Bạn đang xem bài viết ✅ Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn Ôn tập Sinh học 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. Biến thái gồm 2 dạng: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. Vậybiến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn có điểm gì giống và khác nhau? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé.

Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách tìm ra điểm giống và khác nhau của 2 loại biến thái này. Từ đó biết cách trả lời câu hỏi để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 2 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm: phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục, Bài tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp.

I. Biến thái là gì?

Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

=> Biến thái có thể hiểu đơn giản là sự biến đổi, thay đổi về các hình thái của sinh vật.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Unit 4: A Closer Look 1 Soạn Anh 8 Kết nối tri thức trang 42

II. Biến thái không hoàn toàn là gì

Biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành. Đồng thời, chúng phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi từ ấu trùng thành con trưởng thành. Trong biến thái không hoàn toàn được chia làm 3 giai đoạn chính gồm giai đoạn trứng, giai đoạn hạch và giai đoạn trưởng thành.

– Phát triển qua biến thái không hoàn toàn gặp ở một số loài côn trùng như: châu chấu, cào cào, gián…

– Ví dụ quá trình phát triển của châu chấu:

a) Giai đoạn phôi

+ Diễn ra trong trứng.

+ Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi tiếp tục phân hóa tạo thành các cơ quan của ấu trùng (ấu trùng nở ra từ trứng).

b) Giai đoạn hậu phôi

+ Ấu trùng → lột xác nhiều lần → châu chấu trưởng thành.

+ Ấu trùng và con trưởng thành có cấu tạo và chức năng sinh lí cơ thể gần giống nhau.

III. Biến thái hoàn toàn là gì?

Biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng và cấu tạo khác biệt với con trưởng thành. Đồng thời, ấu trùng cũng cần trải qua nhiều lần lột xác và giai đoạn nhộng trung gian để biến đổi thành con trưởng thành.

Với biến thái hoàn toàn thì vòng đời sẽ bao gồm 4 giai đoạn khác nhau là giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.

– Có ở đa số loài côn trùng (bướm, ruồi, ong…), các loài lưỡng cư…

– Ví dụ quá trình phát triển của bướm:

a) Giai đoạn phôi

+ Diễn ra trong trứng.

+ Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của sâu bướm (sâu bướm nở ra từ trứng).

Tham khảo thêm:   Cách tìm file đã tải về trên iPhone, iPad

b) Giai đoạn hậu phôi

+ Sâu bướm → nhộng → bướm non → bướm trưởng thành → trứng → sâu bướm.

IV. Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn

Cách 1

a. Giống nhau:

+ Biến thái không hoàn toàn và biến thái hoàn toàn là hai dạng biến thái gặp ở côn trùng.

+ Cả hai loại đều có các giai đoạn chung như trứng và trưởng thành.

+ Ngoài ra, cả hai thuật ngữ đều liên quan đến vòng đời của côn trùng.

b. Khác nhau:

Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn

Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn

Ấu trùng (sâu ở côn trùng, nòng nọc ở ếch nhái) có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành. + Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành.
Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian (giai đoạn nhộng ở côn trùng) biến đổi thành con trưởng thành. Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác để trở thành con trưởng thành.

+ Vòng đời trả qua 4 giai đoạn: bao gồm trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành

+ Kiểu phát triển này có ở đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, ong…) và lưỡng cư.

+Vòng đời trả qua 3 giai đoạn: bao gồm ba giai đoạn là trứng, nhộng và trưởng thành

+ Kiểu phát triển này có ở một số loài côn trùng như châu chấu, cào cào, gián…

Cách 2

Giống nhau

Cả biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn đều có giai đoạn trứng, sau non, sâu trưởng thành.

Khác nhau:

– Biến thái hoàn toàn:

  • Vòng đời trải qua 4 giai đoạn.
  • Có giai đoạn nhộng.

– Biến thái không hoàn toàn:

  • Vòng đời trải qua 3 giai đoạn.
  • Không có giai đoạn nhộng tầm.
Tham khảo thêm:   Văn khấn lễ tạ mộ (lễ Chạp), bài cúng tạ mộ chuẩn nhất 2023

V. Ý nghĩa của sự biến thái trong vòng đời sinh vật

Biến thái có ý nghĩa quan trọng đối với sinh vật trong sự sống vì chúng tạo ra sự thích nghi cao độ với môi trường sống trong từng giai đoạn thích hợp.

VI. Ong có phát triển qua biến thái không?

Ong phát triển qua biến thái, thuộc dạng biến thái hoàn toàn:

Khi ong chúa đẻ trứng, trứng sẽ nở thành ấu trùng. Ấu trùng ong có hình dạng giống một con giòi, màu trắng đục, không chân, mắt, râu, cánh hay ngòi. Khi này, phần miệng ong có cấu tạo đơn giản, đủ để tóm gọn lượng thức ăn dồi dào được ong thợ đặt sát miệng lỗ tổ.

Hầu hết khoang trong của cơ thể ấu trùng ong là ruột giữa và ruột cuối, có tuyến nước bọt tiết enzyme và những ống nhỏ bài tiết – trở thành cấu trúc nhánh chính bên trong.

Sự phát triển của ong trải qua sáu lần lột xác; năm lần lột xác là ở giai đoạn ấu trùng, lần lột xác cuối cùng là khi ong xuất hiện ở với tư cách là ong trưởng thành.

Bốn lần lột xác đầu tiên của ấu trùng xảy ra mỗi ngày một lần đối với ong thợ và ong chúa. Điều này sẽ giúp ấu trùng phát triển nhanh chóng, bằng cách rụng lớp vỏ ngoài khi đã trở nên “chật” so với kích thước thật của ong.

Những ngày cuối của vòng đời phát triển ấu trùng, ấu trùng xây dựng tổ kén bên trong lỗ tổ. Để xoay kén, ấu trùng làm bung kén, đưa phần đầu hướng về đầu nắp đậy.

Ấu trùng ở giai đoạn tiền nhộng bắt đầu mang vẻ bên ngoài của ong trưởng thành chỉ khác ở chỗ chúng vẫn còn khoác một lớp vỏ bọc, sau giai đoạn nhộng này nó sẽ phát triển thành ong trưởng thành.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn Ôn tập Sinh học 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *