốn con có bố, tránh sự tổn thương hay cũng là chỗ dựa vững chắc của Vũ Nương rằng chồng vẫn luôn ở bên, để tránh khỏi mọi lo toan, mệt nhọc, mọi khoảng cách đều bị xóa nhòa. Vì muốn hạnh phúc, vì muốn con được có bố khi bố ra trận, vì muốn có chỗ dựa cho chính mình mà Vũ Nương đã bảo với đứa trẻ ngây dại cái bóng là bố của mình. Để rồi, khi người chồng trở về, do nghe lời con nhỏ mà đã đưa vợ mình vào bước đường cùng. Phải lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình.

Làm sao có thể tưởng tượng rằng, người phụ nữ luôn ngày đêm chờ ngóng chồng về, mong chồng về để gia đình trở nên hạnh phúc, thế mà giờ đây lại thành ra như vậy? Bao năm tháng qua, đến khi chồng về, cô sẽ có chỗ dựa vững chắc, để không phải một thân chăm sóc con. Vậy mà giờ thì sao đây?

Chiến tranh, chính là chiến tranh là nguyên nhân sâu xa đã khiến cho vợ chồng Vũ Nương chia tay và gây ra tấn bi kịch này. Chiến tranh đã khiến con người ta trở nên đa nghi, để một người cha thà nghe đứa trẻ con ngây dại nói chứ không chịu nghe người vợ tần tảo sớm hôm, nghe những người hàng xóm xung quanh để rồi Vũ Nương đã phải đắm mình xuống sông tự vẫn.

Cái chết để chứng minh sự trong sạch, để rửa oan và khẳng định danh tiết cho mình, cái chết để quên đi mọi thứ của thực tại. Nhưng nguyên nhân nào đã khiến cho một người luôn khao khát mãnh liệt sự sống, mưu cầu hạnh phúc phải chết? Là do cái ngây thơ của trẻ con, do cái thói ghen tuông mù quáng, do lễ giáo phong kiến hay do chiến tranh gây nên. Nhưng có lẽ, cái lối hành xử của Trương Sinh đem đến chính là sản phẩm của lễ giáo phong kiến gây ra.

Nhân vật Vũ Nương chính là linh hồn của câu chuyện. Nhà văn đã thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất của Vũ Nương thông qua việc thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất trong sáng của cô. Qua việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Vũ Nương nhằm nhận ra được tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một bi kịch không thể tránh khỏi mà thủ phạm gây ra cái chết oan ức cho cô… lại là chế độ phong kiến. Hơn thế nữa tác giả còn thể hiện cái nhìn đồng cảm, xót thương trước số phận của Vũ Nương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương – Mẫu 2

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 và cũng là truyện tiêu biểu nhất trong thiên truyện “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương. Thông qua cuộc đời và số phận đầy bi kịch, khổ đau của nhân vật Vũ Nương tác giả đã phơi bày bộ mặt xấu xa, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người. Đặc biệt là thân phận người phụ nữ.

“Chuyện người con gái Nam Xương” được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật là “Vợ chàng Trương” vốn được lưu truyền trong nhân gian. Trên cơ sở một câu chuyện cổ tích, Nguyễn Dữ đã có những hư cấu và sáng tạo tình tiết kì ảo để “Chuyện người con gái Nam Xương” trở thành một áng văn hấp dẫn, đặc sắc, giàu giá trị nhân văn.

Vũ Thị Thiết (thường gọi là Vũ Nương) quê ở Nam Xương. Vũ Nương là con nhà nghèo khó, đẹp người đẹp nết. Nàng có chồng là Trương Sinh, gia tư khá giả lại có tính hay đa nghi, đề phòng quá mức. Khi chồng đi lính, Vũ Nương ở nhà thay chồng tận tình phụng dưỡng mẹ già, chăm lo con nhỏ. Giặc tan, Trương Sinh trở về, đau buồn vì nghe tin mẹ mất. Bởi tin lời nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh cho rằng vợ mình đã thất tiết nên đã có những hành động sỉ nhục, lăng mạ, và đánh đập Vũ Nương tàn tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang. Cảm động trước mối oan tình của Vũ Nương, Linh Phi đã cứu nàng và cho nàng về sống ở thủy cung. Nhờ có Phan Lang, Trương Sinh hiểu ra mọi việc, chàng rất hối hận nhưng tất cả đã muộn màng. Chàng nghe lời lập đàn giải oan cho vợ. Vũ Nương hiện về nói lời cảm tạ nhưng nàng không trở về nữa.

Câu chuyện khép lại khiến người đọc không nguôi day dứt và cảm thương cho nhân vật. Tuy nàng đã được giải oan, nhưng hạnh phúc xưa kia đã không còn nữa. Đời đời kiếp kiếp nàng phải sống xa lìa chồng con, mãi cô đơn nơi góc bể chân trời. Đó là một bất công lớn đối với một con người hiền lành, đoan chính và xinh đẹp như nàng.

Vũ Nương vốn sinh ra trong một nhà nghèo khó. Danh phận của nàng không có gì là nổi bật ngoài việc ở nàng nết na thùy mị, tư dung tốt đẹp. Đây cũng là một điểm nhìn tiến bộ của Nguyễn Dữ. Ông tỏ ra quan tâm đến những con người bình dân vốn rất nhỏ bé trong xã hội phong kiến. Trước và sau ông, không ai có tấm lòng bao dung đến vậy.

Ở nhân vật Vũ Nương là hội tụ vẻ đẹp của một con người lý tưởng, có đầy đủ vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Trước hết, Vũ Nương là một người con gái có ngoại hình xinh đẹp, lại thêm tính cách cao quý. Vẻ đẹp ấy được Nguyễn Dữ giới thiệu ngày từ đầu thiên truyện: “Vũ Thị Thiết… tính đã nết na thùy mị, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Sự kết hợp toàn vẹn giữa vẻ đẹp hình dung và vẻ đẹp tâm hồn khiến cho Vũ Nương trở thành mẫu người lý tưởng của xã hội phong kiến đương thời. Cũng chính vì thế mà Trương Sinh đem lòng say mê, đã không ngại ngần xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ.

Khi về làm vợ Trương Sinh, những phẩm chất tốt đẹp ấy có dịp để thể hiện, phô bày. Nàng tỏ ra hiểu tính chồng, hết lòng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải dẫn đến thất hòa. Nàng luôn cư xử đúng mực, hết lòng vun vén cho hạnh phúc gia đình.

Khi tiễn chồng ra trận, nàng ân cần gửi lòng tha thiết, chỉ mong cầu được bình an, chẳng mong gì công danh phú quý: “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình an…”. Xong nàng ứa nước mắt, lòng buồn bã khôn xiết.

Trương Sinh ở ngoài mặt trận, Vũ Nương một mình ở nhà thay chồng phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy con thơ, canh cánh bên chồng nỗi mong nhớ người biên ải mà đêm dài thao thức. Người mẹ vì tuổi già sức yếu, không thể đợi con trở về, đã sớm xa lìa sự sống. Trước khi mất còn chối lời cảm ơn và cầu mong phúc lành cho con dâu hiếu thảo: “Xanh kia quyết chẳng phụ con như con đã chẳng phụ mẹ”.

Có thể nói, Vũ Nương đã sống trọn vẹn đức hạnh đối với gia đình. Nàng vừa là một người vợ đảm đang, người mẹ tận tụy, vừa là một con dâu hết lòng hiếu thuận. Tấm lòng của nàng có thể làm cảm động trời đất. Không những thế, đối với xung quanh, nàng rất hòa nhã nhu mì khiến cho ai cũng mến yêu cảm phục. Nàng chính là một mẫu mực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cần có. Thế nhưng, cuộc đời nàng lại nảy ra nhiều bất hạnh hết sức thương tâm.

Tấn bi kịch đời nàng xảy ra từ lúc mới bước chân về làm vợ Trương Sinh. Dù nàng chẳng làm điều chi trái ý nhưng đối với vợ, Trương Sinh lúc nào cũng tỏ ra đề phòng quá mức. Sự đề phòng của Trương Sinh khẳng định chàng chưa từng tin vào đức hạnh của vợ. Đó chính là điều sỉ nhục đầu tiên đối với phẩm hạnh của Vũ Nương.

Tuy nhiên, nàng luôn biết giữ phận, làm việc chu đáo, giữ được hòa khí vợ chồng. Cuộc sống có vẻ bình yên nhưng có lẽ đối với nàng có chút căng thẳng, hạnh phúc gắng gượng. Người phụ nữ xưa luôn bị coi thường. Trải qua thời gian, họ đã biết cam chịu, chấp nhận hoàn cảnh và không khi nào tỏ ra lấn lướt hay ngang bằng với chồng. Bởi thế, tuy Trương Sinh có đôi điều hằn học, nàng cũng khôn khéo mà làm tan được cơn giận, gia đình lúc nào cũng thuận hòa.

Chiến tranh gây ra cảnh ly biệt. Chiến tranh khắc sâu tính cách của Trương Sinh, làm cho tính đa nghi của chàng có dịp bùng phát lớn. Tuy không nói một lời nào nhưng có lẽ Trương Sinh không hề tin vợ. Ra trận, chàng không hề nói một lời từ biệt, cứ lẳng lặng mà đi. Bởi thế, khi trở về, chỉ cần một dấu hiệu nhỏ thôi, một dấu hiệu mơ hồ chưa chắc chắn – lời nói ngây thơ của con trẻ – đã khiến chàng vin vào đó, coi đó là bằng chứng kết tội vợ mình thất tiết.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập (Phần 1: Tác giả) Soạn văn 12 tập 1 tuần 2 (trang 23)

Những hành động hồ đồ, tàn bạo của Trương Sinh đã khiến cho Vũ Nương rơi vào quẫn bách, tuyệt vọng mà tìm đến cái chết. Chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống bến sông Hoàng Giang là hình ảnh có sức ám ảnh lớn, khiến cho người đời mãi mãi xót xa về tấn bi kịch đẫm đầy nước mắt của người phụ nữ tốt đẹp nhưng chịu nhiều oan ức, là tấn bi kịch cái đẹp bị chà đạp, bị rẻ rúng, bị vùi dập không thương tiếc, là bản án đanh thép tố cáo bộ mặt tàn bạo, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời.

Theo mô típ truyện, có lẽ câu chuyện nên kết thúc ở chỗ này. Thế nhưng, Nguyễn Dữ muốn tìm lấy một lời giải đáp, một sự minh oan cho nhân vật của mình. Ông giống như một vị quan tòa, mở cuộc luận tội Trương Sinh, lấy lại sự trong sạch cho Vũ Nương và từ đó ca ngợi con người đức hạnh của nàng, phục dựng niềm tin trong cuộc sống bằng cách viết tiếp cuộc sống của nàng dưới thủy cung và cảnh lập đàn giải oan trên bến sông Hoàng Giang mịt mù khói tỏa.

Chốn thủy cung, Vũ Nương vẫn không nguôi nhớ chồng con, gia quyến. Dù chốn trần gian đã đoạn tuyệt nhưng lòng vẫn đau đáu hướng về nơi xưa cũ. Nàng muốn trở về nhưng ngại vì mối oan tình chưa được minh giải. Cho đến khi nàng được giải oan thì cũng là lúc nàng quyết định không trở về nữa dù nghĩa vợ chồng vẫn còn quyến luyến, tình mẹ con còn rất thiết tha.

Tuy Trương Sinh đã hiểu được sự tình, lập đàn minh oan cho nàng nhưng trong lòng Trương Sinh nghiệp chướng chưa được giải trừ, tính hoài nghi, lòng ghen tuông, sự tàn bạo, ích kỉ vẫn chưa được trút bỏ. Trần gian đã không còn chốn cho nàng nương thân. Không lúc này thì lúc khác, không bi kịch này thì cũng là bi kịch khác nhất định sẽ đổ lên số phận của nàng.

Hình tượng nhân vật Vũ Nương chính là hiện thân của tấm lòng vị tha, của vẻ đẹp của người phụ nữ. Song cuộc đời nàng lại có quá nhiều nỗi đớn đau, bất hạnh. Ngòi bút của Nguyễn Dữ đã hướng đến thể hiện và trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp ấy và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau khổ và ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp cho những con người bình thường, có phẩm chất tốt đẹp. Thiên truyện còn là lời tố cáo mạnh mẽ chế độ phong kiến hà khắc, cửa quyền, nhẫn tâm đẩy con người vào bước đường cùng không lối thoát.

Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương – Mẫu 3

Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là một truyện hay trong thiên cổ kì bút “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Truyện được viết trên cơ sở của một truyện dân gian, phản ánh một vấn đề bức thiết trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ đó chính là thân phận và bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ. Thế lực phong kiến bạo tàn đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, mặc cho họ là những người có phẩm chất, đức hạnh rất đáng trân trọng.

Truyện kể về cuộc đời và số phận của Vũ Nương, một người con gái có nhan sắc lại có đức hạnh. Chồng nàng là Trương Sinh, con nhà giàu nhưng ít học, lấy nàng chỉ vì mến dung nhan chứ không vì tình yêu, để rồi giữa họ không có sự chan hòa, bình đẳng. Mầm mống ngọn nguồn bi kịch của cuộc đời Vũ Nương đã bắt đầu từ đây. Mặc dù chồng là người lạnh lùng, khô khan và ích kỉ nhưng Vũ Nương vẫn luôn yên phận, đảm đang, tháo vát và thủy chung. Nàng khao khát hạnh phúc gia đình và đặt hạnh phúc gia đình lên trên danh lợi, quyền quý. Khi chồng phải đi tòng quân nàng chỉ có niềm mong ước giản dị là chồng sẽ bình yên trở về. Đó là một tình cảm tiêu biểu của những người vợ hiền dành cho chồng trước lúc đi xa.

Trong suốt thời gian xa chồng, Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo, là người mẹ hiền một mình chăm sóc con thơ. Khi mẹ chồng mất cũng một mình nàng lo ma chay tế lễ hết sức chu đáo. Khi giặc tan Trương Sinh trở về, vì hồ đồ tin vào lời con trẻ mà nghĩ vợ hư hỏng, đuổi đánh Vũ Nương, khiến nàng đau đớn, tủi nhục phải tự tử trên bến Hoàng Giang. Nỗi oan khúc của Vũ Nương đã vượt qua giới hạn gia đình, nằm trong muôn vàn nỗi oan khốc bị xã hội phong kiến vùi dập. Thân phận người phụ nữ bị chà đạp, vùi dập và sỉ nhục, đày đọa tới cùng cực, tới bước đường cùng của cuộc đời. Vũ Nương sau khi đã chết, tuy được chồng làm lễ giải oan cho nhưng hạnh phúc không thể tìm lại được.

Sự dứt áo ra đi của nàng là một thái độ phủ định với dương thế, với xã hội bất công. Đây cũng là thái độ đấu tranh đòi công lý của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn. Dù cái chết là một tấn bi kịch của người phụ nữ, nhưng họ đã thức tỉnh được tầng lớp phong kiến, phụ quyền. Qua câu chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã tố cáo xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa làm cho hạnh phúc gia đình, tình cảm vợ chồng tan vỡ. Phải chăng người phụ nữ trong xã hội phong kiến ấy luôn bị chà đạp dù có tài năng và phẩm chất cao đẹp:

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh vẫn là lời chung

Phận đàn bà ấy đau đớn, bạc mệnh và tủi nhục không kể xiết, lễ giáo phong kiến là sợi dây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ, giam cầm họ trong những đau khổ, khiến họ luôn phải tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.

Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã cho người đọc thấy được thân phận và bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đồng thời thông qua đó đề cao giá trị của người phụ nữ.

Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương – Mẫu 4

Trong xã hội phong kiến xưa, thân phận người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, bọt bèo. Không chỉ nhỏ bé về thân phận mà còn chịu nhiều bất công, chèn ép của định kiến xã hội phong kiến đương thời. Viết về đề tài này, Nguyễn Dữ trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã lột tả sâu sắc được nỗi bất hạnh mang tính bi kịch ấy của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.

Bi kịch của Vũ Nương trước hết có ngọn nguồn từ những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Vì chiến tranh mà con phải xa cha, vợ cách biệt chồng. Mọi hiểu lầm dẫn đến bi kịch sau này của Vũ Nương đều bắt nguồn từ đây. Đời làm vợ được sống bên chồng của Vũ Nương thật ngắn ngủi: “sum họp chưa thỏa… đã chia phôi vì động việc lửa binh”. Trương Sinh ra trận, nàng phải sống trong cảnh “vợ trẻ xa chồng”, “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”…

Ở nhà, nàng vừa khắc khoải nhớ thương, vừa lo làm lụng sớm khuya nuôi con, nuôi mẹ. Gánh nặng gia đình bao nhiêu gian nan, vất vả trút cả lên vai. Mẹ già yếu, ốm đau rồi mất. Con thơ bé dại. Vũ Nương một thân một mình chẳng ai đỡ đần sẻ chia trăm công nghìn việc.

Trong xã hội nam quyền mang tính chất gia trưởng của xã hội phong kiến xưa đã dung túng, tiếp tay cho hành động tăm tối, mù quáng của Trương Sinh; cho Trương Sinh được quyền kết tội vợ mà không cần giải thích lí do, mắng nhiếc, đánh đập, xua đuổi, dồn đẩy vợ đến chỗ phải quyên sinh mà vẫn vô can.

Sau ba năm chờ đợi, Trương Sinh trở về, nhưng oái oăm thay, lúc chàng Trương trở về cũng là lúc Vũ Nương phải vĩnh viễn rời xa tổ ấm. Trớ trêu hơn, cái bóng biểu tượng của tình vợ chồng gắn bó, để nguôi nỗi nhớ cha của con, nhớ chồng của vợ. Vậy mà Trương Sinh lại hồ đồ, đa nghi, một mực khẳng định đó là bằng chứng hư hỏng của vợ.

Trương Sinh nghe lời con thơ về người cha bí ẩn “đêm nào cũng đến” thì từ chỗ nghi ngờ chuyển sang khẳng định “đinh ninh là vợ hư”. Còn gì đau đớn hơn, còn gì đau đớn bằng khi chính người chồng mình rất mực yêu thương nghi ngờ, ruồng rẫy. Vũ Nương bị kết tội thất tiết mà không được giải thích lí do, oan ức mà không thể thanh minh.

Trương Sinh đối với nàng ngày càng lạnh lùng, tàn nhẫn: mắng nhiếc, đánh đập, xua đuổi. Bị bôi nhọ danh dự, bị đày đọa tinh thần, bị chà đạp thể xác, cuối cùng không còn đường nào khác, bị tước đoạt quyền sống, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết.

Không thể minh chứng sự trong sạch của bản thân, quá tuyệt vọng, Vũ Nương đã tìm đến dòng Hoàng Giang để rửa sạch mọi oan khuất: “thần sông có linh, xin ngài chứng giám”.

Bi kịch của Vũ Nương còn được thể hiện ở chi tiết kì ảo cuối truyện. Dù được Linh Phi cứu giúp, nhờ Phan Lang mà Vũ Nương được về gặp chồng một lần trên bến Hoàng Giang nhưng nàng cũng chỉ có thể hiện về và nói vọng vào từ giữa dòng sông những lời nghẹn ngào, chua xót: “Thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ước ao trở về mà chẳng thể trở về, khát khao hạnh phúc mà không thể nào có được hạnh phúc – Đó phải chăng là bi kịch đau đớn nhất của Vũ Nương, cũng là đau đớn nhất của kiếp người?

Như vậy, Vũ Nương là một người phụ nữ có nhiều vẻ đẹp đáng quý nhưng cuộc đời khổ đau, bất hạnh. Phẩm giá của nàng là vẻ đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Còn cuộc đời nàng trớ trêu, bi thảm lại là số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Qua tác phẩm, Nguyễn Dữ thể hiện được một tinh thần nhân đạo sâu sắc, lên án thói ghen tuông mù quáng, chiến tranh phi nghĩa và chế độ nam quyền. Kêu cứu cho quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.

Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương – Mẫu 5

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Qua câu chuyện này, Nguyễn Dữ đã khắc họa chân thực số phận đầy bi kịch của nhân vật Vũ Nương.

Vũ Nương vốn là một người phụ nữ “người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Những tưởng con người ấy sẽ có được cuộc sống hạnh phúc nhưng nàng lại gặp phải nhiều bất hạnh. Mà trước hết là bi kịch trong tình yêu. Vũ Nương cũng giống như những người phụ nữ trong xã hội xưa, không được quyền tự quyết định cuộc đời mình. Nàng vì xuất thân trong gia đình nghèo khó, khi được Trương Sinh – con nhà hào phú đến hỏi cưới. Tuy chẳng có tình cảm nhưng vẫn phải nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ. Cuộc hôn nhân vốn không có tình yêu nay lại thêm không được môn đăng hộ đối.

Nhưng không vì vậy mà Vũ Nương thôi khát khao hạnh phúc. Nàng bước vào cuộc sống hôn nhân với Trương Sinh bằng tấm lòng chân thành. Biết chồng có tính đa nghi lại phòng ngừa vợ quá mức, Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép để vợ chồng không bất hòa. Chỉ khi chiến tranh xảy ra đã khiến cuộc đời nàng bắt đầu rơi vào bi kịch của sự chia lìa. Trương Sinh phải lên đường ra chiến trường có nghĩa là nàng phải đối mặt lo lắng và thậm chí có thể là mất mát, đau thương. Chiến tranh đã khiến cho cuộc hôn nhân mới vừa bắt đầu đã rơi vào thử thách. Trong suốt những năm chồng nàng đi lính, Vũ Nương là một người phụ nữ nhưng lại gánh vác trách nhiệm của một trụ cột gia đình. Vừa phải dạy dỗ con thơ, vừa phải chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng ốm đau vì nhớ con trai, nàng đã hết lời khuyên bảo. Khi mẹ chồng mất, nàng “hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ; lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra”. Với đứa con thơ, vì thương con phải xa cha từ nhỏ, mong muốn con có một gia đình đầy đủ. Người mẹ ấy đã nói dối đứa trẻ cái bóng chính là cha của mình. Như vậy, chiến tranh không chỉ chia cắt hạnh phúc gia đình mà còn khiến Vũ Nương phải gánh vác những trách nhiệm của một người đàn ông.

Bi kịch của nhân vật Vũ Nương không chỉ dừng lại ở đó, đỉnh điểm nhất là sự hiểu lầm của Trương Sinh khi trở về. Những tưởng ngày chồng đi lính về sẽ là ngày gia đình được đoàn tụ. Vũ Nương sẽ được hưởng niềm hạnh phúc bình dị mà nàng hằng mong ước bên chồng, con. Nhưng, hiện thực lại quá tàn khốc. Trương Sinh trở về, nghe tin mẹ già đã mất, hết sức đau lòng, liền bế con ra mộ thăm mẹ. Khi thấy đứa trẻ quấy khóc bèn dỗ dành: “Con nín đi, đừng khóc! Lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!”. Đứa bé ngây thơ hỏi cha: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít”. Nghe lời đứa con thơ lại sẵn tính đã nghi, chàng cho rằng vợ hư. Khi trở về nhà, Trương Sinh liền mắng nhiếc vợ thậm tệ. Vũ Nương tìm mọi cách giải thích cũng không chồng vẫn không tin. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn thua gì cả. Đến cuối cùng, nàng bất đắc dĩ nói: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”. Câu nói thốt ra như một lời tự xót xa cho chính thân phận mình. Để rồi sau đó, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân.

Chết đi nhưng vẫn còn đó nỗi oan khuất. Chỉ đến một đêm, Trương Sinh bế con liền thấy đứa trẻ gieo lên: “Cha Đản lại đến kìa”. Hỏi ra mới biết những lúc mình không có ở nhà, vợ thường chỉ vào chiếc bóng của mình và nói đấy là cha Đản. Lúc này, hối hận cũng không còn kịp. Sau khi nghe lời giải thích của Phan Lang, Trương Sinh liền bèn lập đàn giải oan cho vợ. Vũ Nương tuy được chồng lập đàn giải oan và còn hiện về thăm chồng con. Nhưng nàng vẫn không thể tiếp tục cuộc sống nơi trần thế. Chẳng còn gì bi kịch hơn khi khát khao được sống lại không thể tiếp tục sống.

Qua nhưng bi kịch của Vũ Nương, nhà văn muốn tố cáo chiến tranh cũng như xã hội phong kiến đương thời đã tước đoạt đi quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Cũng như thể hiện niềm cảm thông sâu sắc cho số phận của người phụ nữ xưa.

Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương – Mẫu 6

Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thế kỉ XVI. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của ông vô cùng nổi tiếng khi viết về những người phụ nữ bất hạnh, khao khát hạnh phúc nhưng bị các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt xô đẩy vào hoàn cảnh éo le, oan khuất và bất hạnh. Một trong những truyện tiêu biểu thuộc “Truyền kì mạn lục” đó là “Chuyện người con gái Nam Xương”. Truyện đã khắc họa thành công cuộc đời bi kịch của nhân vật Vũ Nương – một người phụ nữ xinh đẹp nhưng bạc mệnh.

Phải chăng số phận chung của những người phụ nữ trong xã hội xưa đều giống như câu thơ mà Nguyễn Du viết:

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Khi đọc tác phẩm này, ta thấy nhân vật Vũ Nương cũng là một nhân vật có cuộc đời bi kịch.

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, xinh đẹp lại có tư dung tốt như thế. Nhưng cũng chẳng tránh khỏi số mệnh chung. Sinh ra trong xã hội phong kiến, nàng không được tự quyết định cuộc đời của mình. Phải kết hôn với một người mà mình không yêu, thất học nhưng vốn là con nhà hào phú nên đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng sang hỏi cưới. Dù trong cuộc hôn nhân không tình yêu, không môn đăng hộ đối nhưng Vũ Nương vẫn không thôi khát khao có được hạnh phúc. Nàng sống giữ gìn khuôn phép, yêu thương chồng và chăm lo cho gia đình nhà chồng. Mong nhận được sự yêu thương. Nhưng lại chẳng thể nhận được.
Chiến tranh đã chia cắt đôi vợ chồng trẻ về không gian, thời gian. Trong suốt những năm tháng chống ra nơi chiến trường, Vũ Nương là một người đàn bà chân yếu tay mềm nhưng lại gánh vác công việc trụ cột gia đình của một người đàn ông. Nàng không được hưởng tình yêu thương mà còn phải sống trong sự lẻ loi mà còn luôn phải lo lắng cho sự an nguy của chồng. Nàng không được che chở bởi bàn tay người chồng mà phải gánh vác việc nhà, chăm lo mẹ chồng đau ốm và nuôi dạy con thơ.

Tham khảo thêm:   Tất tần tật về công dụng của phấn rôm

Để rồi hy sinh là vậy, nhưng Trương Sinh lại không hề thấu hiểu. Khi trở về, chẳng những không cảm động vì tấm lòng của người vợ. Mà còn vì lời ngây thơ của con trẻ mà nghi oan cho vợ là thất tiết. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn thua. Đến cuối cùng, nàng bất đắc dĩ nói: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”. Dường như khi nói ra những lời lẽ ấy, nàng đã phải đau khổ xiết bao.
Nhưng chết đi đâu phải là sẽ được giải nỗi oan khuất. Bi kịch của Vũ Nương còn được thể hiện ở chi tiết kì ảo cuối truyện. Dù được Linh Phi cứu giúp thoát khỏi cái chết. Khi gặp Phan Lang dưới thủy cung được bày tỏ hết nỗi oan khuất và gửi gắm Phan giúp đỡ về nói với chồng. Vũ Nương cũng chỉ được về gặp chồng một lần trên bến Hoàng Giang. Nhưng nàng cũng chỉ có thể hiện về và nói vọng vào từ giữa dòng sông những lời nghẹn ngào, chua xót: “Thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ước ao trở về mà chẳng thể trở về, khát khao hạnh phúc mà không thể nào có được hạnh phúc. Đây có lẽ chính là bi kịch nhất của một con người, không thể tiếp tục cuộc sống?

Như vậy, qua những bi kịch mà nhà văn đã xây dựng cho nhân vật của mình, ông muốn gửi gắm những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đó là số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa. Cũng như niềm cảm thông cho cuộc đời của họ, lời lên án tố cáo chiến tranh, xã hội phong kiến đã cướp đi hạnh phúc của con người.

Cuộc đời của Vũ Nương cũng giống như biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Qua đó, người đọc thế hệ hôm nay sẽ thêm yêu thương và trân trọng hơn những người phụ nữ ở xung quanh.

Cảm nhận về bi kịch, số phận của Vũ Nương

Truyền kì mạn lục là tác phẩm gồm hai mươi câu chuyện viết bằng chữ Hán của tác giả Nguyễn Dữ. Các nhân vật trong Truyền kì mạn lục thường là người phụ nữ đức hạnh, mong muốn, khát khao có được tình yêu và hạnh phúc nhưng lại bị lễ giáo phong kiến xô đẩy vào những cảnh ngộ éo le, bất hạnh. Hoặc là những người trí thức có tâm huyết nhưng lại bất mãn với cuộc đời, không chịu trói mình trong danh lợi. Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ mười sáu của tác phẩm này. Truyện kể về nàng Vũ Nương xinh đẹp nết na thế nhưng cuộc đời nàng lại là một tấn bi kịch đẫm nước mắt.

Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết “tính đã thuỳ mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Nàng được gả cho Trương Sinh – là con nhà hào phú trong làng nhưng lại không có học, lại thêm tính “hay ghen, đối với vợ luôn phòng ngừa quá mức”. Không bao lâu sau, Trương phải đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con chờ chồng, vun vén gia đình, chăm lo cho mẹ già. Nhưng đến khi Trương sinh trở về, lại vì một câu nói của trẻ nhỏ mà nghi ngờ vợ mình thất tiết. Vũ Nương đau khổ, không thể thanh minh nên đã gieo mình xuống bến Hoàng Giang để chứng tỏ sự trong sạch. Nhưng nàng đã được cứu sống bởi Đức Linh Phi. Sau này, nàng nhờ người nói với Trương lập đàn giải oan cho mình, nhưng nàng chỉ hiện về trong phút chốc rồi biến mất.

Vũ Nương là đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Họ xinh đẹp, đức hạnh, chỉ mong cầu một cuộc sống yên bình, thế nhưng, những thế lực tàn bạo cùng lễ giáo phong kiến đã chèn ép, đè bẹp những ước mong nhỏ nhoi đó của họ, đẩy họ vào vòng bi kịch tột cùng. Bi kịch của Vũ Nương là bi kịch của gia đình xen lẫn bi kịch của xã hội.

Vũ Nương là người phụ nữ hiền hậu, đức hạnh nhưng bất hạnh thay, chồng nàng lại là một người thất học lại mang bản tình đa nghi, không hề tin tưởng vợ của mình. Nguyễn Dữ đã miêu tả Vũ Nương chỉ với vài dòng rằng nàng là một người con gái “tính đã thuỳ mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” nhưng chỉ cần từng đó, ta cũng hiểu được vẻ đẹp và sự đảm đang cũng như đức hạnh của nàng. Với những phẩm chất và sự đức hạnh như thế, lẽ ra Vũ Nương phải được gả cho một người chồng có công danh, có tri thức. Thế nhưng, nàng lại buộc phải lấy một người chồng tuy nhà giàu có nhưng thất học. Hơn thế, Trương Sinh – chồng nàng lại là kẻ “có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa quá sức”. Trong hôn nhân, tình yêu và lòng tin tưởng là những điều kiện để cuộc hôn nhân luôn được hạnh phúc và bền vững. Thế nhưng, Trương Sinh kia lại “hay ghen”, luôn nghi ngờ vợ “thái quá” thì liệu Vũ Nương có thể một mình mà gìn giữ được hạnh phúc gia đình hay không?

Điều này đã được trả lời ngay khi Trương Sinh đi lính trở về. Trong khi Trương Sinh ở ngoài mặt trận, Vũ Nương đã một tay lo lắng cho mẹ già, săn sóc con nhỏ, coi sóc chuyện gia đình. Xa chồng, thương con, nàng thường trỏ tay vào cái bóng của mình trên vách, gọi đùa với con đó là “cha Đản” – chồng nàng. Có lẽ khi nàng làm thế, nàng chỉ muốn đứa con nhỏ của mình luôn có cha bên cạnh và nàng thì được sống trong tình yêu thương, chở che của chồng, dù rằng chỉ là trong tưởng tượng mà thôi. Nhưng chính điều đó là một phần không nhỏ tạo nên bi kịch trong đời của nàng!

Khi Trương Sinh trở về, trò chuyện với con, nghe con nói rằng “khi ông chưa về đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến. Mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng chưa bao giờ bế Đản cả”, chàng ta đã mặc định rằng người vợ hiền của minh thất tiết mặc cho nàng có thanh minh, hàng xóm có “bênh vực, biện bạch” ra sao. Trương Sinh đều ra sức “mắng mỏ nhiếc móc, đánh đuổi đi”. Chính điều này đã dẫn tới cái chết đau lòng của Vũ Nương. Nàng rằng: “Thiếp vốn con kẻ khó, được gả vào cửa tía. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi bởi động việc binh đao. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son, điểm phấn đã từng nguội lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót. Đâu có mất nết hư thân như lời chàng nói.” Thế nhưng lời tỏ bày của nàng dù tha thiết là thế nhưng Trương Sinh trước sau không hề tin một lời nàng nói ra, chỉ nhất nhất nghi ngờ rằng nàng đã “thất tiết”.

Bi kịch gia đình của Vũ Nương chính là gả cho một người chồng như Trương Sinh – một người chồng với thói gia trưởng và ghen tuông quá mức. Đó là nguyên nhân gây nên bi kịch đau đớn cuộc đời của nàng Vũ Nương xinh đẹp. Khi tới bến Hoàng Giang, nàng đã thề rằng “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ . Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Những lời sau cùng của nàng thật quá đỗi đau đớn! Tại sao một người phụ nữ hết lòng vì gia đình chồng, đảm đang, hiếu thảo lại rơi vào bi kịch này? Bao nhiêu ngày nàng mong ngóng chồng trở về để có một chỗ dựa vững chắc, giờ đây cũng chẳng thể được nữa. Bi kịch làm sao, đau xót làm sao?

Thế nhưng, nhắc đến bi kịch gia đình Vũ Nương thì không thể nhắc tới xã hội phong kiến, những lề thói xã hội, đó chính là những nguyên nhân gián tiếp đẩy nàng Vũ Nương vào bi kịch khốn cùng. Vũ Nương xinh đẹp, nết na, hiếu thảo, lại thêm “tư dung tốt đẹp”, nàng xứng đáng có một tình yêu đẹp, một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Thế nhưng lại phải chịu nỗi oan khuất tày trời mà nguyên nhân là do lề thói xã hội với tục sắp đặt hôn nhân, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” hay “xuất giá tòng phu”, “tam tòng tứ đức”. Đây là một trong những nguyên nhân gián tiếp đẩy Vũ Nương vào bi kịch cuộc đời nàng. Nếu như nàng được chọn lựa vị hôn phu của mình thì có lẽ số phận của nàng có thể sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng nàng phải tuân theo những lề thói cổ hủ mà vô tình phải chịu đựng cuộc sống bên một người chồng thất học, đa nghi.

Không chỉ là do lề thói xã hội phong kiến mà bi kịch của Vũ Nương còn là do chiến tranh phi nghĩa mà triều đình phong kiến gây nên. Nếu như không có cuộc chiến tranh ba năm đó, Trương Sinh sẽ không xa nhà, Vũ Nương cũng không phải gánh vác một mình, mà gây ra sự hiểu nhầm to lớn ấy. Chiến tranh đó đã cướp mất hạnh phúc của nàng và đẩy nàng tới bi kịch lớn nhất đời. Nó là nguyên cớ để bùng phát sự ghen tuông vô lý của Trương Sinh, là nguyên do thổi bùng lên tấn bi kịch đầy nước mắt của người con gái xinh đẹp ấy.

Vũ Nương – nàng là đại diện cho hàng ngàn những người phụ nữ dưới xã hội phong kiến đương thời. Họ có tất cả những vẻ đẹp, những phẩm chất cao quý, thế nhưng, cuộc sống của họ lại luôn rơi vào những bi kịch không lối thoát. Họ bị lễ giáo phong kiến, bị xã hội đẩy vào bước đường cùng đau khổ. Và ngòi bút của Nguyễn Dữ đã phần nào đó thấu hiểu, cảm thông, trân trọng những ước mơ, khát vọng và cả những bi kịch của họ. Đồng thời, ông cũng lên tiếng chỉ trích, tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo đã gây nên đau thương cho những người dân vô tội, đặc biệt là những người phụ nữ.

Suy nghĩ về bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương

Trương Sinh – Vũ Nương và cuộc hôn nhân không có tình yêu. Câu chuyện bắt đầu từ cuộc hôn nhân của Vũ Thị Thiết, “người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng, có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”. Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh (cũng như bao nhiêu cặp vợ chồng khác trong xã hội phong kiến) là không xuất phát từ tình yêu. Với Vũ Nương, nàng đã được cha mẹ gả bán. Chớ trách nàng ham giàu, cũng đừng trách nàng sống dựa dẫm, bởi “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, nàng làm gì được có ý kiến, lại càng không được quyết định việc hôn nhân của mình.

Đó là bi kịch đầu tiên của đời Vũ Nương mà chế độ phong kiến Việt Nam vốn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, với tôn ti trật tự nghiêm ngặt đã tước mất quyền được chọn chồng của người phụ nữ.

Dù hôn nhân không phải trên cơ sở tình yêu, người chồng Trương Sinh đã “không có học” lại “có tính đa nghi”, nhưng là người “thùy mị, nết na”, ắt nàng hiểu được bổn phận làm dâu, làm vợ, nên đã giữ gìn khuôn phép để không từng lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.

Phụ nữ ngày xưa sống theo bổn phận. Vũ Nương đã cố gắng hết sức để làm tròn bổn phận đó. Bổn phận hàng đầu của người con (mà dâu cũng là con), đó là hiếu thảo. Hoàn cảnh đã thử thách và minh chứng lòng hiếu của nàng. Chồng đi lính, Vũ Nương dẫu một mình nuôi con nhỏ nhưng đã hết lòng khuyên lơn, chăm sóc, thuốc thang, phụng dưỡng mẹ chồng khi bà ấy đau yếu; và khi mẹ chồng mất, nàng hết lời thương xót, ma chay tế lễ chu đáo như đối với cha mẹ đẻ của mình. Mẹ chồng chứng kiến và trời xanh kia chứng giám cho lòng hiếu của nàng. Chừng đó đã đủ cho nàng thành gương sáng của đạo hiếu.

Bổn phận hàng đầu của người vợ là chung thủy, tiết hạnh. Hoàn cảnh đã thử thách và minh chứng lòng chung thủy, tiết hạnh của nàng. Chồng nàng đi lính gần 3 năm. Nàng đang ở tuổi xuân, vợ chồng “sum họp chưa thỏa tình chăn gối”, khi chàng Trương ra đi nàng đang mang thai sắp ngày sinh nở, những ngày vắng chồng hẳn vô cùng khao khát tình chồng vợ. Nhưng nàng đã “giữ gìn một tiết”, “ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.

Không chỉ sống tròn bổn phận, mà nàng còn thực sự yêu thương chồng. Ngay trong buổi tiễn đưa chồng, dù chàng Trương chưa xa, mới chỉ sắp xa mà nàng đã nói những lời tràn đầy yêu thương, nhung nhớ khiến cho “mọi người đều ứa hai hàng lệ”. Trong những đêm xa chồng, cuộc sống của nàng và con thơ cô quạnh, nỗi nhớ càng đốt cháy tâm can, “nàng thường hay đùa với con, trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản”. Chỉ là để trả lời câu hỏi ngây thơ của con, cũng để cho vơi nỗi nhớ, chứ đâu phải nàng sống ảo như ai đó đã phê phán nàng. Trò trỏ bóng trên vách này, xưa kia các nhà dùng đèn đầu (khi chưa có điện) vẫn thường làm.

Nàng làm sao lường trước được hậu quả giáng xuống nàng và gia đình bé nhỏ của nàng do trò đùa đó. Chỉ có chúng ta, người đời sau, được đọc câu chuyện về nàng mới biết trò đùa đó đã là nguyên nhân gián tiếp đẩy nàng đến chỗ chết.

Cái chết oan nghiệt của Vũ Nương có liên quan đến nhiều người. Trương Sinh, bé Đản hay chế độ phong kiến nam quyền bất công? Không, nếu có phiên tòa xét xử thì Trương Sinh vô can, bé Đản lại càng không, còn chế độ thì không thể bởi nó không có hình hài cụ thể.

Chúng ta đều biết nàng tự giết cuộc đời mình, nàng tự chọn cái chết. Và đó là thứ đầu tiên và có lẽ duy nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của mình nàng được tự chọn. Đành rằng, cái chết đó, có lẽ khiến nhiều người thương cảm (nhân dân đã lập miếu thờ nàng, ông vua thi sĩ Lê Thánh Tông khi qua đây đã làm thơ viếng nàng), và có người chê trách, thậm chí phê phán nàng ích kỷ, vô cảm.

Khác với truyện cổ tích Vợ chàng Trương, khi bị chồng la mắng, đánh và đuổi đi, Vũ Nương chạy một mạch ra bến Hoàng Giang gieo mình xuống sông tự vẫn; ở Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã để cho nàng nói mấy lời đau buồn có ý nghĩa từ biệt, tắm gội chay sạch rồi mới ra bến Hoàng Giang. Như vậy là nàng đến với cái chết không phải do nóng giận mất khôn mà đó là sự lựa chọn của nàng sau khi đã suy nghĩ kỹ.

Bởi, nàng đã không có lựa chọn nào khác. Nàng thanh minh bằng những lời tha thiết, Trương Sinh đã không tin. “Họ hàng, làng xóm bênh vực, biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn thua gì cả”. Mẹ chồng, người hiểu và biết ơn nàng thì đã chết. Con trai nàng, đau đớn thay, sự thật thà và ngây thơ của nó lại chính là nguyên do gây nên cơn ghen mà bất cứ người đàn ông xa nhà nào cũng có thể mắc phải chứ không chỉ Trương Sinh. Đáng tiếc là “nàng đã hỏi chuyện do ai nói thì Trương Sinh đã giấu không kể lời con nói, chỉ lấy chuyện bóng gió mắng nhiếc nàng”.

Nàng nương tựa chàng Trương, như lời nàng nói lúc từ biệt là vì thú vui nghi gia nghi thất. Nàng coi trọng con người Trương Sinh nên dặn chàng tránh mũi tên hòn đạn, cũng không mong mang hai chữ phong hầu mặc áo gấm trở về, mà chỉ cần hai chữ bình yên. Vậy mà, giờ đây, ngay ngày đầu chàng Trương trở về, nàng thấy cuộc hôn nhân mà nàng đã cố gắng đến mức cao nhất để gìn giữ đã tan vỡ, không còn cách cứu vãn.

Tham khảo thêm:   7 mâm cơm thanh đạm cho 7 ngày nhưng vẫn bổ dưỡng thơm ngon cho cả nhà

Chồng nàng đã mắng chửi và đánh rồi đuổi nàng đi. Nàng đi đâu? Không thể trở về nhà cha mẹ bởi thời xưa quan niệm con gái đã lấy chồng bị chồng đuổi mà trở về là mang tiếng nhục cho gia đình. Nàng bị chồng cho là thất tiết, đó là tội lớn nhất của người đàn bà, người làm vợ. Thanh danh của nàng đã không còn. Vũ Nương đành lựa chọn, một sự lựa chọn đau đớn, đó là nàng phải chết để bày tỏ nỗi oan khiên, để minh chứng sự trong sạch của mình.

Bản năng con người là ham sống. Hẳn Vũ Nương đã rất tha thiết với cuộc sống. Nàng đang ở tuổi thanh xuân, lại càng không muốn chết. Khi lựa chọn chết chứ không tiếp tục sống trong sự nghi ngờ, phải mang tiếng là thất tiết, chứng tỏ nàng coi danh dự, phẩm giá cao hơn cả sự sống. Vì danh dự nàng hy sinh sự sống mà mỗi người chỉ có được một lần.

Câu chuyện cổ tích Vợ chàng Trương kết thúc ngay khi cuộc sống của nàng kết thúc. Nhưng với Chuyện người con gái Nam Xương, nhà văn Nguyễn Dữ đã sáng tạo tiếp. Ứng với lời nguyền, Vũ Nương khi gieo mình xuống dòng Hoàng Giang đã không bị làm mồi cho cá tôm mà đã được Linh Phi – vợ vua Nam Hải cứu đưa vào động, thành cung nữ.

Phần sáng tạo có tính hoang đường ấy ngoài việc tăng hấp dẫn cho câu chuyện, còn chuyển tải được ý đồ của nhà văn về cái gọi là kết thúc có hậu. Dẫu sao thì nàng đã được minh oan, không chỉ riêng chàng Trương thấu nỗi oan của vợ, mà quan trọng hơn là mọi người cũng biết được điều đó qua việc Trương Sinh lập đàn tràng suốt ba ngày ba đêm bên bến Hoàng Giang.

Thực ra đó là một lý do quan trọng để nàng còn tiếp tục “sống” ở dưới thủy cung. Nỗi oan chưa được giải, nàng chưa “chết” được. Cho nên khi gặp Phan Lang, nàng nhắn gửi với chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng. Oan được giải, nàng bấy giờ mới thanh thản sang cõi khác.

Việc Vũ Nương phải chết giữa tuổi thanh xuân mà nguyên nhân từ chuyện ghen tuông, từ bi kịch gia đình thực ra thời nào cũng có. Song với Chuyện người con gái Nam Xương và truyện nữa trong Truyền kỳ mạn lục là Người nghĩa phụ ở Khoái Châu, câu chuyện kể về nàng Nhị Khanh bị chồng gá bạc nhục nhã tìm đến cái chết để giải thoát, Nguyễn Dữ muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo về thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ thời ông sống phải chịu nhiều bất công, phải chịu sự nghiệt ngã của số phận.

Phân tích số phận bi kịch của Vũ Nương

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”

(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)

Xuyên suốt chiều dài của triền đê mang tên “Văn học”, ta bắt gặp hình ảnh người phụ nữ dẫu có “quốc sắc thiên hương” đến đâu, có phẩm hạnh hoàn mỹ và tài năng hơn người đi chăng nữa thì số kiếp và hạnh phúc của họ vẫn bị vùi dập tả tơi bởi những định kiến của một xã hội hoen ố và mục ruỗng, những tục lệ “trọng nam khinh nữ”. Bằng ngòi bút mang cái “hồn” của riêng mình, Nguyễn Dữ đã khiến trái tim người đọc muôn đời không khỏi tiếc thương khi nhớ về số phận bi ai của Vũ Nương.

Từ thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam đã bắt đầu có những biểu hiện suy thoái, Nguyễn Dữ bất mãn và bất lực trước thời cuộc, chán ghét cảnh quan trường điên đảo nên lui về ở ẩn. Theo Nguyễn Đăng Na nhận xét: “Ông là cha đẻ của loại hình truyền kì Việt Nam”, là người “phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo văn chương nghệ thuật”. “Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện thứ 16 của “Truyền kì mạn lục”. Từ một sự tình có thật trong dân gian, Nguyễn Dữ đã thể hiện thật tài tình, trọn vẹn vẻ đẹp của Vũ Nương. Nàng thật sự là một người phụ nữ hoàn mỹ, đẹp người đẹp nết, làm tròn bổn người vợ, người mẹ và nàng dâu thảo. Vũ Nương là khuôn vàng, thước ngọc của người phụ nữ, nàng xứng đáng sống trong hạnh phúc và vui vẻ. Thế nhưng “Hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi. Mong manh như sương như khói, ngắn ngủi như kiếp sống của đoá phù dung sớm nở, tối tàn.”. (Đồng Thị Sáo).

Vũ Nương phải gánh chịu nỗi dày vò cả về thể xác lẫn tinh thần. Trước cảnh đất nước binh đao loạn lạc, phu quân phải đi đến nơi biên ải xa xôi, cả giang sơn nhà chồng đè nặng trên đôi vai nhỏ bé của người thiếu phụ. Ta có thể cảm nhận được nỗi vất vả của nàng qua những vần điệu ca dao cổ:

Có con phải khổ vì con
Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.

Nàng thầm lặng mà sinh con ra, rồi lại một mình tần tảo nuôi nấng, dạy dỗ con thơ. Biết mẹ chồng đau ốm vì nhớ thương con, nàng tận tâm tận tụy chăm sóc, “hết sức thuốc thang, lễ bái và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Khi mẹ chồng vĩnh biệt thế gian nàng cũng hết lòng xót thương, lo liệu ma chay tế lễ như đối với cha mẹ ruột. Một mình Vũ Nương đảm đương tất cả, nàng vừa là mẹ, là dâu con. Nàng lo toan mọi việc lớn nhỏ như “một đấng nam nhi” duy nhất trong gia đình. Những ngày sống trong cảnh “chăn đơn gối chiếc”, sự cô đơn, lẻ loi cùng nỗi nhớ kéo dài theo năm tháng cứ cứa từng vết khiến trái tim nàng rỉ máu. Nàng khắc khoải nhớ nhung Trương Sinh “thổn thức tâm tình thương người đất thú”. Vũ Nương ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức. Hình ảnh “bướm lượn đầy vườn” vốn gợi cho ta một khung cảnh đẹp, cũng rất mơ hồ hay “mây che kín núi” thơ mộng nhưng cũng man mác. Giống như tâm trạng của nàng bấy giờ, lệ sầu phủ kín tâm can, nỗi buồn “không thể nào ngăn được”. Quả là lấy cảnh mà lột tả được cái tình của con người. Nỗi nhớ triền miên của người thiếu phụ cũng được nhắc đến trong thi phẩm “Chinh Phụ Ngâm” – Đoàn Thị Điểm:

“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.”

Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng.Đêm đêm, nàng thường trỏ bóng mình trên vách và nói với con đó là cha của bé. Chiếc bóng chính là hiện thân của sự cô đơn của Vũ Nương. Cùng với chiếc bóng của mình trên vách, Vũ Nương vừa làm mẹ, vừa làm cha. Và mối oan của Vũ Nương được buộc bởi chính hành động của nàng mỗi ngày, bởi lời của đứa con đứt ruột đẻ ra và bởi sự tàn nhẫn của người chồng đầu gối tay ấp. Nàng rơi vào bi kịch bởi chính cái bóng của mình, hạnh phúc bao lâu nay luôn cố gắng vun đắp, “giữ gìn khuôn phép” đã tan vỡ không thể cứu vãn. Hạnh phúc với người phụ nữ thật mong manh, ngắn ngủi, luôn có những những bất trắc, rủi ro, nghịch lý vận vào cuộc đời họ, đẩy họ tới bước đường cùng.

Vũ Nương phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo khắt khe, ngặt nghèo, chấp nhận cuộc hôn nhân với Trương Sinh. Nàng đã có quyền lựa chọn đâu khi xã hội phong kiến vẫn có đó tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Trương Sinh lấy Vũ Nương không phải vì tình yêu mà chỉ vì cảm mến dung hạnh, để rồi không có sự chan hòa, bình đẳng trong cuộc hôn nhân đó. Chàng xin mẹ trăm lạng vàng để cưới nàng bởi thế đồng tiền đã phát huy uy lực của nó khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Nàng là người con gái hiền lành, chất phác, cưới chàng Trương, nàng không hề mong danh lợi hay vinh hoa, phú quý mà chỉ vì một mong ước rất bình thường mà người phụ nữ nào cũng muốn “thú vui nghi gia, nghi thất”. Mặc dù sống với người chồng lạnh lùng, lại đa nghi quá mức nhưng vì khát khao hạnh phúc gia đình, mong muốn êm ấm thuận hòa nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, ăn nói chừng mực vì thế mà vợ chồng chẳng khi nào bất hòa. Vũ Nương sống trong một cuộc hôn nhân không chứa chan ái tình và cũng chẳng có âm hưởng của sự rung động cất lên từ hai trái tim chân thành. Chính bức tường vô hình mang tên “giàu – nghèo” đã đàn áp quyền lợi của người phụ nữ và là cái thế để Trương Sinh mặc nhiên đối xử vũ phu, tàn bạo với nàng.

Trở về sau ba năm cách biệt, ngỡ đâu vị thần hạnh phúc sẽ gõ cửa gia đình nàng. Thế nhưng, chính vì thói đa nghi và ghen tuông che mờ lí trí, Trương Sinh mù quáng tin vào những lời nói ngây thơ của bé Đản mà đinh ninh phán cho Vũ Nương cái danh “vợ hư”. Trương Sinh bỏ ngoài tai những lời khuyên can của mọi người và cũng chẳng thèm đếm xỉa tới lời biện bạch của nàng. Rồi từ chỗ “la um lên cho hả giận”, chàng đã nhẫn tâm mắng nhiếc và đánh đuổi vợ đi. Phải chăng xã hội phong kiến với chế độ nam quyền độc đoán, bất công và tàn bạo, với thói “trọng nam khinh nữ” bám chặt vào huyết quản đã dung túng cho phép người người đàn ông được quyền coi thường, rẻ rúng, mặc nhiên định đoạn thậm chí giẫm đạp lên quyền sinh, quyền tử và phẩm giá cao quý của người vợ. Vũ Nương đức hạnh, ngoan hiền vậy mà lại phải mang bản án ô nhục, nhuốc nhơ “hư thân mất nết”. Thuở xưa, nàng Thị Kính còn biết ngọn nguồn nỗi oan khuất của mình. Còn Vũ Nương, đến khi gieo mình xuống đáy sông nàng vẫn chẳng hiểu vì sao lại bị người từng đầu ấp tay gối với mình mắng nhiếc và đánh đuổi đi. Nỗi oan của nàng thấu tận trời xanh vậy mà nàng cũng chẳng được quyền phản kháng, bảo vệ chính mình.

Với Vũ Nương, “cái thú vui nghi gia nghi thất” chính là lí tưởng, mục đích sống và tồn tại của nàng. Để rồi khi điểm tựa ấy bị vùi dập tả tơi bởi nỗi oan thất tiết “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”. Với hàng loạt những hình ảnh ước lệ ngụ ý chỉ sự lụi tàn, thê lương của mối nhân duyên đổ vỡ đã lột tả thành công nỗi thất vọng, ê chề, đau đáu xâm chiếm cõi lòng của nàng. Vũ Nương quyết định trầm mình xuống sông Hoàng Giang để rửa sạch nỗi oan khuất, giải bày tấm lòng ngay thẳng, tấm thân trinh bạch của mình. Cái chết của Vũ Nương thực chất là do bị chồng bức tử vậy mà Trương Sinh cũng chẳng một chút động lòng hay ân hận, day dứt. Hãn hữu lắm trong cái xã hội ấy, một hành lang đạo lí hay một ai đó đứng ra bảo vệ, chở che cho thân phận bèo dạt mây trôi của Vũ Nương nói riêng và những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Rõ ràng chính xã hội cũ đã sinh ra bao Trương Sinh với thói độc đoán là nguyên nhân của những khổ đau mà người phụ nữ phải gánh chịu.

Nỗi oan khuất tột cùng của Vũ Nương đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội phong kiến vùi dập con người, nhất là người phụ nữ. Có lẽ bi kịch của Vũ Nương không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bạc mệnh ấy Nguyễn Dữ đã góp phần khái quát nên thành lời kiếp đau khổ của người phụ nữ. Thân phận của người phụ nữ bị vùi dập, bị sỉ nhục, bị đày đến bước đường cùng của cuộc đời, họ chỉ biết tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sạch. Điều này chứng tỏ xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền, độc đoán, sống thiếu tình thương đối với người vợ hiền thục của mình, để rồi gây ra cái chết bi thương đầy oan trái cho Vũ Nương.Đớn đau thay số phận của nàng Tấm bi kịch về cái đẹp bị chà nát phũ phàng. Và người đời sẽ lưu truyền thêm một tấm bi kịch về số phận người phụ nữ. Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều:

Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Vũ Nương còn là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa, “sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh”. Chiến tranh loạn lạc đã đẩy gia đình nàng vào cảnh li tán, vợ chồng xa cách đôi người hai ngả. Ngày qua ngày, niềm tin dành cho nhau cứ thế mà kiệt quệ, dẫn đến hiểu lầm. Có lẽ, trận chiến chính là cửa ải thử thách tình yêu và niềm tin của Trương Sinh dành cho vợ. Và chàng đã thất bại, mù quáng nghĩ oan và vu khống cho Vũ Nương. Rõ ràng, chiến tranh phong kiến chính là ngòi nổ tiếp tay cho những bi kịch, giông bão trong cuộc đời người phụ nữ bất hạnh ấy.

Ở phần sau của câu chuyện, ta thấy Vũ Nương được sống sung sướng dưới Thủy cung. Nhưng làm sao có thể hưởng thụ hạnh phúc cho được khi quyền làm mẹ,làm vợ của nàng vĩnh viễn không còn? Chốn “làng mây cung nước” nàng được sống một cuộc đời bất tử và sung mãn, một cuộc đời mà biết bao người trần mắt thịt mong ước. Thế nhưng, Vũ Nương chẳng hề tận hưởng kiếp sống ấy và nàng cũng chẳng thể chạm tay đến thứ hạnh phúc thật sự. Bởi nàng “bất tử” nên nỗi nhớ gia đình cứ đeo đẳng nàng mãi. Nỗi đau đáu ấy trở thành một vết sẹo trong tim nàng mà chẳng có một hào nhoáng xa hoa nào có thể chữa khỏi. Bên cạnh đó, sự trở về của Vũ Nương trên sông Hoàng Giang rất lộng lẫy nhưng lại ở rất xa, rất mơ hồ “lúc ẩn lúc hiện” và “chỉ trong phút chốc”. Cảnh đoàn tụ chỉ là ảo ảnh nhanh chóng tan biến. Còn việc Vũ Nương “chẳng thể trở về nhân gian được nữa”, nỗi khổ đau li biệt cho cả gia đình nàng, lứa đôi chia lìa hai cõi âm – dương là sự thật, là mãi mãi. Hạnh phúc bị tan vỡ khó lòng hàn gắn lại được. Kết thúc câu chuyện bi đát này là một khoảng vắng mênh mông, mờ mịt…Với kết thúc không trọn vẹn, Nguyễn Dữ đã cho thấy một quan niệm rằng hạnh phúc khó có, khó giữ mà đã đổ vỡ rồi thì sẽ chẳng thể nào hàn gắn lại được, như bát nước đã đổ đi thì chẳng thể vớt lại cho đầy.

Khép lại những trang viết thăng trầm của “Chuyện người con gái Nam Xương”, ta không khỏi thán phục trước những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Tác giả xây dựng tình huống truyện bất ngờ là lời nói ngây thơ của bé Đản, hình ảnh “chiếc bóng” vô tri vô giác đã đẩy đưa số kiếp của Vũ Nương rơi vào vực sâu bi kịch, gia đình chịu cảnh chia lìa tang thương.Tác phẩm không kể lại chuyện đời một cách khô khan và cứng nhắc mà là sự chung hòa giữa tự sự và trữ tình kết hợp với những yếu tố kì ảo hoang đường. Đây là cách thức kể chuyện độc đáo, dẫn lối người đọc dấn thân vào các tình tiết.

“Chuyện người con gái Nam Xương” thấm đẫm giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Qua số phận và cuộc đời của Vũ Nương, tác giả đã phản ánh kiếp sống bi thương của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời, tác phẩm còn là tiếng kêu đanh thép lên án chế độ phong kiến với thói trọng nam khinh nữ, chồng chúa vợ tôi đầy bất công. Truyện còn tố cáo chiến tranh loạn lạc, phi nghĩa gây ra bao đau thương, tan vỡ cho những mái ấm gia đình. Truyện đã cho ta thấy cái tài cái tâm của người nghệ sĩ, niềm cảm thương sâu sắc của tác giả trước những phận đời “hồng nhan đa truân”, quẩn quanh trong bi kịch nối tiếp bi kịch.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương Dàn ý & 9 bài văn mẫu hay nhất lớp 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *