Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 96 sách Chân trời sáng tạo tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Truyện lạ nhà thuyền chài, vô cùng hữu ích về tác phẩm.

Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài
Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài

Bạn đọc hãy cùng theo dõi tài liệu với nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài

Chuẩn bị đọc

Văn học dân gian Việt Nam có nhiều tác phẩm đề cao phẩm chất cao đẹp (như sống thủy chung, tình nghĩa, vị tha,…) của con người Việt Nam, nhất là người phụ nữ. Hãy chia sẻ với bạn bè về một nhân vật phụ nữ trong tác phẩm mà em đã đọc và trân trọng.

Hướng dẫn giải:

Một số nhân vật như: Tấm (Tấm Cám), Tiên Dung (Sự tích Chử Đồng Tử),…

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Những câu thơ trong đoạn 1 là lời của người kể chuyện hay là lời của nhân vật?

Hướng dẫn giải:

Lời của người kể chuyện.

Câu 2. Các lời thoại của cha và Thúc Ngư trong đoạn 2 cho thấy quan niệm về việc học hành giữa hai cha con khác nhau như thế nào?

Tham khảo thêm:   Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 - 2011 môn Hóa THPT Năm 2010 - 2011

Hướng dẫn giải:

  • Người cha: những lời nói, việc làm của thánh hiền đời xưa, chép trong sách, học học mới biết mà bắt chước.
  • Người con: lời nói và việc làm của sách thánh hiền không đem đi đánh cá được, không chịu học.

Câu 3. Việc làm và lời nói, lời hát của Ngọa Vân trong đoạn 4 cho thấy nàng là người như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Ngọa Vân là người tình nghĩa, thủy chung.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Tóm tắt nội dung câu chuyện và cho biết các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào.

Hướng dẫn giải:

– Tóm tắt: Do hiếm muộn, sáu mươi tuổi vợ chồng ông lão đánh cá mới có một mụ con trai, tên là Thúc Ngư. Đến năm 15 tuổi, Thúc Ngư không chịu đi học theo lời khuyên của cha với lí do trong sách không có cá, không thể lấy lời của thánh hiền ra để đánh cá. Thúc Ngư tìm một người vợ hiền về làm thay cha mẹ, cùng chung sức để gây dựng cơ nghiệp. Một lần, cha mẹ Thúc Ngư mải đánh cá, trời tối, lạc đường. Ông bà tình cờ gặp cha mẹ Ngọa Vân, được tiếp đón nhiệt tình, lại được gặp Ngọa Vân. Hai bên kết thông gia. Ngọa Vân dùng phép đưa ông bà về nhà trong chớp mắt. Hôn lễ của Thúc Ngư – Ngọa Vân diễn ra không lâu sau đó. Có sự giúp đỡ của Ngọa Vân, công việc đánh cá thuận lợi. Một đêm, gia đình nghỉ đánh cá, đang làm lễ “khất xảo” thì xảy ra tai họa. Ngọa Vân dùng phép cứu được cha mẹ, Thúc Ngư. Tuy nhiên, nàng để lộ “thiên cơ” nên phải từ biệt nhà chồng.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

– Truyện được sắp xếp theo trình tự thời gian từ khi Thúc Ngư còn nhỏ, đến khi trường thành, lấy vợ; không gian giao hòa giữa trần thế và thế giới thần thánh.

Câu 2. Em đồng tình hay không đồng tình với quan niệm về việc học và việc chọn nghề của nhân vật Thúc Ngư? Giải thích ý kiến của em.

Hướng dẫn giải:

  • Ý kiến: đồng tình
  • Nguyên nhân: phù hợp với hoàn cảnh của Thúc Ngư, con của một ngư dân khi mong muốn phát triển công việc của cha mẹ.

Câu 3. Phân tích tính cách nhân vật Ngoạ Vân và cho biết cách ứng xử với chồng, cha mẹ chồng của nàng thể hiện điều gì về người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Hướng dẫn giải:

– Tính cách của Ngọa Vân:

  • Thùy mị, nết na nhưng tháo vát, giỏi giang.
  • Trong những năm làm dâu, nàng giúp đỡ nhà chồng gây dựng sự nghiệp, ngày càng giàu có hơn.
  • Khi gia đình nhà chồng gặp nạn, nàng hết lòng xả thân cứu giúp
  • Sống tình nghĩa, vẹn toàn dù phải xa gia đình nhà chồng

– Cách ứng xử với chồng, cha mẹ chồng của nàng thể hiện điều phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Câu 4. Nêu một số chi tiết kì ảo và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, chủ đề của văn bản.

Hướng dẫn giải:

– Một số chi tiết kì ảo:

  • Ngọa Vân làm phép đưa cha mẹ Thúc Ngư về nhà trong chớp mắt.
  • Ngọa Vân biến thành một con cá để bảo vệ gia đình trong cơn bão biển khủng khiếp.
Tham khảo thêm:   Quyết định số 2207/QĐ-TTG Về việc hỗ trợ bổ sung kinh phí cho một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, Bộ Công an khắc phục hậu quả bão, lũ

– Tác dụng: góp phần xây dựng vẻ đẹp của nhân vật, đề cao người phụ nữ trong xã hội xưa cũng như tạo sự hấp dẫn cho văn bản

Câu 5. Đọc kĩ lời thơ ở đoạn 1, lời hát ở đoạn 4 và cho biết:

a. Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự, miêu tả hay biểu cảm? Phần lời hát ở đoạn 4 là đối thoại hay độc thoại/ độc thoại nội tâm? Những dấu hiệu nào trong văn bản giúp em nhận biết điều đó?

b. Tác dụng của việc dùng lời thơ, lời hát trong văn bản.

Câu 6. Truyện lạ nhà thuyền chài có phải là truyện truyền kì hay không? Dựa vào đâu để em khẳng định như vậy?

Câu 7. Lời bàn của Sơn Nam Thúc ở cuối truyện có tác dụng hỗ trợ em đọc hiểu văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài như thế nào?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 96 sách Chân trời sáng tạo tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *