Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Soạn văn 9 tập 2 bài 23 (trang 61) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), vô cùng hữu ích.

Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

Mong rằng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 9 tham khảo để hoàn thiện tốt bài chuẩn bị trước khi đến lớp.

Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm (hoặc đoạn trích) truyện

Đọc văn bản trong SGK và thực hiện các yêu cầu.

a. Văn bản này nghị luận về vấn đề gì?

Gợi ý: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

b. Từ vấn đề nghị luận đã rút ra, hãy đặt nhan đề cho văn bản trên.

Gợi ý: Người con của Sa Pa, Con người thầm lặng…

Vấn đề nghị luận được người viết triển khi bằng những luận điểm nào? Tìm những câu văn thể hiện luận điểm của bài văn.

  • Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu – nhân vật chính của tác phẩm – đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
  • Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.
  • Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
  • Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.
  • Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.
Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 45 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 45 sách Chân trời sáng tạo tập 2

c. Nhận xét về cách diễn đạt luận điểm của bài viết.

Gợi ý: Các luận điểm được diễn đạt rõ ràng, làm nổi bật được vấn đề nghị luận.

d. Người viết đã làm như thế nào để khẳng định luận điểm? Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm.

Gợi ý: Các luận điểm được phân tích và chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm. Người viết đã tập trung vào những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm để khái quát luận điểm, chứng minh cho luận điểm.

Tổng kết:

  • Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
  • Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận, của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
  • Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ, và lập luận thuyết phục.
  • Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

II. Luyện tập

Đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi

– Vấn đề nghị luận của đoạn văn: Sự lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc. – Đoạn văn nêu những ý kiến chính:

  • Lão Hạc phải lựa chọn giữa sống và chết;
  • Lão Hạc đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục.
Tham khảo thêm:   Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 (Có đáp án) Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

– Các ý kiến trên giúp người đọc hiểu thêm về nhân vật Lão Hạc: Một người nông dân với phẩm chất lương thiện, trong sạch và giàu đức hy sinh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Soạn văn 9 tập 2 bài 23 (trang 61) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *