Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Dàn ý nghị luận về tình yêu thương (9 Mẫu) Nghị luận về tình yêu thương ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dàn ý về tình yêu thương trong cuộc sống bao gồm 9 mẫu dàn ý chi tiết và đầy đủ nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý ôn luyện, trau dồi kiến thức nhanh chóng biết cách viết bài văn nghị luận hay.

Tình yêu thương có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Tình yêu thương sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên ấm áp và hạnh phúc hơn. Cụ thể, tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta cảm giác được thuộc về, được sẻ chia và được an toàn hơn. Vậy dưới đây là 9 dàn ý tình yêu thương chi tiết nhất mời các bạn theo dõi. Bên cạnh dàn ý các bạn xem thêm nghị luận về tình yêu thương, nghị luận nắm bắt cơ hội để thành công.

Dàn ý suy nghĩ về tình yêu thương

I. Mở bài

Giới thiệu về tình yêu thương, ý nghĩa của nó trong cuộc sống con người

II. Thân bài

1. Giải thích

  • Tình yêu là hạnh phúc của mỗi con người.
  • Tình yêu lớn lên nhờ cho đi, đó là tình yêu thương duy nhất mà ta giữ lại được.
  • Một khi biết yêu thương ta cảm thấy mình trở nên xinh đẹp nhất.

2. Biểu hiện

  • Tình yêu thương được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày.
  • Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái.
  • Tình yêu thương của thầy cô dành cho học trò

– Những cử chỉ, hành động nhỏ:

  • Sự giúp đỡ, san sẻ của những người xa lạ trong lúc khó khăn
  • Sự quan tâm giúp đỡ giữa bạn bè

– Các dẫn chứng của tình yêu thương như:

  • Trong văn học thì có tình yêu của Thị Nở với Chí Phèo, tình yêu thương của bà cụ tứ dành cho Thị trong Vợ Nhặt, tình yêu thương trong chiếc lá cuối cùng.
  • Trong thực tế: Sự giúp đỡ, ủng hộ đồng bào miền Trung chống lũ, tình yêu thương biết ơn những cống hiến của các y bác sỹ chống dịch Covid 19.

– Ý nghĩa của tình yêu thương:

  • Giúp ta thấy vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, biết sống có ý nghĩa
  • Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người.
  • Là động lực , ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách
  • Được mọi người yêu mến, quý trọng, thành công trong cuộc sống.
  • Nuôi dưỡng rèn luyện tâm hồn, nhân phẩm, xã hội văn minh tiến bộ.

3. Bàn luận

  • Tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ với những nỗi đau của người khác.
  • Phê phán lối sống ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình.

4. Bài học về tình yêu thương

  • Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta.
  • Biết lan tỏa tình yêu thương tới mọi người, thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, ủng hộ, đồng cảm với những cảnh ngộ khó khăn trong cuộc sống.
  • Cần biết trân trọng những gì mình đang có.

III. Kết bài

  • Khẳng định lại tầm quan trọng của yêu thương trong cuộc sống.
  • Rút ra bài học cho nhận thức và hành động cho bản thân và mọi người xung quanh.
  • Kêu gọi rèn luyện phẩm chất yêu thương.

Lập dàn ý về tình yêu thương trong cuộc sống

I. Mở bài

Mỗi chúng ta khi được sinh ra trong thế giới này đã là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên chúng ta không tồn tại như những cá thể độc lập mà hạnh phúc đích thực chỉ nảy sinh khi chúng ta được tắm trong suối nguồn của tình yêu thương. Vì vậy lòng yêu thương con người là một trong những tố chất làm nên ý nghĩa cuộc sống của mỗi chúng ta.

II. Thân bài

1. Giải thích tình yêu thương là gì?

  • Lòng yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là sự rung động, thấu cảm trước những hoàn cảnh khó khăn.
  • Người biết yêu thương là người sống chan hòa, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại.

2. Phân tích tình yêu thương

a. Biểu hiện

– Trong gia đình

  • Ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, đùm bọc lẫn nhau
  • Cha mẹ hy sinh, chấp nhận những khó khăn, gian khổ để đổi lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con
  • Con cái biết hiểu thảo với người lớn, kính trên nhường dưới, hòa thuận với nhau
  • Anh chị em phải biết giúp đỡ nhau, đồng hành cùng nhau những lúc khó khăn.
  • Gia đình là chỗ dựa tinh thần để vượt qua những vấp ngã trong cuộc sống

– Trong xã hội

  • Tình yêu đôi lứa, nam nữ → yêu thương là tôn trọng nhau
  • Tình yêu thương giữa con người với con người → giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp
  • Quan tâm, sẻ chia vật chất và tinh thần cho những người thiếu thốn
  • Lên án những hành động sai trái, đấu tranh cho công lý và tình thương
  • Sống vì tập thể, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân

b. Sức mạnh của tình yêu thương

  • Kết nối trái tim lại với nhau
  • Gắn bó tình cảm giữa con người với con người
  • Giúp ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và ấm áp
  • Giúp cuộc sống thêm ý nghĩa hơn
  • Là động lực, sức mạnh và ý chí để vượt qua thử thách
  • Là sự yên tâm khi có “hậu phương” luôn ủng hộ và yêu thương
  • Được mọi người yêu mến và quý trọng hơn → nâng cao giá trị bản thân
  • Thành công trong cuộc sống
  • Rèn luyện nhân đức, nuôi dưỡng tâm hồn và nhân phẩm
  • Giúp xã hội văn minh và tiến bộ hơn
  • Giúp sưởi ấm những trái tim băng giá, chữa lành những đau thương, mất mát và bất hạnh
  • Là sức mạnh để những người “lầm đường lạc lối” quay về
Tham khảo thêm:   Toán 3: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số Giải Toán lớp 3 trang 73, 74, 75 sách Chân trời sáng tạo - Tập 1

c. Chứng minh tình yêu thương

– Trong văn học

  • Tình yêu của Thị Nở dành cho Chí Phèo
  • Tình thương của cụ Tứ dành cho Thị trong Vợ nhặt
  • Tình yêu thương trong chiếc lá cuối cùng.

Trong thực tế:

  • Giúp đỡ đồng bào lũ lụt
  • Sự hy sinh của các bác sĩ và các tình nguyện viên trong mùa dịch covid
  • Sự sẻ chia của các mạnh thường quân trong mùa dịch covid
  • Tấm lòng cao đẹp, đùm bọc lẫn nhau của người dân trong mùa dịch covid

d. Thực trạng ngày nay

  • Bệnh “mackeno” đã lan ra khắp nơi → thói vô cảm trước những hoàn cảnh khó khăn
  • Những lối sống ích kỷ vẫn còn len lỏi trong xã hội
  • Sự dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại

→ Phê phán và loại trừ những thói xấu này ra khỏi xã hội để có được một thế giới “văn minh” hơn.

e. Bài học về tình yêu thương

  • Tình yêu thương đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống của mỗi người chúng ta
  • Thông qua việc yêu thương để sẻ chia, chúng ta thêm trân quý những gì mình đang có
  • Lan tỏa tình yêu thương của mình đến với mọi người bằng cách tham gia các hoạt động tình nguyện, thể hiện ý thức của bản thân trong các hoạt động tập thể,…
  • “Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn”

3. Kết bài

  • Tình yêu thương là phẩm chất tốt đẹp và đáng quý → gìn giữ và phát huy
  • Liên hệ thực tế: Giới trẻ ngày nay cần bồi dưỡng những tâm hồn đẹp để mang yêu thương đến cho mọi người

Dàn ý nghị luận về tình yêu thương ngắn gọn

1. Mở bài

Giới thiệu về đề tài cần nghị luận: Lòng yêu thương của con người trong xã hội hiện nay.

2. Thân bài

*Giải thích: Lòng yêu thương là sự quan tâm chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.

*Biểu hiện:

  • Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác.
  • Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ
  • Biết hy sinh, tha thứ cho người khác.
  • Dẫn chứng chứng minh: Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ…

*Ý nghĩa:

  • Mang lại hạnh phúc cho nhân loại.
  • Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn.
  • Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người.

* Phản đề: Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau.

* Liên hệ, rút ra bài học: Lòng yêu thương rất quan trọng, cần yêu thương con người nhiều hơn

3. Kết bài

Mở rộng, kết luận lại vấn đề: Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc, cần giữ gìn và phát huy.

Xem thêm: Nghị luận xã hội Tình thương là hạnh phúc của con người

Dàn ý về sức mạnh của tình yêu thương

1. Mở Bài

– Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của tình yêu thương.

2. Thân Bài

a) Giải thích

– Tình yêu thương là cái gốc của nhân loại, là sợi dây vô hình gắn kết con người với con người, thể hiện trong nhiều mối quan hệ: cha mẹ – con cái, vợ – chồng, anh – em, ông bà – cháu, tình bạn, tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa người với người dù không cùng màu da, sắc tộc,…

b) Phân tích

Biểu hiện của tình yêu thương: hỏi han, quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc khi đau ốm,…

-Tình yêu thương có sức mạnh vô cùng to lớn:

  • Cho ta chỗ dựa tinh thần để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được giải tỏa; cho ta sự giúp đỡ khi cần.
  • Nhờ được yêu thương, ta có cảm giác mình không đơn độc, một mình, có đủ dũng khí để vượt qua những điều tưởng như không thể.
  • Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha; để con người có thêm nhiều cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn.
  • Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác; xóa bỏ những ngăn cách, hận thù, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn (Thí sinh lấy dẫn chứng trong văn học và thực tế.)

Xã hội không có tình yêu thương sẽ chỉ toàn điều ích kỉ, dối trá, lừa lọc, tàn nhẫn.

c) Bàn luận

– Tình yêu thương phải thật lòng, phải xuất phát từ trái tim.

  • Những người đón nhận tình yêu thương cũng phải cho đi yêu thương. “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm.”
  • Phê phán những biểu hiện sống thờ ơ, vô cảm, thiếu ý thức về tình yêu thương, không biết trân trọng những điều ý nghĩa có được từ tình yêu thương.

3. Kết Bài

Khẳng định: “Con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời. Không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”-Vích-to Huy-go.

Bài học nhận thức và hành động; liên hệ bản thân.

Lập dàn ý về tình yêu thương trong cuộc sống

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu thương.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Em hãy tự giới thiệu về bản thân (26 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 2

(Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình yêu thương: tình cảm giữa con người với con người, là sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ nhau,…

Con người chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh để nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, làm cho cuộc sống này trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa, vai trò của tình yêu thương và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý nghị luận về tình yêu thương chi tiết

I. Mở bài

– Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của tình yêu thương

Ví dụ:

Mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”, đó là một nghĩa cử rất cao đẹp của con người. Trong cuộc sống chúng ta cần mở lòng để yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh khó khăn hơn ta. Khi chúng ta yêu thương người khác thì chúng ta sẽ được yêu thương và được quý mến hơn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình yêu thương con người.

II. Thân bài

1. Giải thích

– Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.

  • Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh
  • Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.
  • Là thể hiện tình cảm yêu thương và quý mến người khác.

2. Bàn luận

a) Biểu hiện của tình yêu thương:

– Trong gia đình:

  • Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ
  • Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người
  • Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ
  • Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau.

– Trong xã hội:

  • Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa
  • Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí
  • Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh.
  • Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình.
  • Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người.

b) Ý nghĩa của tình yêu thương:

– Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

– Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;

– Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

* Phản đề: Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.

3. Bài học nhận thức và hành động

– Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống

– Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

III. Kết bài:

  • Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người
  • Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, yêu thương đồng loại.

Xem thêm: Đoạn văn nghị luận về tình yêu thương

Lập dàn ý về tình yêu thương

I. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình yêu thương trong xã hội hiện nay.

Có thể triển khai theo 2 cách:

  • Cách 1: Theo cách trực tiếp đi thẳng vào vấn đề tình yêu thương trong xã hội hiện nay (thực trạng, vị trí, vai trò).
  • Cách 2: Theo cách gián tiếp qua những câu chuyện, câu thơ, bài hát liên quan đến tình yêu thương.

II. Thân bài:

1. Giải thích tình yêu thương là gì?

– Phân tích tình yêu thương:

– Biểu hiện của tình yêu thương::

  • Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác.
  • Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ
  • Biết hy sinh, tha thứ cho người khác.
Tham khảo thêm:   7 loại kem dưỡng mắt Nhật Bản mang lại hiệu quả cao, mờ thâm, xóa nhăn

– Dẫn chứng chứng minh: Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ…

– Ý nghĩa, sức mạnh của tình yêu thương:

  • Mang lại hạnh phúc cho nhân loại.
  • Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn.
  • Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người.

– Chứng minh tình yêu thương: Trong văn học, cuộc sống từ xưa đến nay

– Thực trạng ngày nay: Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau.

– Bài học, hậu quả… rút ra từ nội dung bài nghị luận

III. Kết bài: Đánh giá lại tầm quan trọng của tình yêu thương trong xã hội

Dàn ý về tình yêu thương

I. Mở bài

Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của tình yêu thương

Ví dụ: Kết thúc truyện Những người khốn khổ, trước khi qua đời, Huy-gô đã gửi gắm triết lí tình thương của mình trong câu dặn dò của Giăng-van-giăng: Trên đời này chỉ có một thứ tồn tại thôi, đó là tình yêu thương. Tình yêu thương có ý nghĩa thật lớn lao trong cuộc sống con người.

II. Thân bài

1. Giải thích

Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của riêng con người. Đó là sự sẻ chia, quan tâm mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng, tự nhiên xuất phát từ trái tim và không vụ lợi.

2. Bàn luận

a) Biểu hiện của tình yêu thương:

Trong gia đình:

  • Ông bà yêu thương con cháu; cha mẹ yêu thương con cái; con cái yêu thương, hiếu kính với ông bà, ba mẹ.
  • Cha mẹ chấp nhận hi sinh, làm việc vất vả cực nhọc để nuôi dạy con cái nên người.
  • Con cái biết nghe lời, chăm chỉ rèn luyện, học tập để không phụ công yêu thương của cha mẹ.
  • Anh em ruột thịt thì hòa thuận, quý mến, chăm sóc lẫn nhau; luôn sẵn sàng chia sẻ những vui, buồn, khó, nhọc từ học tập cho đến cuộc sống.

Ngoài xã hội:

Xã hội ngày nay luôn bận rộn trong guồng máy công việc, con người luôn phải chạy đua với thời gian, nhưng không vì thế mà tình thương yêu giữa người và người bị mất đi:

  • Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm dài ở hàng ghế đá; nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn ở những đèn xanh, đèn đỏ; nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cải mất mát… trái tim chợt thấy nhói đau, sao mà xót xa, quặn thắt quá.
  • Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa, sự đồng điệu tâm hồn.
  • Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh.
  • Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình.
  • Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người.

b) Ý nghĩa của tình yêu thương:

  • Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.
  • Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;
  • Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

* Phản đề: Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.

3. Bài học nhận thức và hành động

  • Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống
  • Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

III. Kết bài:

  • Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người.
  • Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, yêu thương đồng loại.

Dàn ý nghị luận tình yêu thương

I. Mở bài

Nếu vấn đề cần nghị luận

Gợi ý: Có thể mở bài theo 2 cách trực tiếp hoặc gián tiếp để tăng tính hấp dẫn cho bài văn.

II. Thân bài

1. Giải thích

  • Tình yêu là khái niệm chỉ những phẩm chất và tình cảm, vẻ đẹp của tâm hồn con người.
  • Tình yêu là thứ tình cảm yêu thương, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.
  • Tình thương là sự quan tâm giúp đỡ giữa mỗi người với mọi người xung quanh.
  • Tình yêu thương khiến con người ta làm những hành động tốt đẹp cho người khác.

2. Biểu hiện của tình yêu thương

  • Tình yêu thương trong gia đình
  • Cha mẹ thương con cháu, ông bà thương con cháu
  • Con cháu yêu thương, tôn trọng ông bà cha mẹ
  • Sự quý mến giữa anh em với nhau
  • Tình yêu thương trong xã hội
  • Tình cảm đôi lứa
  • Tình yêu thương dành cho những số phận đau khổ, bất hạnh
  • Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa bóc lột người khác.

3. Ý nghĩa của tình yêu thương

  • Sưởi ấm những tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh và truyền cho họ nghị lực sống.
  • Cảm hóa những con người “lầm đường lạc lối”.
  • Mang lại niềm hạnh phúc và niềm tin cho mọi người để có cuộc sống tốt hơn.
  • Cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Nơi mà văn hóa là yếu tố đi đầu.

4. Bài học nhận thức và hành động

  • Tình yêu thương là thứ tình cảm có vai trò đặc biệt quan trọng trong mỗi người.
  • Hãy nâng niu hạnh phúc gia đình, sống yêu thương, biết chia sẽ và đồng cảm với những cảnh ngộ khác.

III. Kết bài

  • Khái quát lại tình yêu thương.
  • Nhắc nhở mọi người phải biết yêu thương lẫn nhau.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Dàn ý nghị luận về tình yêu thương (9 Mẫu) Nghị luận về tình yêu thương của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *