1. Đặc điểm của văn miêu tả và cách làm bài văn miêu tả

Văn miêu tả có những đặc trưng thể loại riêng mà các bạn học sinh cần chú ý khi làm bài để bài văn đúng thể loại. Tuy nhiên, tùy vào lớp học cao hay thấp mà có những sự sáng tạo, tư duy khác nhau.

1.1. Thế nào là văn miêu tả?

Văn miêu tả là thể loại văn dùng lời văn để miêu tả hình ảnh của vật, cảnh vật hay người giúp người đọc hình dung ra trước mắt đầy đủ nhất, cụ thể nhất về đối tượng đang được miêu tả mà người viết chú ý và có cảm xúc sâu sắc. Do đó, người tả cần biết rõ vật, cảnh vật… định tả có hình dạng gì đặc sắc, nổi bật để dùng những từ ngữ miêu tả về màu sắc, hình khối, kích thước, âm thanh, hương vị… cùng những cảm xúc, cảm giác về đối tượng một cách sinh động, giàu sức gợi mang tới cho người đọc.

Vì vậy, để miêu tả chân thực, sống động đối tượng được tả, bạn cần quan sát trực tiếp tới từng chi tiết đối tượng qua nhiều giác quan khác nhau. Sau đó dùng từ ngữ diễn tả đúng, sinh động về những điều mình nhìn thấy, cảm thấy. Thông thường, bố cục bài văn miêu tả sẽ sắp xếp như sau:

• Theo thứ tự không gian nhìn từ bao quát tổng thể tới các chi tiết, bộ phận, nhìn từ xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong…

• Trình bày theo trình tự thời gian những điều thấy trước sẽ tả trước

• Trình bày theo thứ tự tâm lí sẽ đi từ điểm nổi bật nhất, quan trọng nhất đối với người tả sẽ viết trước.

• Bố cục bài văn miêu tả thường gồm có 3 phần chính là Mở bài, Thân bài, Kết luận. Mở bài sẽ nêu đối tượng cần miêu tả. Thân bài: Quan sát và miêu tả đối tượng. Kết luận: Phát biểu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.

1.2. Các dạng bài văn miêu tả bạn cần biết

Văn miêu tả là thể loại văn có ở cấp 1 và năm cấp 2, cụ thể là lớp 6 với trình độ nâng cao hơn đòi hỏi học sinh có kỹ năng miêu tả tinh tế hơn, nhiều cảm xúc hơn. Văn miêu tả gồm các dạng bài như sau: Văn tả cảnh, văn tả người và văn miêu tả sáng tạo.

a. Văn tả cảnh

Với thể loại văn tả cảnh, người tả cần tái hiện được bức tranh về phong cảnh thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt trước mắt người đọc sao cho sinh động, gợi nhiều cảm xúc qua những đặc điểm từng nét riêng của cảnh vật được tả.

Vì vậy, để tả cảnh sinh động và chân thực, bạn cần xác định được đối tượng miêu tả, thời điểm tả cảnh đồng thời quan sát kỹ cảnh được tả và trình bày bài văn theo những điều mắt thấy tai nghe theo một thứ tự nhất định. Bố cục bài văn tả cảnh cũng gồm 3 phần giống như văn tả cảnh chung là mở bài, thân bài, kết luận.

b. Văn tả người

Khi làm bài văn tả người, bạn cần làm nổi bật các nét về ngoại hình của người đó, tính cách, lời nói và hành động của họ qua miêu tả. Bài văn cũng gồm 3 phần cơ bản là mở bài, thân bài, kết luận.

c. Văn miêu tả sáng tạo

Đối với thể loại văn này, bạn sẽ miêu tả đối tượng thông qua hình dung, tưởng tượng có dựa trên thực tế nào đó và hư cấu thêm. Đối tượng miêu tả là người hay cảnh vật như một phiên chợ trong tưởng tượng, một người anh hùng trong truyền thuyết… Làm dạng bài văn này, bạn nên dùng những hình ảnh ví von, so sánh để tạo nét độc đáo mang dấu ấn cá nhân của mình.

1.3. Cách lập dàn ý bài văn tả cây mai vàng ngày Tết

Với đề bài ở trên yêu cầu làm bài văn miêu tả cây mai vàng ngày Tết, các bạn sẽ xác định đối tượng là cây mai vàng, thời gian vào ngày Tết nguyên đán. Sau đó lập dàn ý cho bài gồm 3 phần như sau:

a. Mở bài: Vào đề nêu cây mai vàng khi Tết đến. Thường gồm 2,3 câu.

b. Thân bài: Tiến hành tả cây mai vàng ngày Tết

* Tả bao quát cây mai vàng trong dịp Tết

+ Chiều cao của cây khoảng hơn 1m

+ Thây cây khúc khuỷu, nhiều lá và hoa vàng

* Tả chi tiết cây mai vàng

+ Tả thân cây mai, gốc cây trồng trong chậu sành to, đạt ở giữa nhà

+ Thân cây nhỏ, có nhiều cành mọc ra

* Tả lá cây, hoa mai nở vào ngày Tết

+ Lá hoa mai nhỏ, màu sanh non

+ Hoa mai màu vàng, chi chít

Tham khảo thêm:   Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (25 mẫu)

* Ý nghĩa của cây mai trong ngày Tết

+ Biểu tượng cho ngày Tết, thường có ở trong miền Nam, nay có thấy ở khắp cả nước.

+ Biểu tượng cho tính sang trọng trong ngày Tết.

c. Kết luận: Phát biểu cảm nghĩ về cây mai vàng trong ngày Tết.

Tóm lại, dù ở dạng miêu tả nào, bài văn miêu tả luôn thể hiện năng lực quan sát của người tả một cách rõ nhất. Vì vậy, để làm tốt thể loại này, bạn cần xác định rõ đối tượng miêu tả, sự quan sát và chọn lọc chi tiết để miêu tả cũng như trình bày theo một trình tự nhất định, hợp logic.

2. Các bài văn tả cây mai vàng ngày Tết mẫu tham khảo

Về chủ đề làm bài văn tả cây mai vàng ngày Tết, bạn sẽ áp dụng những kiến thức về thể loại văn miêu tả ở trên và cách làm, cách lập dàn ý và triển khai các ý. Để dễ hình dung hơn, bạn hãy tham khảo cách lập dàn ý và một số bài văn miêu tả mẫu dưới đây do các bạn học sinh làm.

Để các bạn học sinh dễ dàng hình dung và tham khảo, dưới đây là các bài văn mẫu của học sinh lớp 4 và lớp 6. Dù vẫn là văn tả cây mai nhưng mỗi lớp nhưng ở mỗi độ tuổi, các em có kỹ năng và cảm xúc riêng. Ở học sinh lớp 6, có nhiều cảm xúc và sự quan sát tinh tế hơn.

2.1. Bài văn tả cây mai vàng ngày Tết của học sinh lớp 4

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà em lại được trang hoàng thêm một cây mai lớn, hoa nở đầy cành trong những ngày Tết mà bố mẹ ra tận chợ hoa lựa chọn cây đẹp nhất cho nhà mình.

Vào những ngày cận Tết, chợ hoa rất đông đúc, đặc biệt là vào thời gian buổi sáng và buổi chiều. Có rất nhiều loại hoa để mọi người lựa chọn trang trí cho ngôi nhà của mình như hoa cúc, hoa hồng, hoa lay ơn. Đặc biệt và nổi bật nhất là hoa mai vàng rực rỡ mà e ấp trong nắng sớm. Em thấy ở một góc chợ, các bác bán hoa mai vàng bầy rất nhiều gốc hoa, làm bừng tỉnh cả một góc chợ. Nhìn thấy sắc vàng của hoa mai ta như thấy Tết về khiến lòng người xao xuyến biết bao. Cây mai vàng phổ biến, là đặc trưng của Tết miền Nam, trong khi đó, sắc thắm của hoa đào lại là đặc trưng của Tết miền Bắc. Mặc dù hiện nay, cả hai miền đều có sắc của hoa đào, hoa mai hòa lẫn càng làm cho cái Tết của mọi nhà thêm rực rỡ.

Cây mai vàng với những bông hoa vàng chói như mang lại may mắn cho khắp mọi người, tạo nên không khí mùa xuân tươi vui, tràn ngập không gian lẫn thời gian xuyên suốt những ngày xuân ấm áp.

Đứng bên gốc mai đặt ở giữa nhà, em thấy cành mai trông thật mảnh mai, thật khẳng khiu nhưng lại ẩn chứa sự cứng cáp, khỏe mạnh biết bao. Sắc mai vàng của những đóa hoa thật rực rỡ làm sáng cả một khoảng không. Lấp ló trong sắc vàng tươi ấy là những chiếc lá non tươi mới, vươn lên mạnh mẽ. Không chỉ có những bông hoa nở rực rỡ mà bên cạnh hoa còn có nhiều nụ hoa nhỏ xinh chúm chím và tươi thắm như đang háo hức đợi đến thời điểm nở bung những cánh hoa mềm mại ra đón mùa xuân về.

Để có được những cây mai đẹp tuyệt vời trong ngày Tết cho mọi người, người trồng phải chăm sóc cẩn thận uốn nắn cây từ bé một cách kỹ thuật mới có cây mai với những thế đứng khác nhau và ý nghĩa riêng. Mỗi thế cây đều thật đẹp. Có cây uốn lượn, có cây lại xòe ra từng tán hoa… thật hoàn hảo. Cây mai trồng sẽ ra hoa vào mỗi dịp Tết đên xuân về. Vào thời điểm mùa xuân sắp về, lá mai sẽ thưa thớt dần với những chiếc là xanh non mơn mởn. Bạn sẽ khó bắt gặp những chiếc lá già úa vì người trộng đã tỉa bớt lá trước đó để chuẩn bị cho cây mai trổ hoa trổ nụ.

Với sự chăm sóc đầy kỹ thuật của người trồng, cây mai sẽ có những chùm nụ, chùm hoa và những chồi non mơn mởn màu xanh biếc dành cho những ngày Tết ấm áp và hạnh phúc cho mỗi gia đình. Điều này đã góp phần cho những ngày Tết trên quê hương, trong mỗi gia đình, ngõ xóm thêm đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn để đón thời khắc giao thừa và những ngày đầu xuân mới tươi đẹp.

Giống như các gia đình khác, cây mai vàng luôn hiện diện trong nhà em vào dịp Tết đến. Lòng em cảm thấy rạo rực biết bao khi nhìn sắc mai vàng lấp lánh. Em rất yêu cây mai vàng cũng như có nhiều ấn tượng và kỷ niệm sâu sắc về những ngày Tết, về thời điểm đón giao thừa cùng bố mẹ.

2.2. Bài văn tả cây mai vàng ngày Tết của học sinh lớp 6

Cây mai vàng ngày Tết của nhà em do ông nội trồng được nhiều năm rồi. Cứ gần đến Tết, bố và em lại ra vườn tuốt lá để cây ra những đóa hoa xinh đẹp, góp thêm hương sắc cho bầu không khí Tết xuân rộn ràng, ấm áp của cả gia đình.

Tham khảo thêm:   Viết bài văn tả cây bưởi

Trong không khí chuẩn bị đón mùa xuân về đầy phấn khởi và rộn ràng, em đứng ngắm nhìn cây mai trồng trong một cái chậu gốm sứ lớn đặt ở giữa nhà. Thân cây mai được uốn thế rồng phượng uyển chuyển và thật duyên dáng. Cành cây mảnh mai, khẳng khiu có vẻ yếu ớt nhưng nhìn kỹ bạn sẽ thấy sức sống, sự cứng cáp và khỏe mạnh của thân cây, của cành cây toát ra.

Vào ngày sáng mùng 1, em tỉnh dậy thì trời đã sáng sau khi đón thời khắc giao thừa xong. Em ngỡ ngàng trước độ vàng rực của cây hoa mai. Sau một đêm, qua thời điểm giao thừa bước sang năm mới, những nụ mai đã nở rộ vàng rực cả cây. Thấp thoáng trong sắc vàng rực rỡ của hoa mai là những cái lá non xanh lấp ló dường như cũng đang vươn lên mạnh mẽ trước không khí, hương sắc của mùa xuân về đã chan hòa vào mọi vật, vào cảnh vật. Bên cạnh những bông hoa nở rực rỡ còn có khá nhiều nụ hoa nhỏ xinh xinh dường như cũng đang chờ đợi đến thời điểm có thể bung mình nở rộ, khoe sắc mang sắc hoa, hương hoa cho cuộc sống tươi đẹp này.

Trước vẻ đẹp ngỡ ngàng của cây hoa mai, em mải mê ngắm nghía những bông hoa nở, những nụ hoa chúm chím tươi non xinh đẹp biết bao. Mỗi đóa hoa mai mềm mại với 5 cánh mỏng, xếp xen kẽ quanh nhụy hoa màu vàng tươi. Vào thời điểm rực rỡ nhất này, hoa mai nở thu hút nhiều ong bướm bay lượn xung quanh để hút mật càng làm cho không khí của mùa xuân thêm rộn ràng, sinh động, tạo cho lòng người những cảm xúc yêu đời, háo hức hơn.

Bố em bảo, hoa mai tượng trưng cho những phẩm chất cao quý, sang trọng cùng vẻ đẹp đáng yêu, dịu dàng mà gần gũi với đời sống con người, với đời thường. Những bông hoa mai nở rộ trong không khí xuân tràn đầy còn mang biểu tượng của niềm hạnh phúc, niềm vui và sự may mắn, tình yêu thương, đoàn kết của mọi người, mọi gia đình vào mùa xuân. Trong ngày Tết, mai ngày Tết là biểu trưng của sự may mắn, an khang thịnh vượng trong năm mới và làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào. Theo quan niệm của văn hóa xưa, hoa mai tượng trưng cho khí chất trong sạch, ngay thẳng của các nhà nho xưa. Nổi bật là Cao Bá Quát nổi tiếng với những câu thơ thể hiện lẽ sống thiện lương, vì cái đẹp và sống trọng nghĩa khinh tài: Thập tải luôn giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái hoa mai.

Thêm nữa, trong văn hóa phương Đông, cây mai còn góp mặt trong bốn bộ từ mộc cao quý gồm tùng – cúc – trúc – mai. Như vậy, hoa mai không chỉ mang vẻ đẹp mà còn ẩn chứa nhiều giá trị tinh thần sâu sắc của văn hóa Việt. Với hương thơm dịu dàng, thoang thoảng làm say lòng người, mai là loại cây mà người ta thường dùng làm quà tặng rất ý nghĩa trong dịp năm mới.

Khi mùa xuân về, điều báo hiệu đầu tiên mà ta thấy được trong sắc mai vàng tràn ngập trên các con phố, hiện diện trong những ngôi nhà nhỏ làm bừng lên cái màu sắc, cái không khí ấm áp của mùa xuân đến kỳ lạ, tác động vào mỗi người. Không hiểu sao, khi ngắm nhìn cây mai vàng ngày Tết nhà mình, em lại tự hỏi có phải sắc mai vàng bừng sáng do nắng xuân hồng tô điểm thêm hay chính màu vàng của hoa mai báo hiệu xuân về.

Như vậy, trên đây là 2 bài văn mẫu cùng một đề bài nhưng có những điều khác biệt. Ở học sinh lớp 6, các em sẽ có sự hiểu biết cao hơn, sự cảm nhận tinh tế, liên hệ liên tưởng sâu xa hơn bằng những kiến thức và cảm xúc của mình. Nhưng bài văn ở lớp 4 cũng rất giàu cảm xúc, hình ảnh được miêu tả hết sức chân thực, sinh động gợi lên trong người đọc nhiều cảm xúc tươi mới, hạnh phúc về những ngày đón xuân mới của mình.

2.3 Bài văn tả cây mai vàng ngày tết số 3

“Xuân bảy lăm. Tết Tân Biên

Mai rừng một nhánh nở bên giếng rừng

Em đang múc nước bỗng dưng

Nhìn mai vàng nở rưng rưng nhớ nhà

Giờ này mẹ ở quê xa

Cành mai mẹ cắm chắc là vàng thêm”

(Mai vàng_Tế Hanh)

Những câu thơ trên của nhà thơ Tế Hanh đã nhắc đến một loài cây có sắc vàng thắm tươi, rực rỡ- cây mai vàng, loài cây biểu tượng của ngày Tết ở miền Nam Việt Nam mỗi khi đất trời chuyển mình sang xuân. Mai vàng là một loài cây cao quý, tượng trưng cho khí tiết thanh cao của người quân tử.

Mai vàng hay còn gọi là hoàng mai, huỳnh mai, lão mai là loài thực vật thuộc họ chi mai, thường nở hoa vào dịp tết đến xuân về, thích hợp với khí hậu nóng quanh năm ở miền nam Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loài cây này nhiều nhất ở những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, và các tình từ Quảng Nam, Đà Nẵng vào miền trong.

Tham khảo thêm:   Kể về gia đình em

Mai vàng là một loài cây lâu năm, gốc cây to, rễ lồi lõm, thân cây xù xì có nhiều nhánh, cành, lá mọc xen kẽ. Mai vàng có nhiều loại, mỗi loại có những đặc điểm khác nhau mà thường những người rất sành về mai mới có thể phân biệt được.

Cây mai núi thường sẽ có hoa từ 5 đến 9 cánh, đôi khi còn có đến 12 đến 18 cánh, loài cây này thường xuất hiện nhiều ở Tây Nguyên. Một loài mai khác mọc ở triền cát, ven biển còn được gọi là “mai động” với thân cây suông, tròn, hoa trổ chi chít trên cành.

Mai chùm gửi cũng là một loài mai nở rất nhiều hoa, hoa nở san sát nhau, tạo thành từng chùm mọc ra từ những tược non đâm ra từ những khối u trên thân cây cứng. Loài mai có cánh to hơn bình thường được gọi là mai châu, trong khi loài hoa có nụ nhỏ, cánh hoa dài và nhọn được gọi là mai cánh nhọn. Ngoài những loài mai kể trên còn có rất nhiều loại mai khác nhau phân bố rải rác ở các tỉnh miền Nam. Có sự khác biệt này bởi đặc tính khí hậu từng vùng miền ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mai.

Về mùi hương, mai vàng thường có mùi rất khó nhận ra, phải để ý kỹ mới thấy mùi hương thoang thoảng. Tuy nhiên, ở Việt Nam có loài mai vàng hương thơm đậm đà hơn hẳn những loài mai khác nên vẫn được gọi là mai hương hay mai thơm.

Về hình dáng, mai có dáng vẻ thanh tao, thân cây mềm mại, có nhiều nhánh cành nhỏ, lá cây xanh biếc, dịu dàng, hoa tươi có màu vàng rực rỡ. Đặc tính của mai là trút lá vào mùa đông để tích nước cho cây và nở hoa vào mùa xuân. Hoa mai vàng nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, mỗi nụ hoa thường có năm cánh, đôi khi sẽ có nhiều hơn tùy vào từng loài mai khác nhau được trồng ở những vùng khí hậu và địa hình khác nhau. Cây mai vàng có một mùi thơm e ấp, kín đáo, là loài cây được xem như là dấu hiệu của điềm lành tới, của một năm thịnh vượng, an khang và gặp nhiều may mắn.

Ở miền Trung của Việt Nam thường chuộng dòng mai Bình Định và mai Huế để trưng tết. Mai Huế chỉ có ở vùng sông Hương núi Ngự, là đặc sản của xứ Huế, có màu vàng rất đẹp và chỉ có năm cánh, hiếm hoi lắm mới có mai nhiều cánh hơn, lá cây xanh mát. Bởi màu sắc hài hòa, đẹp toàn diện mà cây mai Huế thường đắt hơn so với những loài mai khác.

Ở miền Bắc cũng có loài mai vàng này nhưng mới chỉ tập trung chủ yếu ở vùng Uông Bí-Đông Triều-Quảng Ninh, mai cũng có hoa năm cánh nở, có mùi thơm nhẹ nhàng, tương đối giống với hoa mai ở trong miền Trung và miền Nam của nước Việt.

Cây mai thuộc loài hoa khó trồng và chăm sóc, không phải ai cũng có thể chăm được một cây mai cho đến khi nở hoa đẹp. Phải là người tỉ mỉ, chăm chút, cẩn mẩn mới có thể gây được một chậu mai đẹp. Quy trình trồng mai trải qua nhiều giai đoạn, người trồng mai thường lấy những hạt mai chín mẩy, đem ngâm nước rồi gieo vào đất ẩm. Trồng mai phải trồng ở nơi cao ráo, nhiều ánh sáng, đất phải luôn được giữ ẩm nhưng không được ngập úng.

Trong quá trình sinh trưởng của mai, người trồng cũng cần chăm chút tỉa lá, tỉa cành, uốn mai để có một dáng mai đẹp, hình thù độc đáo. Thêm vào đó, để mai có thể nở hoa vào đúng mùng một Tết, người trồng cây thường sẽ phải canh thời tiết và chú ý trút lá của cây.

Cây mang vàng được xem là biểu tượng của ngày tết, của sức sống, sự sung túc, giàu sang. Trong tiết trời chớm vào xuân, mọi cây cối vẫn còn đang e ấp trước gió thì mai vàng đã nở bừng sắc vàng tinh khôi bên những lộc non mơn mởn.

Cây mai còn tượng trưng cho khí tiết thanh cao của người quân tử, biểu tượng cho sự bất khuất, kiên cường, liêm khiết. Cây mai cũng là một trong 4 loại cây xuất hiện trong bộ tranh tứ quý tùng trúc cúc mai. Hoa mai vẫn thường xuất hiện trong thơ ca như một loài cây có sức sống mãnh liệt, biểu trưng cho những con người có ý chí kiên cường, luôn cố gắng vượt qua mọi gian khó để thành công.

“Chăm thần nuôi tánh giữa cơn đông

Mặc kệ ra vào nghiệp bão giông *

Thanh thản cây chưng nòi khí phách

Ung dung đài kết giống tông môn

Gió lùa tình nhụy càng tinh khiết

Mưa xối hạnh hoa mãi mặn nồng

Viên mãn nõn nà khai sắc biếc

Thong dong Mai đợi sấm càn khôn”

Đã từ lâu, cây mai trở thành biểu tượng của mùa xuân trên đất Việt. Cùng với hoa đào ở miền Bắc, hoa mai vàng ở miền Nam đã tô điểm thêm cho bức tranh ngày tết thêm rạng rỡ, tươi đẹp. Trong nắng vàng phương Nam vẫn có sắc vàng của hoa mai gom góp chút nắng ấy để gửi về bốn phương trời đất nước, Bắc Nam cùng chung một nhà.

Tóm lại, cách làm bài văn tả cây mai vàng ngày Tết ở trên hy vọng mang tới cho các em học sinh những thông tin bổ ích để có thể làm tốt thể loại văn này trong chương trình môn văn ở trường.

About The Author