Đóng vai An Dương Vương kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy gồm 2 dàn ý chi tiết kèm theo 12 bài văn mẫu, giúp các em học sinh lớp 10 tham khảo, tích lũy vốn từ để kể lại truyện thật súc tích.

Nhập vai An Dương Vương kể câu chuyện để thấy được công lao to lớn trong việc xây dựng đất nước và cả những sai lầm của mình khi chủ quan, khinh địch dẫn đến nước mất nhà tan. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Dàn ý Đóng vai An Dương Vương kể lại truyện

Dàn ý 1

I. Mở bài

Giới thiệu về truyện theo ngôi kể thứ nhất bằng lời của An Dương Vương.

II. Thân bài

  • Kể lại truyện với các tính tiết theo ngôi kể của An Dương Vương:
  • Xây thành nhưng đắp tới đâu lại lở ở đấy, nhờ Thần Kim Quy mà xây được thành vững trãi.
  • Rùa Vàng trước khi về, tặng lại cho ta nỏ thần, từ đó giữ an cho nước nhà.
  • Ta gả cho con gái cho Trọng Thuỷ- con trai của Triệu Đà và để con rể ở lại trong cung
  • Nhưng ta thật sai lầm, Trọng Thuỷ lừa con gái ta và đánh tráo nỏ thần đem về nước.
  • Biết tin Triệu Đà mang quân sang đánh, ta vẫn ung dung đánh cờ vì nghĩ còn nỏ thần ta chẳng thua. Nhưng khi biết sự thật thì nguy rồi, giặc vây đến tận thành, ta đành phải bỏ chạy về phương Nam
  • Nhưng Mị Châu con ta lại rải lông ngỗng dẫn giặc theo sau. Chạy đén bờ biển, kêu Rùa vàng năm nào và biết con gái là kẻ phản nghịch hại quốc, bèn tức giận mà chém Mị Châu.
  • Ta theo Rùa Vàng xuống biến, máu con gái ta xuống nước, trai sò ăn vào biến thành hạt châu. Trọng Thuỷ ôm xác con ta, đem hoả táng biến thành ngọc thạch, hắn nhớ thương con ta mà lao đầu xuống giếng chết.
  • Vì đó mà ngọc rửa ở giếng đó thì càng sáng và đẹp

III. Kết bài

Cảm nghĩ của nhân vật tôi

Dàn ý 2

I. Mở bài:

  • Giới thiệu về chính mình theo nhân vật An Dương Vương và dẫn dắt đến câu truyện

Ta là An Dương Vương, vị vua của nước Âu Lạc năm nào. Nhớ năm xưa, chuyện ta dựng nước rồi làm mất nước mà đau đớn vô vàn. Đó có lẽ là bài học đắt giá nhất cuộc đời ta, và có lẽ là bài học thấm thía mà bất cứ ai cũng nên ghi khắc trong lòng.

II. Thân bài:

Kể lại các sự kiện theo diễn biến của câu chuyện qua lời kể của nhân vật An Dương Vương:

  • Năm đó, sau khi lên ngôi vua, ta bèn nghĩ việc xây dựng một thành lũy kiên cố để bảo vệ đất nước nhưng oái oăm thay khi xây thành hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy.
  • Khi nghe mọi người nói rằng vùng đất nơi còn vương vấn những hồn ma của các vị tướng bại trận mà họ không cho ta thuận lợi đắp thành, ta lập đàn trai giới, cầu xin thần linh phù hộ
  • Dường như ông trời đã ở nghe được lời muôn dân khẩn cầu, ngày mồng bảy tháng ba, một cụ già từ phương Đông đứng trước cửa thành mà than rằng: “ Xây dựng thành này bao giờ cho xong được”, lấy làm lạ, ta bèn cho mời cụ vào thành
  • Khi biết đây là người trời phái đến giúp sức, ta mừng rỡ đón cụ già vào trong điện, thi lễ hỏi lý do đắp thành mãi không xong thì cụ già trả lời: “ Sẽ có xứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công”, rồi từ biệt ra về.
  • Sau đó, trong một lần ta bơi thuyền trên hồ, một con Rùa Vàng bất ngờ nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, xưng là sứ Thanh Giang, ta mừng rỡ vội vã dùng xe nghênh đón, rước Rùa Vàng vào thành.
  • Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, sau nửa tháng thì thành được xây xong, với hình dạng xoắn ốc, người ta gọi là thành Cổ Loa
  • Rùa Vàng ở với thành ta được ba năm rồi ra về, ta bèn hỏi Rùa Vàng cách ứng phó khi giặc trở lại xâm lược nước mình
  • Trước khi đi, Rùa Vàng tháo vuốt đưa ta, dặn: “ Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì không lo gì nữa”
  • Nghe lời thần Kim Quy, ta ngày lập tức lệnh cho Cao Lỗ – một vị tướng vô cùng tài giỏi – làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy và đặt tên là “ Linh quang Kim Quy thần cơ”
  • Chẳng bao lâu sau, quân Triệu Đà cử binh xâm lược nước ta, ta lấy nỏ thần ra bắn, làm quân giặc khiếp sợ và thua trận, chạy về Trâu Sơn đắp luỹ và xin hoà.
  • Một thời gian sau, Triệu Đà cầu hôn cho con trai, tỏ ý dùng cuộc hôn nhân giữ mối hoà hiếu cho hai quốc gia
  • Ta cả tin chấp thuận gả con gái xinh đẹp Mị Châu cho Trọng Thuỷ và để cho hắn ở lại cung
  • Nhưng quyết định đó quả thật là sai lầm vì ta đã vô cùng chủ quan không nghĩ đến rằng, con rể lại dụ dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần rồi đánh tráo nỏ thần mang về phương Bắc.
  • Có được nỏ thần, Triệu Đà mang quân đến đánh, ỷ vào nỏ thần trong tay, ta không hề lộ sợ
  • Nhưng éo le thay, khi ta biết nỏ kia không phải nỏ thần thì quá muộn, giặc đã tiến sát thành, ta phải cùng Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam.
  • Càng chạy thì ta vẫn thấy giặc đuổi theo sau. Đến tới bờ biển, ta biết đó là đường cùng.
  • Ta bèn kêu rằng : “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” Rùa Vàng từ dưới nước xuất hiện, thét lớn: “ Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”.
  • Ta bất ngờ quay lại, và không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy đường rải đầy lông ngỗng, đây chính là lí do mà giặc có thể lần theo ta
  • Trên tay con gái Mị Châu là áo lông ngỗng, ta hiểu ra chuyện, vô cùng tức giận và đau lòng mà tuốt kiếm chém Mị Châu
  • Mị Châu thấy vậy, bèn khấn với ta: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”
  • Dù đau lòng nhưng đứng trước kẻ phản nghịch, tội đồ quốc gia ta không thể tha thứ với cương vị một người đứng đầu đất nước.
  • Ta theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển.
  • Về sau, ta được nghe rằng khi ấy Mị Châu con ta chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai ăn vào tạo thành hạt châu. Trong Thuỷ đến đó, thấy con ta đã chết, ôm xác về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch.
  • Thì ra khi con gái ta chết, Trọng Thuỷ cũng đau đớn, nhớ mong mà tự tử ở giếng. Nước giếng đó rửa ngọc ở biển Đông thì ngọc vô cùng sáng và đẹp.

III. Kết bài:

  • Nêu lên bài học và ý nghĩa từ truyền thuyết

Đóng vai An Dương Vương kể lại câu chuyện – Mẫu 1

Trời đã vào thu, cảnh vật dường như tĩnh lặng hơn vì thế lòng người cũng trở nên buồn bã lạ thường. Cảnh làm cho tôi nhớ lại chuyện năm xưa – chuyện mà tôi hằng muốn quên, nhưng cứ mỗi lần nhớ lại làm tôi nhói đau. Chuyện là:

Tôi chính là An Dương Vương – nhà vua nước Âu Lạc trong câu chuyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Năm ấy, tôi được dân chúng khắp đất nước ngợi ca, ngưỡng mộ vì công lao xây thành Cổ Loa. Chẳng là, ban đầu, vua tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây thành, hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy, khiến tôi rất buồn lòng. Dường như, thần linh thấu hiểu được nỗi lòng mình, nên đã cử Rùa Vàng từ phương Đông đến, tự xưng mình là sứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, giúp tôi xây thành. Tôi đã rất mừng rỡ vì được thần giúp. Nửa tháng sau, thành được xây xong. Vì nó có hình xoắn như trôn ốc, nên gọi là Loa Thành, còn gọi là Quý Long Thành, nó cao và uy nghi lắm.

Trước khi Rùa Vàng ra về, có tặng tôi một chiếc vuốt và nói rằng vận nước là do mệnh trời nhưng con người có thể kéo dài thời vận nếu biết tu nhân tích đích, dặn tôi hãy lấy vuốt này để làm một chiếc lẫy, nếu có giặc thì lấy làm vũ khí giết giặc.

Sau đó, nghe lời Rùa Vàng, tôi sai quần thần lúc ấy tên là Cao Lỗ lấy vuốt mà Rùa cho làm thành một cái nỏ, gọi là nỏ Linh quang Kim Quy thần cơ.

Cuộc sống cứ thế trôi đi, thanh bình, tôi dường như quên hẳn câu chuyện Rùa vàng cùng sự có mặt của chiếc nỏ thần. Thế nhưng, Triệu Đà đến từ phương Bắc mang quân sang xâm lược nước ta, ta đã dùng cái nỏ ấy tiêu diệt sạch quân giặc. Triệu Đà bèn phải xin hòa

Chẳng bao lâu sau cuộc chiến tranh đó, vua Đà sang xin cầu hôn con gái ta là Mị Châu cho Trọng Thủy – con trai hắn. Ta đã làm một hành động ngu ngốc, đó là gả Mị Châu cho Trọng Thủy, việc mà về sau này người đời gọi là ta gián tiếp bán nước. Ta nào đâu có biết được những âm mưu thâm độc của cha con nhà Triệu Đà.

Trọng Thủy sau khi làm rể ta chẳng được bao lâu thì xin về nước thăm cha. Ta đã đồng ý mà không biết rằng trong thời gian ở Âu Lạc, Trọng Thủy đã lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của Mị Châu con gái ta để xem trộm nỏ thần rồi ngầm làm một cái khác thay vuốt Rùa Vàng. Trọng Thủy về nước mang theo nỏ thần mà không ai hay biết.

Đến một ngày, đó là một ngày bình thường như bao ngày khác. Cha con Triệu Đà cử binh sang đánh nước ta. Lúc ấy, vì nghĩ có nỏ thần, nên ta đã chủ quan, nghĩ rằng mình sẽ thắng quân giặc. Nào ngờ, nỏ thần đã bị đánh cắp. Không còn con đường nào khác, cha con ta đã phải cùng nhau chạy về phương Nam.

Trên đường đi, Mị Châu theo lời dặn dò của Trọng Thủy trước lúc về nước đã rải lông ngỗng khắp đường để làm dấu, vì vậy, kẻ giặc nhanh chóng theo dấu vết ấy tìm được cha con ta. Về sau khi nói chuyện với Rùa Vàng, ta mới biết được điều đó, kẻ thù của ta, của đất nước Âu Lạc chính là Mị Châu – đau lòng thay! Rùa Vàng vì quá tức giận nên đã vung gươm ra giết Mị Châu. Trước khi chết, con bé còn nói rằng nếu mình có ý phản bội cha thì sẽ cát bụi, còn không thì sẽ biến thành châu ngọc để chứng tỏ tấm lòng trung hiếu. Nói xong, con gái ta gieo mình xuống nước, máu chảy thành sông. Nhưng lạ thay, trai sò ăn dòng máu ấy, đều biến thành ngọc trai. Vậy là, con gái ta đã không cố ý làm hại ta, làm hại đất nước, không cố ý trao nỏ thần cho giặc. Về phần ta được Rùa Vàng thương tình nên đã rẽ nước mà dẫn xuống biển.

Sau này, nhân dân tương truyền rằng. Cha con Triệu Đà lúc ấy đến bờ biển không thấy ta đâu mà chỉ thấy xác Mị Châu. Trọng Thủy vì quá đau lòng mà ôm xác vợ hỏa táng, Mị Châu biến thành ngọc thạch. Kể từ khi mất Mị Châu, Trọng Thủy vô cùng đau buồn nên đã nhảy xuống giếng tự tử. Người đời sau khi mò được ngọc ở biển đông, rửa vào giếng nước ấy thì ngọc trong sáng hơn, đẹp hơn.

Câu chuyện của ta đã trở thành bài học về sự cảnh giác cho muôn đời sau.

Đóng vai An Dương Vương kể lại câu chuyện – Mẫu 2

Ta xin giới thiệu ta chính là An Dương Vương và cũng là vị vua của nước Âu Lạc năm nào. Ngồi nhớ lại chuyện xưa khi ta dựng nước đã rất khó khăn nhưng khi dựng xong lại không giữ được nước. Với ta đây thực sự là một bài học không bao giờ ta quên vì nó còn để lại trong ta những nỗi đau đến vô vàn.

Ta vẫn còn nhớ như in vào năm đó, sau khi lên ngôi vua, ta bèn nghĩ việc xây thành. Nhưng khốn đốn thay biết bao nhiêu, khi ta xây thành ở đất Việt Thường hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Ta cũng nghe nói vì đất nơi này còn vương vấn những hồn ma của các vị tướng bại trận trước đây mà họ không cho ta thuận lợi đắp thành. Lúc đó ta lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần và mong muốn có được người hiền tài đến giúp ta việc xây thành. Và quả nhiên vào ngày mồng bảy tháng ba thì ta bỗng thấy một cụ già từ phương Đông đứng trước cửa thành mà than một câu rằng “Xây dựng thành này bao giờ cho xong được”. Khi thấy vậy ta mừng rõ lắm và nhanh chóng đón vào trong điện và hỏi lý do vì sao ta đắp thành mà mãi không được. Lúc đó thì cụ già kia trả lời ta rằng “ Sẽ có xứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công”, rồi từ biệt ra về.

Và khi được nghe lời đó, ngày hôm sau ta đứng ngoài cửa đông chờ đợi, và bất ngờ thấy một con Rùa Vàng bỗng nhiên nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, tự xưng là sứ Thanh Giang, ta mừng rỡ vội vã dùng xe nghênh đón, rước Rùa Vàng vào thành. Cũng chính nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, thành sau nửa tháng thì xong. Ngắm nhìn thành mới mà lòng ta vui sướng. Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn ốc nên ta gọi nó là Loa Thành sừng sững và vững chắc lắm.

Rồi Rùa Vàng ở với thành ta được ba năm rồi ra về. Trước khi ra về thì Rùa Vàng cũng đã bày tỏ lòng thành kính cảm tạ và hỏi thần nếu giặc đến, làm thế nào giữ nước. Rùa Vàng nghe hỏi rồi tháo vuốt đưa ta, dặn đi dặn lại rằng “ Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì không lo gì nữa”.

Vui mừng lắm, khi nghe lời thần, ta đưa Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy và đặt tên là “ Linh quang Kim Quy thần cơ”. Chỉ trong thời gian sau, quân Triệu Đà cử binh xâm lược nước ta, ta lấy nỏ thần ra bắn, làm quân giặc khiếp sợ và thua trận, chạy về Trâu Sơn đắp luỹ và xin hoà. Đất nước thái bình và ta cũng không còn lo lắng gì nhiều nữa.

Thế nhưng không được lâu sau, Đà cầu hôn. Ta gả con gái xinh đẹp Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thuỷ và để cho hắn ở lại cung. Và giờ nhắc đến ta thật hối hận biết bao nhiêu vì đây là một sự sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của ta, Chính ta cũng không nghĩ đến rằng con rể lại có thể dụ con gái cưng của ta là Mị Châu để lấy nỏ thần rồi mang về nước. Khi mà Triệu Đà có được nỏ thần, Triệu Đà mang quân đến đánh. Đáng buồn là khi đó ta vẫn chưa biết chuyện, vẫn ung dung chơi cờ vì nỏ thần còn trong tay thì ta chẳng sợ gì cả. Qủa thực éo le thay, khi ta biết nỏ kia không phải nỏ thần thì quá muộn, giặc đã tiến sát thành, ta phải cùng Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam.

Khi càng chạy thì ta vẫn thấy giặc đuổi theo sau. Khi đã bỏ chạy đến tới bờ biển, ta biết đó là đường cùng. Ta không còn cách nào và nhớ ra sứ Thanh Giang bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” Rùa Vàng từ dưới nước xuất hiện, thét lớn cho ta biết rằng: “ Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Lúc này ta bất ngờ quay lại nhìn thấy đường rải đầy lông ngỗng, và trên tay con gái Mị Châu là áo lông ngỗng, ta hiểu ra chuyện và vô cùng tức giận. Không thể chịu được ta tức giận vừa đau lòng mà tuốt kiếm chém Mị Châu. Mị Châu thấy vậy thì cũng khấn với ta: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Cho dù rất đau lòng nhưng là một kẻ phản nghịch, tội đồ quốc gia ta không thể tha thứ với cương vị một người đứng đầu đất nước.

Rồi ta theo Rùa Vàng xuống biển. Mị Châu con ta lúc đó chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai ăn vào tạo thành hạt châu đúng như lời con khấn. Khi con rể Trọng Thuỷ đến đó, thấy con ta đã chết, ôm xác về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Con ta chết, thì Trọng Thuỷ cũng đau đớn, nhớ mong mà tự tử ở giếng. Nước giếng đó rửa ngọc ở biển Đông thì ngọc vô cùng sáng và đẹp điều này minh chứng cho sự ngây thơ và khờ dại của Mị Châu.

Tham khảo thêm:   Bài viết số 1 lớp 10 đề 3: Nêu cảm nghĩ sâu sắc về câu chuyện Chiếc lược ngà

Thực sự đây là một câu chuyện năm nào được nhân dân ta truyền nhau khiến ta càng day dứt không yên và ta không bao giờ tha thứ cho mình. Cũng chỉ vì những phút giây thiếu cảnh giác mà ta làm mất nước. Ta nhận thấy được đây cũng chính là bài học xương máu, đau đớn dành cho ta khiến ta có lỗi với nhân dân với bách tính.

Đóng vai nhan vật An Dương Vương – Mẫu 3

Ta là An Dương Vương, vua của nước Âu Lạc. Bây giờ ta đang ở dưới biển nhờ sự giúp đỡ của rùa vàng. Đến bây giờ ta vẫn nhớ như in việc ta đã làm mất nước ta vào tay kẻ thù như thế nào. Bây giờ ta sẽ kể lại cho mọi người chuyện đau lòng ấy mà có thể ta không bao giờ quên được.

Sau khi ta nỗ lực xây thành nhưng hễ đắp đến đâu lại lỡ đến đấy. Một ngày nọ, ta gặp được Rùa Vàng và được ngài ấy giúp đỡ. Cuối cùng ta cũng xây được một ngôi thành kiên cố lấy tên là Loa Thành hay Cổ Loa.

Rùa Vàng ở lại ba năm rồi cũng trở về. Trước khi về ngài đã lấy vuốt của mình và trao cho ta rồi bào: “Người hãy đem vuốt này làm lẫy nỏ để chế tạo ra nỏ thần và chống lại quân giặc”. Ta cảm tạ Rùa Vàng và tiễn ngài ấy trở về. Sau đó, ta làm theo và giao việc làm lẫy nỏ cho Cao Lỗ. Thế là ta đã có được một chiếc nỏ thần và khi bắn ra thì có một trăm mũi tên bay ra và giết chết hàng trăm quân giặc.

Khi Triệu Đà tiến quân sang xâm lược nước Âu Lạc, may nhờ có nỏ thần mà ta chiến thắng được Triệu Đà. Sau đó không lầu, Triệu Đà sang cầu thân xin cho con trai của mình là Trọng Thủy được kết thân cùng với con gái của ta là Mị Châu – đứa con gái mà ta hết mực yêu thương. Nhưng vì tình giao hảo giữa hai nước, ta đã đồng ý với hắn. Vã lại, ta nghĩ mình đã có nỏ thần trong ta nên kẻ thù không làm gì được.

Mà nhìn lại Trọng Thủy, ta thấy hắn cũng là một người anh tuấn. Nhìn bề ngoài trông hắn cũng không đến nỗi là người xấu nên ta mới đồng ý gã con gái ta cho hắn, chỉ mong Mị Châu được hạnh phúc. Nhưng vì quá thương con, không nỡ rời xa đứa con thân yêu và sợ khi về nước chồng sẽ không được coi trọng và hạnh phúc nên ta liền nghị với Triệu Đà cho Trọng Thủy sang ở rễ. Nào ngờ, Triệu đà đồng ý ngay mà ta nào biết âm mưu của hắn. Mãi đến sau này, ta mới biết ta đã vô tình tiếp tay cho kế hoạch của hắn.

Trong thời gian ở rễ, Trọng Thủy luôn tỏ ra là một con người tốt nên ta cũng chẳng mảy may nghi ngờ mà nới lỏng phòng bị. Ta nào ngờ hắn lại lợi dụng đứa con gái ngây thơ của ta. Hắn dụ dỗ Mị Châu dẫn đến nơi cất giấu nỏ thần và đánh tráo. Sau khi đạt được mục đích, hắn xin về nước thăm cha. Mị Châu nghe vậy lòng buồn rười rượi nhưng cũng đồng ý.

Không lâu sau, quả thật Triệu Đà đã mang quân sang đánh. Ta ỷ lại có nỏ thần nên vẫn ung dung ngồi đánh cờ. Đến khi giặc tiến quân đến sát cửa thành, ta mới sai người đem nỏ thần ra bắn. Lúc này, ta mới phát hiện nỏ thần không còn và biết rằng nỏ thần đã bị lấy trộm và thủ phạm là Trọng Thủy – chồng của con gái mình. Thấy thế quân khó chống, ta leo lên lưng ngựa và để Mị Châu phía sau, phi ngựa về hướng Nam. Chạy ra đến biển mà giặc vẫn còn đuổi theo. Ta liền kêu lớn: “Rùa vàng ơi mau đến cứu nguy”. Rùa Vàng hiện ra và nói: “Giặc ở ngay sau lưng ngươi”. Câu nói ấy làm ta bất ngờ vì phía sau ta chỉ có đứa con gái yêu quý. Nhưng khi nhìn thấy tấm áo lông ngỗng của con gái trở nên xơ xác thì ta liền tỉnh ngộ và nhận ra mọi chuyện.

Dù không muốn nhưng khi nghĩ đến việc nước mất nhà tan, làm hại bao nhiêu người dân vô tội thì ta đã tuốt kiếm xuống tay giết đi đứa con gái ruột của mình. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng mà ta xuống được biển và ở lại đến ngày hôm nay. Sau này, ta biết Mị Châu đã nhận ra lỗi lầm mà mình đã gây nên. Mị Châu nói rằng: “Nếu tấm lòng trung hiếu bị người đời lừa dối ta xin nguyện biến thành châu ngọc”. Sau khi chết, xác Mị Châu biến thành ngọc thạch, còn máu được trai ăn vào hóa thành ngọc trai. Điều đó nói lên sự trung hiếu của Mị Châu với đất nước. Sau đó Trọng Thủy cũng đau lòng mà chết.

Qua bài học đắt giá này, ta muốn khuyên mọi người không nên chủ quan, khinh địch, dễ tin người, phải biết đặt lợi ích của mọi người lên trên lợi ích của cá nhân để không phải hối hận như ta.

Đóng vai nhân vật An Dương Vương – Mẫu 4

Sau khi kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng vương, An Dương Vương Thục Phán đã đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc và dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu xuống vùng Phong Khê, hay còn gọi là vùng Kẻ Chủ, tức cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay.

An Dương vương bắt tay ngay vào việc xây thành nhưng ngặt nỗi cứ ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Nhà vua bèn sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xỉn thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, nhà vua bỗng thấy cỏ một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống cây gậy trúc, thong thả từ phía Đông đi tới trước cổng thành, ngửa cổ mà than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!”. Mừng rỡ, An Dương Vương rước cụ già vào trong điện, kính cẩn hỏi rằng: “Ta đắp thành này đã tốn nhiều công sức mà không được, là cớ làm sao?”. Cụ già thong thả đáp: “Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thì mới thành công”. Nói xong, cụ già từ biệt ra đi.

Sáng hôm sau, có một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo với An Dương Vương rằng muốn xây được thành thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu. Quả nhiên, sau khi Rùa Vàng giúp nhà vua diệt trừ yêu quái thì chỉ khoảng nửa tháng là thành đã xây xong. Thành xây theo hình trôn ốc, rộng hơn ngàn trượng nên gọi là thành Ốc hay Loa Thành. Rùa Vàng ở lại ba năm thì ra đi. Lúc chia tay, An Dương vương cảm tạ nói: “Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong. Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng tháo một chiếc vuốt trao cho An Dương Vương, dặn hãy lấy làm lẫy nỏ. Giặc đến, cứ nhằm mà bắn thì sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Nhà vua sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy. Đó là nỏ thần Kim Quy.

Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, mỗi phát chết hàng vạn tên giặc. Chúng hoảng sợ quay đầu chạy về đến núi Trâu, cầm cự được vài ngày rồi rút về nước. Dân chúng Âu Lạc hân hoan mừng chiến thắng vẻ vang của vị vua tài giỏi.

Thấy không nuốt nổi Âu Lạc bằng phương cách tấn công, Triệu Đà nghĩ ra một âm mưu thâm hiểm khác. Hắn cho con trai là Trọng Thủy qua cầu hôn Mị Châu, con gái yêu của An Dương Vương. Không chút nghi ngờ, nhà vua vui lòng gả và còn cho phép Trọng Thủy được ở rể trong Loa Thành.

Theo lời cha dặn, Trọng Thủy ngầm để ý dò xét khắp nơi và rắp tâm phát hiện bằng được bí mật của nỏ thần. Mị Châu nhẹ dạ, lại thực lòng yêu thương chồng nên đã đưa Trọng Thủy vào tận nơi cất giấu nỏ thần. Trọng Thủy chế ra chiếc lẫy giống y như thật rồi đánh tráo, thay vuốt Rùa Vàng. Xong việc, Trọng Thủy nói với vợ: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta trở lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Mị Châu ngây thơ đáp: “Thiếp có cái áo lông ngỗng thường mặc, khi gặp biến, đi đến đâu sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường làm dấu mà tìm nhau”.

Trọng Thủy về đến nhà, Triệu Đà lập tức cất binh sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo hàng chục vạn quân giặc đã tràn sang, cậy có nỏ thần, An Dương vương vẫn ngồi ung dung đánh cờ và cười nói: “Đà không sợ nỏ thần sao?” Quân Đà tiến sát cổng thành, vua mới sai lấy nỏ thần ra bắn nhưng không linh nghiệm nữa.

Hai cha con đành lên ngựa, nhằm hướng phương Nam mà chạy, nhưng chạy đến đâu quân giặc cứ theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo đến đó. Ra tới sát bờ biển, An Dương vương cùng đường bèn kêu lớn: “Sứ Thanh Giang ở đâu mau đến cứu ta!”. Ngay lập tức, Rùa Vàng hiện lên, chỉ tay vào Mị Châu mả nói với An Dương Vương rằng: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!”. Hiểu ra cơ sự, An Dương Vương nổi giận, tuốt gươm định chém Mị Châu thì vừa lúc ấy, Trọng Thủy cũng đến nơi. Chàng lao vào đỡ nhát kiếm oan nghiệt của An Dương Vương thay cho người vợ thân yêu. Bỗng nhiên, mặt nước rẽ ra, Rùa Vàng đón An Dương Vương xuống biển. Mị Châu nước mắt chan hòa, vùng chạy theo cha nhưng những đợt sóng giận dữ tung bọt trắng xóa đã ngăn bước chân nàng. Nàng gục xuống bên xác chồng, nức nở.

Đóng vai An Dương Vương kể lại câu chuyện – Mẫu 5

Trong kho tàng văn học của Việt Nam, em thích nhất là câu chuyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” vì đó là một trong những câu chuyện tiêu biểu cho thể loại truyền thuyết. Truyện khái quát để chúng ta hiểu thêm về việc An Dương vương xây thành và chế tạo nỏ thần cũng như giúp chúng ta hiểu thêm về mối tình bi kịch giữa Mị Châu -Trọng Thủy và nguyên nhân mất nước Âu Lạc của An Dương Vương.

An Dương Vương là vua nước Âu Lạc. Khi vua xây thành, hễ đắp tới đâu lại lỡ tới đấy nên vua bèn lập đàn trai giới cầu thần. Đến ngày mồng bảy tháng ba, bỗng thấy có một cụ già từ phương đông tới, vua lập tức mời vào và hỏi chuyện. Cụ già nói rằng sẽ có sứ Thanh Giang tới giúp nhà vua xây thành rồi ra về. Ngày hôm sau, có một con Rùa Vàng từ phương đông lại và tự xưng là sứ Thanh Giang đến giúp vua. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng mà chỉ trong vòng nửa tháng, thành đã được xây xong. Thành có hình trôn ốc nên được gọi là Loa thành. Sau ba năm, Rùa Vàng từ biệt ra về. An Dương Vương suy nghĩ về việc giữ nước nên đã hỏi ý kiến của Rùa Vàng. Rùa Vàng bèn trao cho nhà vua móng vuốt của mình và dặn vua hãy lấy đó làm lẫy nỏ.

Một thời gian sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược, vua bèn lấy nỏ thần ra bắn. Quân của Triệu Đà thua to, bèn cầu hòa. Chính nhờ yếu tố thần kì về Rùa Vàng đã giúp An Dương Vương đạt được ý nguyện chính đáng mà cũng phù hợp với ý nguyện của nhân dân, của trời đất.

Chẳng bao lâu sau, Triệu Đà cầu hôn. An Dương Vương gả con gái của mình là Mị Châu cho con trai của Đà là Trọng Thủy. Trọng Thủy lừa Mị Châu cho coi lẫy rời làm một cái khác thay thế cho vuốt Rùa Vàng. Trọng Thủy nói dối Mị Châu để chạy về phương Bắc. Sau khi có được nỏ thần, Triệu Đà đem quân sang xâm chiếm. An Dương Vương chủ quan nên đã bị thất bại. Ta thấy được bi kịch mất nước Âu Lạc là do sự chủ quan của An Dương Vương và Mị Châu. An Dương Vương làm mất nước do chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác với kẻ thù. Mị Châu đã mất cảnh giác khi cho Trọng Thủy xem nỏ thần. Mị Châu đã đặt chữ tình, đặt nặng trách nhiệm của một người vợ lên trên quốc gia, dân tộc. Lời kết tội của Rùa Vàng: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó” đại diện cho công lí, đứng trên quyền lợi của nhân dân, tổ quốc để phán xét hành động vô tình phản quốc của Mị Châu. Khi chém chết Mị Châu, An Dương Vương đã đứng vào quyền lợi của quốc gia, tổ quốc để phán xét Mị Châu.Từ việc mất nước Âu Lạc, ta rút ra được bài học là cần phải biết xử lí đúng đắn mối quan hệ chung va riêng, cá nhân và nhà nước. Mị Châu đã không đặc trách nhiệm lên trên tình cảm để rồi gây ra việc mất nước.

Sau khi giết chết Mị Nương, An Dương Vương đã cầm sừng tê bảy tấc rẽ nước theo Rùa Vàng đi xuống biển. Sự việc này chứng tỏ rằng An Dương Vương không chết trong lòng của nhân dân, có được sự tôn trọng, ủng hộ của nhân dân.

Trọng Thủy sau khi chiếm được nước Âu Lạc đã lần theo dấu lông ngỗng mà Mị Châu đã rắc từ trước. Khi đến nơi quân Đà không thấy bóng dáng gì trừ xác của Mị Châu. Trọng Thủy thương tiếc Mị Châu vô cùng để rồi một lần tưởng thấy bóng giáng Mị Châu dưới giếng nên lao đầu xuống dưới mà chết. Người đời sau cho rằng khi lấy ngọc ở biển Đông mà rửa tại giếng này thì ngọc sẽ sáng thêm. Chi tiết này cho chúng ta thấy được cái nhìn bao dung của nhân dân.

Thông qua hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” nhân dân ta đã giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc. Qua đó nhân dân ta muốn nên lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.

Đóng vai An Dương Vương kể lại câu chuyện – Mẫu 6

Câu chuyện xảy ra trong thời gian đầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Ta là An Dương Vương Ta là An Dương Vương với mong muốn xây dựng đất nước vững mạnh nhân dân ấm no và ngăn chặn được giặc ngoại xâm, ta cho xây dựng thành Cổ Loa nhưng thật kì lạ thành xây mãi vẫn không xong. Với sự giúp đỡ của sứ giả Thanh Giang chỉ trong thời gian ngắn thành đã xây xong. Thần Kim Quy còn trao lại móng vuốt và làm ra nỏ thần với khả năng tiêu diệt địch trong thời gian ngắn giúp ngăn ngừa mối họa từ quân Triệu Đà. Vậy là từ đây đất nước sẽ sống trong hòa bình, nhân dân no ấm.

Âm mưu của kẻ địch thật sâu xa khó lường, biết không thể thắng quân Âu Lạc hắn làm kế hoãn binh và cử con trai là Trọng Thủy sang làm rể, vốn mong muốn hòa bình và nhận thấy con gái Mị Châu rất thích Trọng Thủy nên cuối cùng ta đã đồng ý cho kết hôn.

Vốn ý định từ trước Trọng Thủy đã đánh tráo nỏ thần và lấy cớ về nước để thăm cha. Chỉ một thời gian ngắn sau Triệu Đà mang quân sang xâm lược, ỷ có nỏ thần trong tay nên ta vẫn ung dung, nhưng thật kỳ lạ nỏ thần không còn phát huy tác dụng, biết đã bị lừa và tình hình nguy cấp ta bèn mang Mị Châu tháo chạy về hướng Nam.

Chạy đến đường cùng ta kêu lớn:

– Sứ giả Thanh Giang mau ra cứu ta.

Rùa xuất hiện và bèn đáp lời:

– Giặc ngay sau lưng nhà vua.

Nhận thấy những chiếc lông ngỗng mà Mị Châu rải trên đường đã giúp dẫn đường cho quân địch và ta đã hiểu rằng chỉ vì sự cả tin của Mị Châu mà nỏ thần bị đánh cắp. Ta hét lớn và vung kiếm chém chết đứa con gái yêu quý. Nước mất nhà tan, quá thất vọng ta đành vung kiếm tự tử nhưng thần Kim Quy cứu mạng bằng cách dùng năng lực rẽ nước giúp ta đi xuống biển.

Ở đời vì quá tin người và mất cảnh giác trước kẻ địch đã khiến cả cơ đồ bị hủy hoại trong phút chốc. Đây là bài học thấm thía mà ta và cả thế hệ mai sau phải khắc ghi.

Đóng vai nhân vật An Dương Vương kể lại câu chuyện – Mẫu 7

Chuyện xảy ra đã lâu, nhưng mỗi khi nhắc tới, tôi lại không khỏi dằn vặt bản thân đã làm cơ đồ rơi vào tay giặc. Đến bây giờ, nỗi ăn năn, hối hận vẫn còn ám ảnh trong tôi.

Trước đây, tôi vốn là vua của nước Âu Lạc thân yêu, tên họ Thục Phán. Tôi có xây thành ở đất Việt Thường, nhưng ngặt nỗi đắp tới đâu lại lở ra tới đó. Tôi buồn bã, tôi thất vọng tràn trề. Tôi lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần, mong được sự giúp đỡ. Tôi luôn hi vọng có ai đó giúp tôi trong việc xây thành khó khăn này. Bất ngờ thay, ngày mồng bảy tháng ba, từ phương đông bỗng có một cụ già đến trước cửa thành mà than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!”. Tôi mừng rỡ, đoán biết là người tài mà mình đang cần chiêu mộ. Tôi liền sai người đón vào điện, làm nghi lễ chào mừng và bày tỏ nỗi lòng mình. Tôi thành thực mà giãi bày: “Ta đắp thành này đã nhiều lần băng lở, tốn nhiều công sức mà không thành, thế là cớ làm sao?”. Nghe xong, có già chỉ đáp: “Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công”. Cụ già nói xong rồi từ biệt ra về mà không kịp để tôi hỏi han thêm điều gì nữa.

Tham khảo thêm:   Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Cả tối đêm ấy, tôi trằn trọc, băn khoăn không ngủ được. Tôi suy nghĩ về lời cụ già đó nói. Hôm sau, tôi ra cửa đông sớm, ngóng đợi. Chợt tôi thấy có một con rùa Vàng từ phương đông lại, nổi trên mặt nước. Kì lạ là nó nói sõi tiếng người và tự xưng là sứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Tôi mừng rỡ vì biết người mình cần đã xuất hiện. Đúng như lời cụ già đã báo cho tôi trước đó, sứ Thanh Giang nay đã xuất hiện rồi. Tôi lập tức chuẩn bị nghi lễ, dùng xe vàng rước vào trong thành.

Thành xây nhanh hơn tôi nghĩ. Trong vòng nửa tháng, thành đã hoàn thành xong. Thành nhìn đẹp lắm. Tôi vẫn nhớ thành đó rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành hay còn gọi là Quỷ Long Thành. Tôi mừng rỡ khi thành được xây dựng xong. Tôi cũng phần nào an tâm vì sự bình yên cho dân làng. Rùa Vàng ở lại với chúng tôi ba năm rồi từ biệt ra về. Lúc tiễn đưa, tôi đã gửi lời cảm tạ: “Nhờ ơn của thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng liền đáp lại: “Vận nước suy thịnh, xã tắc an nguy đều do mệnh trời, con người có thể tu đức mà kéo dài thời vận. Nhà vua ước muốn ta có tiếc chi”. Nói xong, Rùa Vàng bèn tháo vuốt đưa cho tôi và nói: “Đem vật này làm lẫy nó, nhằm quân giặc mà bắn thì sẽ không lo gì nữa”. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông.

Tôi nhanh chóng sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy. Tôi gọi nỏ là “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Chẳng bao lâu sau, như sự lo lắng của tôi, nước có giặc tràn vào. Triệu Đà đem quân đến giao chiến, hòng thâu tóm thành. Tôi bèn lấy nỏ thần ra bắn, trăm phát trăm trúng, quân Đà thua thảm, bèn rút quân về Trâu Sơn đắp lũy không dám đối chiến, viết thư xin cầu hòa.

Cuộc sống dân chúng từ đó được yên ổn, xã tắc bình an. Tôi vốn có một cô con gái xinh đẹp, nết na tên là Mị Châu đương độ tuổi kén chồng. Lúc ấy, Đà sang cầu hôn. Tôi vô tình đồng ý mà không mảy may nghĩ tới mối thù xưa. Tôi cứ nghĩ cuộc hôn nhân này là môn đăng hộ đối, là vừa lứa xứng đôi, các con sẽ trăm năm hạnh phúc. Nhưng tôi đã lầm. Đây chỉ là một kế của Đà hòng cướp đoạt nỏ thần của tôi. Vậy mà khi ấy, tôi chẳng hề để ý. Mị Châu là đứa con gái ngoan ngoãn, là một người vợ hiền hết mực thương chồng. Trong một lần Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần, Trọng Thủy đã tráo nỏ thần đem về phương Bắc, lấy lí do thăm cha. Lúc ấy, tôi vẫn không hề biết rằng nỏ thần đã bị cô con gái thân yêu của mình vô ý trao tay giặc.

Không bao lâu sau ngày Trọng Thủy về phương Bắc, Triệu Đà đem quân sang đánh. Tôi cũng không ngờ Đà vẫn còn nặng thù với việc thua ngày xưa. Nhưng tôi đã có nỏ thần trong tay, tôi ung dung, thản nhiên ngồi đánh cờ. Tôi mặc kệ Đà đánh chiếm ra sao. Chỉ khi Đà cho quân tiến sát vào, tôi mới đem nỏ thần ra đánh. Nhưng… nỏ thần đâu? Kia chỉ là cái nỏ rất bình thường. Tôi hoảng loạn khi nỏ thần bị đánh cắp. Tôi cùng con gái bỏ chạy về phía phương Nam. Tôi và Mị Châu cứ chạy, Mị Châu cứ lặng lẽ rải lông ngỗng trên đường mà tôi không hề biết. Chạy đến bờ biển, đường cùng, tôi bèn kêu lớn: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa Vàng khi ấy mới hiện lên và nói: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó”. Tôi quay qua Mị Châu, không khỏi sững sờ khi con gái mình chính là giặc, chính là kẻ đã đưa mình đến bước đường cùng. Chẳng nghĩ ngợi, đắn đo, tôi tuốt kiếm chém Mị Châu, máu chảy lênh láng. Tôi cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn tôi xuống biển.

Tôi đang sống dưới hải cung, nhưng không khỏi thương tiếc về đất nước mình. Tôi đã lầm lỡ, đã quá tự tin, đã không hề cảnh giác với kẻ thù, để khi mọi chuyện lỡ rồi cũng không còn đường rút. Hi vọng mọi người đừng ai sơ ý giống tôi, cũng đừng ai mất cảnh giác như tôi để chuyện xấu không xảy đến.

Đóng vai nhân vật An Dương Vương kể lại câu chuyện – Mẫu 8

Hôm nay, ta thành thật thú nhận tội lỗi của mình đã vô tình để xảy ra cho đất nước nhân dân Âu Lạc một cuộc chiến tranh mà đáng lẽ không thể có.

Ta là An Dương Vương, vị vua đã xây nên thành Cổ Loa bền vững và đã được thần Kim Quy trao tặng cái lẫy thần nên giữ được bình yên cho muôn dân. Lúc đó, Triệu Đà sang xâm lược nhiều lần nhưng hắn phải thất bại trước cái nỏ thần linh thiêng kì diệu ấy: Chỉ cần một mũi tên bắn ra là có biết bao quân sĩ gục ngã. Tức giận, hắn chờ đợi thời cơ; còn ta tự đắc trước những chiến công nên không dè dặt nghĩ đến những âm mưu hiểm độc của Triệu Đà.

Một ngày kia, một tên tâm phúc của Triệu Đà mang lễ vật đến xin cầu hòa. Ta nhận lời ngay vì không muốn kéo dài binh đao khói lửa. Từ đó, hắn cho con trai là Trọng Thủy sang lân la với con gái ta là Mị Châu. Trọng Thủy là chàng trai lịch lãm nên hắn dễ dàng lấy được lòng cha con ta. Thế rồi, Triệu Đà chính thức mang lễ vật đến cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy. Đã từ lâu Mị Châu cũng phải lòng Trọng Thủy rồi nên ta không có lí do gì mà từ chối. Chúng cưới nhau và sống hết sức thuận hòa hạnh phúc. Nhưng đối với ta, Trọng Thủy có vẻ hơi khác thường.

Một thời gian, Trọng Thủy xin phép về thăm cha rồi không bao lâu quay trở lại. Ta cho quân bày yến tiệc và rót rượu cho Trọng Thủy nhưng hắn từ chối. Ngược lại, hắn lại mời ta uống liên tiếp đến nỗi ta say mèm chỉ thoáng thấy bóng hắn vụt qua rồi ta không biết gì nữa. Đến khi tỉnh lại, ta thấy Trọng Thủy đang ngồi bên cạnh ta cung kính nói:

– Thưa nhạc phụ, người đã khỏe chưa?

– Ta khỏe rồi. Sao con không đến với Mị Châu? Ta thì thào.

– Hiền thê đã có nô tì chăm sóc rồi! Hắn nhỏ nhẹ đáp.

Ta lại nói tiếp:

– Được rồi, con cứ đến thăm vợ con đi.

Hắn kính cẩn chào:

– Xin phép nhạc phụ, con đi.

Tất cả những nghi ngờ trong ta từ trước đến nay đã tan biến hết. Đang sống yên vui, bất ngờ Trọng Thủy lại xin về nước khiến Mị Châu buồn bã vô cùng. Chỉ mấy ngày sau, Triệu Đà ùn ùn kéo đại quân sang. Ta ngạc nhiên quá, nhưng tin tưởng vào nỏ thần nên vẫn ung dung ngồi đánh cờ chờ quân giặc đến gần thành rồi bắn luôn. Không ngờ, nỏ thần hết hiệu nghiệm mà quân thù đang đi vào thành. Vừa hoảng sợ và thắc mắc ta không hiểu nổi lí do nào mà nỏ thần không còn ứng nghiệm nữa. Cuối cùng trước tình thế cấp bách ta cùng Mị Châu lên ngựa tháo chạy về phía đông. Nhưng chạy đến đâu cũng nghe tiếng reo hò quân giặc đuổi theo. Cùng đường, ta hướng mắt về phía biển khơi gọi thần Kim Quy cứu giúp. Bỗng thần nổi lên và dõng dạc nói: “Giặc ở sau lưng nhà vua đó!”.

Ta quay lại nhìn thì chỉ có Mị Châu với chiếc áo lông ngỗng đã trụi cả lông. Ta chợt hiểu ra tất cả. Thì ra bọn giặc dò theo dấu lông ngỗng để đến được đây. Và cũng chính Mị Nương, đứa con gái thơ ngây của ta đã vô tình tiết lộ bí mật quốc gia cho tên gián điệp Trọng Thủy cho nên ta mới có ngày này. Quá tuyệt vọng, không còn con đường nào khác ta rút gươm ra chém chết Mị Châu rồi tự tử. Nhưng thần Kim Quy lại rẽ mặt nước cho ta đi xuống biển.

Đây là câu chuyện sự thật của đời ta, của vua An Dương Vương đã không cảnh giác trước kẻ thù nên cơ nghiệp bị sụp đổ. Ta mong rằng những kẻ kế vị sau này xem đây là bài học xương máu mà giữ mình.

Đóng vai An Dương Vương kể lại chuyện – Mẫu 9

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nếu cổ tích có “Tấm Cám”, truyện ngụ ngôn có “Thầy bói xem voi” thì truyền thuyết có “Ta và Mị Châu – Trọng Thủy”. Truyền thuyết là “nghệ thuật lựa chọn các sự kiện và nhân vật để xây dựng các hình tượng nghệ thuật, phản ánh tập trung nhất lịch sử của địa phương, quốc gia, dân tộc… Nếu lịch sử cố gắng phản ánh chính xác các sự kiện và nhân vật, thì truyền thuyết lại quan tâm hơn đến sự lay động tình cảm và niềm tin của người nghe sau những sự kiện và nhân vật đó.” Đây có thể xem là câu chuyện bi kịch đầu tiên trong văn học dân tộc, nó đã lấy đi không ít nước mắt cũng như sự căm phẫn của người đọc. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà ta đã rút ra được bài học cho chính mình: đừng quá chủ quan, khinh thường địch mà chuốc lấy thất bại. Truyền thuyết “Ta và Mị Châu, Trọng Thủy”, trích truyện “Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái”, đã nói lên chiến công của ta là vua Âu Lạc xây thành, chế nỏ, giữ nước thành công và bi kịch tình yêu của Mị Châu gắn liền bi kịch mất nước của ta.

Trong buổi đầu dựng nước, ta đã rất có công với dân tộc. Ta cho xây thành Cổ Loa với hi vọng nhân dân sẽ được ấm no hạnh phúc. Việc xây thành mãi vẫn không thành công, ta bèn cầu trời phật, giữ cho tâm mình trong sạch. Điều đó đủ để thấy tâm huyết của ta dành cho dân tộc là như thế nào. Nhờ sự giúp đỡ của sứ Thanh Giang cùng với tấm lòng yêu nước thương dân của ta, chỉ nửa tháng sau, thành đã được xây xong. Có lẽ ta đã vui mừng khôn xiết khi thấy điều đó. Ta còn lo cho vận mệnh đất nước khi tâm sự mối băn khoăn lại bị Đà xâm chiếm với thần Kim Quy. Thần đã cho ta một cái vuốt. Ta đã làm thành nỏ, cái nỏ ấy có thể bắn ra hàng ngàn mũi tên chỉ trong một lần bắn (nhân dân gọi là nỏ thần). Nước Âu Lạc nhờ thế nên đã được sống trong thái bình thịnh trị. Ta thấy rằng ta quả là một vị minh quân, một người biết nhìn xa trông rộng, biết lo trước những mối lo của thiên hạ.

Nhưng cũng chính vì thế cũng đã hình thành tính tự mãn của ta. Khi Đà sang cầu hôn, ta đã đồng ý gả con gái mình cho con trai Đà là Trọng Thủy. Cuộc hôn nhân giữa hai nước vốn đã có hiềm khích là sự dự báo cho những mối hiểm họa về sau.

“Một đôi kẻ Việt người Tàu
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương”

“Một đôi kẻ Việt người Tàu” lấy nhau như thế là một sự nguy hiểm khôn lường. Thế nhưng ta không hề màng tới điều đó. Có lẽ ta chỉ mong hai nước sớm thuận hòa qua cuộc hôn nhân này và nhân dân sẽ không phải chịu cảnh khổ đau. Nhưng ta không biết được, kẻ thù dù quỳ dưới chân ta thì chúng vẫn vô cùng nguy hiểm. Ta nghĩ cho dân, nghĩ đến cái lợi trước mắt nhưng lại không nghĩ đến những điều nguy hiểm sắp đến. Vì thế, ta đã đưa cả cơ đồ “đắm biển sâu”.

Sự tự mãn là bạn đồng hành của thất bại. Có nỏ thần trong tay, ta dường như đã nắm chắc phần thắng trong tay. Đỉnh điểm là lúc được báo Triệu Đà sang đánh chiếm thì ta “vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng: ‘Đà không sợ nỏ thần sao?'” ta đã bước vào vết xe đổ của người xưa, để rồi lúc nguy cấp nhất, ta mới lấy nỏ thần ra bắn và biết là nỏ giả, liền dắt con gái bỏ chạy về phương Nam. Trong lúc cấp bách, ta chỉ biết mỗi việc bỏ chạy chứ không còn cách đối kháng nào khác. Khi ra đến biển Đông, ta còn không nhận ra được đâu là giặc, ta chỉ ngửa mặt kêu “trời” mà không biết phải làm gì. Đến khi thần Rùa Vàng hiện lên và nói: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!” thì ta đã rút gươm chém con gái của mình. Hành động dứt khoát, không do dự ấy đã chứng minh ta là một vị minh quân. Ta đặt việc nước lên trên việc nhà, không để việc riêng làm lung lay ý chí. Thần Rùa Vàng hay chính thái độ của nhân dân lao động đã bổ sung mọi khiếm khuyết cho ta. Khi ta không xây được thành, thần hiện lên giúp đỡ, khi ta lo cho vận mệnh đất nước, thần cũng hết sức chỉ bảo ta và lúc này, khi nguy cấp nhất, thần cũng hiện lên để giúp ta. Phải chăng đó là sự ngưỡng mộ, sự tha thứ cho một vị minh quân của nhân dân? Chi tiết “vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển” đã chứng minh điều đó. Biển cả đã mở rộng tấm lòng đón ta về. Những con sóng trôi dạt vào bờ lại bị bật ra năm nào liệu có còn nhớ hình ảnh hai cha con tội nghiệp?

Nếu như kì tích xây thành Cổ Loa là một chiến thắng vẻ vang mang tính huyền thoại thì sự thất bại lần này của ta mang tính hiện thực sâu sắc. Và bi kịch nước mất nhà tan ấy xuất phát từ mối tình duyên của Mị Châu và Trọng Thủy. Mị Châu là con An Dương Vương, là vợ Trọng Thủy và là con dâu của Triệu Đà. Nàng rất ngây thơ, yêu Trọng Thủy với một tình yêu trong sáng của con gái. Nàng đã trao cho Trọng Thủy tất cả trái tim mình. Mấu chốt chính là lúc nàng chỉ cho Trọng Thủy xem nỏ thần. Nỏ thần là bí mật quốc gia, là việc đại sự, thế mà nàng lại “vô tư” đến mức đưa cho Trọng Thủy xem. Nàng u mê, ngu muội đến mức lầm lẫn giữa “tình nhi nữ” và “việc quân vương”. Còn gì đau xót hơn chăng? Nếu xét về khía cạnh một người vợ thì Mị Châu là một mẫu hình lí tưởng cho chữ “tòng” thời ấy. Nhưng không chỉ là một người vợ, Mị Châu còn là công chúa của nước Âu Lạc. Khi đã tráo được nỏ thần, Trọng Thủy biện cớ về thăm cha. Trước khi đi, chàng nói với Mị Châu: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Câu nói đầy ẩn ý của Trọng Thủy thế mà Mị Châu không nhận ra. Nàng yêu Trọng Thủy đến mức còn không thèm đặt ra câu hỏi tại sao hai nước phải thất hòa, tại sao Bắc Nam phải cách biệt trong khi ta đã là “người một nhà”. Nàng chỉ hướng về hạnh phúc lứa đôi, mong đến ngày sum họp: “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ bứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau”. Câu nói của Mị Châu là lời nói của một người vợ yêu chồng tha thiết. Nhưng nàng không biết rằng hành động của nàng đã cho Triệu Đà chiến thắng vua cha, cho Trọng Thủy đuổi theo giết cha mình.

“Lông ngỗng rơi trắng đường chạy nạn
Những chiếc lông không tự biết giấu mình”

Khi bị giặc truy đuổi, Mị Châu đã mặc chiếc áo lông ngỗng trên mình. Chiếc áo hóa trang lông ngỗng là trang phục của người phụ nữ Việt xưa trong những dịp lễ hội. Thế nhưng Mị Châu lại mặc nó vào lúc nguy cấp như thế này. Điều đó cho thấy nàng đã không còn lí trí sáng suốt nữa. Mọi hành động của nàng đều bị tình cảm vợ chồng chi phối. Trước khi bị vua cha chém đầu, nàng đã nói: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Nàng đã nhận ra được chân tướng sự việc, rằng người nàng đã yêu, đã tin tưởng bấy lâu nay chỉ là kẻ lừa bịp. Cái chết của Mị Châu là sự hóa thân không trọn vẹn, xác biến thành ngọc thạch, máu biến thành châu ngọc. Điều đó cho thấy sự cảm thông của nhân dân ta với Mị Châu, một người đã “vô tình” đưa nước Việt vào một ngàn năm nô lệ.

Tham khảo thêm:   Tóm tắt Uy-lít-xơ trở về ngắn gọn nhất (4 Mẫu)

Không như cổ tích, cái kết luôn có hậu cho mọi người. Truyền thuyết buộc ta phải suy ngẫm thật nhiều sau đó. Chúng ta phải biết đặt cái chung lên trên cái riêng, nhất là phải cảnh giác, đừng như ta “nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”. Và trong tình yêu phải luôn luôn sáng suốt, đừng nên lầm đường lạc lối để rồi phải trả một cái giá quá đắt như Mị Châu. Truyện vừa mang tính triết lí vừa thấm đậm ý vị nhân sinh như Tố Hữu trong “Tâm sự” đã nói:

Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu
Bởi đầu cụt nên tượng càng rất sống
Cái đầu cụt gợi nhớ dòng máu nóng
Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn trào
Anh cũng như em muốn nhắc Mị Châu
Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác
Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước
Nên em ơi ta đành tự nhắc mình”

Nhập vai An Dương Vương – Mẫu 10

Ta là An Dương Vương, vị vua của nước Âu Lạc năm nào. Ngồi dưới thuỷ cung ngắm cá bơi lội, nghe tiên nữ hát ca mà lòng ta vẫn âu lo nỗi buồn. Nhớ năm xưa, chuyện ta dựng nước rồi làm mất nước mà đau đớn vô vàn.

Năm đó, sau khi lên ngôi vua, ta bèn nghĩ việc xây thành. Nhưng khốn đốn thay, xây thành ở đất Việt Thường hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Nghe nói vì đất nơi này còn vương vấn những hồn ma của các vị tướng bại trận mà họ không cho ta thuận lợi đắp thành. Ta lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Ngày mồng bảy tháng bảy ta bỗng thấy một cụ già từ phương Đông đứng trước cửa thành mà than rằng: “Xây dựng thành này bao giờ cho xong được”. Ta thấy thế, mừng rỡ lắm, đón vào trong điện, thi lễ hỏi lý do đắp thành mãi không xong thì cụ già trả lời: “Sẽ có xứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công”, rồi từ biệt ra về.

Nghe lời đó, ngày hôm sau ta đứng ngoài cửa đông chờ đợi, và bất ngờ thấy một con Rùa Vàng nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, xưng là sứ Thanh Giang, ta mừng rỡ vội vã dùng xe nghênh đón, rước Rùa Vàng vào thành. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, thành sau nửa tháng thì xong. Ngắm nhìn thành mới mà lòng ta vui sướng. Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn ốc nên ta gọi nó là Loa Thành.

Rùa Vàng ở với thành ta được ba năm rồi ra về. Trước khi đi, ta bày tỏ lòng thành kính cảm tạ và hỏi thần nếu giặc đến, làm thế nào giữ nước. Rùa Vàng nghe hỏi rồi tháo vuốt đưa ta, dặn: “Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì không lo gì nữa”

Nghe lời thần, ta đưa Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy và đặt tên là “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Thời gian sau, quân Triệu Đà cử binh xâm lược nước ta, ta lấy nỏ thần ra bắn, làm quân giặc khiếp sợ và thua trận, chạy về Trâu Sơn đắp luỹ và xin hoà.

Không bao lâu sau, Đà cầu hôn. Ta gả con gái xinh đẹp Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thuỷ và để cho hắn ở lại cung. Nhưng đó quả thật là sai lầm. Ta không nghĩ đến rằng, con rể lại dụ dỗ Mị Châu ngây thơ cho xem nỏ thần rồi đánh tráo nỏ thần mang về phương Bắc.

Có được nỏ thần, Triệu Đà mang quân đến đánh. Khi đó ta vẫn chưa biết chuyện, vẫn ung dung chơi cờ vì nỏ thần còn trong tay thì ta chẳng sợ gì. Nhưng éo le thay, khi ta biết nỏ kia không phải nỏ thần thì quá muộn, giặc đã tiến sát thành, ta phải cùng Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam.

Nhưng càng chạy thì ta vẫn thấy giặc đuổi theo sau. Đến tới bờ biển, ta biết đó là đường cùng. Ta bèn kêu rằng: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” Rùa Vàng từ dưới nước xuất hiện, thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Ta bất ngờ quay lại nhìn thấy đường rải đầy lông ngỗng, trên tay con gái Mị Châu là áo lông ngỗng, ta hiểu ra chuyện và vô cùng tức giận. Ta tức giận vừa đau lòng mà tuốt kiếm chém Mị Châu. Mị Châu thấy vậy, bèn khấn với ta: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Dù đau lòng nhưng là một kẻ phản nghịch, tội đồ quốc gia ta không thể tha thứ với cương vị một người đứng đầu đất nước.

Ta theo Rùa Vàng xuống biển. Mị Châu con ta chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai ăn vào tạo thành hạt châu. Trong Thuỷ đến đó, thấy con ta đã chết, ôm xác về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Con ta chết, Trọng Thuỷ cũng đau đớn, nhớ mong mà tự tử ở giếng. Nước giếng đó rửa ngọc ở biển Đông thì ngọc vô cùng sáng và đẹp

Câu chuyện năm nào được nhân dân ta truyền nhau khiến ta càng day dứt không yên. Chỉ vì những phút giây thiếu cảnh giác mà ta làm mất nước. Đó là bài học xương máu, đau đớn dành cho ta.

Nhập vai An Dương Vương – Mẫu 11

Sau khi dựng nước Âu Lạc và định đô ở Phong Châu, biết Triệu Đà chưa từ bỏ âm mưu xâm chiếm, ta lập tức cho xây thành Cổ Loa, phòng giặc từ xa. Nhờ sự tận tụy của quần thần và nhân dân, trong mấy tháng trời, thành đã dựng cao. Thế nhưng, nào ngờ, chỉ sau một đêm, thành quách bỗng đổ sập xuống hết một cách kì lạ. Hết dựng lên rồi lại đổ xuống, kéo dài mấy năm, thành vẫn chưa xây xong, dân tình khốn khổ không biết bao nhiêu mà kể. Ta vô cùng tức giận, nghĩ rằng có kẻ nào đó đang âm thầm phá hoại, ngăn cản ta dựng thành. Dò hỏi dân chúng mới biết đêm đêm nghe tiếng bước chân rầm rập như trăm quân nghìn tướng đang di chuyển. Đó chính là Kê Tinh ở trên núi, cứ đêm đêm xuống phá thành để trả thù. Nhờ có thần Kim Quy mách bảo, ta đã diệt được Kê Tinh.

Từ đó, thành xây đến đâu vững đến đó, chẳng mấy chốc đã hoàn thành. Thách quách kiên cố như bàn thạch, vững vàng như núi cao, sấm không thể làm sập, mưa không thể làm sạt được, quân giặc dù mạnh đến đâu cũng không tài nào phá. Nổi Thần Kim Quy còn cho ta một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Ta liền chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi, gọi là nỏ “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Ta quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.

Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì ta có nỏ thần, quân Nam Hải nhiều lần khởi binh nhưng đều nhận lấy thất bại nặng nề nên đành cố thủ đợi chờ thời cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không lợi, bèn xin giảng hòa với Âu Lạc, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân. Ta từ lâu đã mong muốn hai nước hòa hiếu, chấm dứt binh đao cho dân tình đỡ khổ nên chấp nhận cầu thân. Hai nước còn tác hợp cho Trọng Thủy, con trai Triệu Đà và Mị Châu, con gái ta thành đôi uyên ương nhằm thắt chặt niềm tin hòa hảo. Ta và Triệu Đà cũng cam kết không động binh để nhân dân hai nước được hưởng thái bình.

Nào ngờ, đó lại là quyết định sai lầm của ta, khiến cho nước mất nhà tan, triều đại diệt vong, dân tình chìm ngập trong biển khổ. Trọng Thủy sang Âu Lạc vốn mang theo thù hận, muốn chiếm lấy bí mật của nỏ thần, mưu đồ diệt quốc. Đó là gian kế hèn hạ của Triệu Đà. Hắn dỗ con gái ta cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa Vàng, nói dối là về phương Bắc thăm cha. Con gái ta vốn cả tin, đã làm bại lộ bí mật quốc gia, trước hành động bất thường của Trọng Thủy đã không mảy may nghi ngờ.

Về đất Nam Hải, Trọng Thuỷ đưa cái móng rùa vàng cho cha, Triệu Đà mừng rỡ vô cùng, reo lên rằng: “Phen này đất Âu Lạc sẽ về tay ta”. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo, ta cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Cao Lỗ vào tâu khuyên ta nên điều binh trấn giữ, ta cười bảo đã có nỏ thần, Triệu Đà lẽ nào không biết sợ mà còn dám làm điều dại dột này. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, ta sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà nhanh chóng phá cửa thành, ùa vào như vũ bão.

Không kịp chuẩn bị, ta vội lên ngựa, cùng con gái sau lưng, phi ngựa thoát ra cửa sau, thẳng hướng biển đông lao đi. Ngồi sau lưng ta, Mỵ Châu bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường. Ta nghĩ con gái trong phút sợ hãi không biết làm gì nên thả lông ngỗng cầu an cho ta và vương quốc nhưng nào ngờ đó là dấu hiệu để Trọng Thủy đuổi theo sau.

Đường núi gập ghềnh hiểm trở, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn lối nào chạy, ta liền hướng ra biến, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Ta vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, lớn tiếng bảo ta rằng “giặc ở sau lưng nhà vua đấy”. Ngoảnh lại sau lưng, đất trời phẳng lặng, không một bóng người, chỉ có mình Mỵ Châu nước mắt giàn giụa, ta chợt tỉnh ngộ, liền rút gươm phẫn nộ. Mỵ Châu bấy giờ cũng đã hiểu rõ sự tình, nói lời oán than rồi sẵn sàng nhận lấy cái chết. ta vô cùng đau lòng nhưng nghịch đồ phản quốc, tội này không thể tha thứ được. Máu Mị Châu lênh láng sóng nước. Quân giặc đuổi đến kè cận, thần Kim Quy lệnh ta cầm sừng tê bảy tấc, rồi rẽ nước dẫn ta đi xuống biển.

Lại nói về Trọng Thuỷ, khi quân Triệu Đà đã chiếm được thành, Thủy một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm Mỵ Châu. Đến gần bờ biển, thấy xác vợ nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không mờ phai. Trọng Thuỷ quá đau đớn khóc oà lên. Thủy thu nhặt thi hài đem về chôn trong thành, rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà chết theo. Thủy tuy là gian tế, hại chết Mị Châu nhưng đó cũng chỉ là làm theo ý của Triệu Đà. Thủy chết cũng là muốn làm trọn đạo nghĩa vợ chồng, hối hận về tội lỗi của mình đối với vợ.

Nhập vai An Dương Vương – Mẫu 12

Ta đã An Dương Vương, vị vua đã khiến nước mất nhà tan chỉ vì đặt nhầm niềm tin vào con gái và con rể của mình. Ta biết rằng cả cuộc đời của ta dù có được thần Kim Quy cứu mạng nương nhờ Thủy Cung thì cũng không bao giờ vơi bớt nỗi buồn khổ và sự ân hận day dứt. Đó là việc không thể bảo vệ được thần dân của mình lại càng phải xuống tay đoạt mạng người con gái mà ta yêu thương rất mực. Hôm nay ta sẽ kể lại cuộc đời đầy bi kịch của mình.

Sau khi đánh tan mấy vạn quân Tần ta chuyển kinh đô về thành Cổ Loa và lập tức bắt tay vào việc xây dựng thành trì kiên cố để bảo vệ đất nước. Thế nhưng ngặt nỗi cứ xây ban sáng thì ban đêm thành lại đổ. Suốt ròng rã mấy năm trời mà vẫn không thể xong nổi. Điều đó khiến ta vô cùng buồn phiền mặc dù đã sai quan quân lập đàn tế trời cầu xin sự giúp đỡ của thần phật. Cho đến một hôm đúng vào ngày mồng bảy tháng ba có một ông lão đi từ phía Đông thành lại gần thành mà than rằng “ Xây thành thế này thì biết bao giờ mới xong được”. ta bèn mời ông lão vào trong cung điện kính cẩn hỏi : “ta xây thành bao năm mà đến giờ vẫn không hoàn thành hà cớ làm sao?”. Ông cụ nhìn ta và nói “ Rồi sẽ có sứ Thanh Giang đến giúp nhà vua xây thành”. Nói rồi ông lão xin cáo lui còn ta vẫn còn nửa tin nửa ngờ vì làm gì có sứ thanh giang nào cơ chứ.

Nhưng ít lâu sau quả thực là có một con rùa nổi lên trên mặt nước tự xưng là sứ Thanh Giang đến hỗ trợ ta xây thành. Rùa vàng nói với ta để xây được thành thì trước hết phải giết hết bầy yêu quái đang quấy nhiễu xung quanh. Quả nhiên từ đó ta chỉ cần mất nửa tháng là đã xây dựng xong thành quách kiên cố. Rùa Vàng ở với ta trong ba năm thì cũng về biển Đông. Trước khi đi ta có hỏi Rùa Vàng “ ngộ nhỡ giặc đến thì phải làm sao?” Nói đoạn Rùa Vàng bèn tháo một chiếc vuốt đưa cho ta và dặn chế thành lẫy thần có quân giặc đến chỉ cần bắn một phát là không ai dám đến gần.

Ta sai Cao Lỗ làm nên một chiếc lẫy thần từ vuốt của thần Kim Quy. Buổi ấy, Triệu Đà với dã tâm nham hiểm muốn cướp nước Âu lạc của ta, mấy chục vạn quân của hắn ùn ùn kéo đến ta chỉ cần chờ giặc đến gần cầm nỏ thần bắn một phát giặc chết như ngả rạ. Triệu Đà hoảng hốt nên phải rút quân về nước.

Thời gian sau đó hắn cho người sang cầu hòa và kết thân muốn ta gả con gái yêu Mị Châu cho Trọng thủy con trai hắn cũng là cách để xoa dịu mối quan hệ giữa hai quốc gia. Lại nói về Trọng Thủy hắn là chàng trai khí thế bất phàm, dung mạo hơn người, hơn nữa hắn cũng thực sự chiếm được lòng con gái yêu của ta. Nghĩ vậy ta bèn tác thành cho đôi trẻ và chấp nhận Trọng Thủy ở rể tại Loa Thành.

Tình cảm của đôi trẻ vô cùng son sắt, Trọng Thủy cũng rất lễ phép và kính trọng ta. Nghĩ vậy ta hoàn toàn tin tưởng giao trọn niềm tin cho chàng rể hào hoa này. Thế nhưng ta không biết rằng sự tin tưởng đó khiến ta phải nhận một cái giá vô cùng đau đớn và tội lỗi.

Trọng Thủy bèn lân la hỏi vợ nó là Mị Châu con gái ta về bí mật làm sao ta có chỉ cần đứng một chỗ bắn nỏ thần mà hàng ngàn vạn quân giặc đều chết. Vì tin chồng nên Mị Châu chẳng giấu diếm gì. Nàng thủ thỉ với chồng về chiếc nỏ thần làm bằng vuốt Kim Quy và chỉ chỗ cho Trọng Thủy nơi ta cất nỏ.

Nhưng không ngờ Trọng Thủy đã chế tác một chiếc nỏ y hệt chiếc nỏ thần đó của ta rồi hắn cất giấu mang về cho cha hắn là Triệu Đà.

Thời gian sau, Trọng Thủy xin phép được về nước thăm cha ốm, ta cũng chẳng chút nghi ngờ mà đồng ý còn dặn dò hắn nên làm tròn chữ hiếu chăm sóc cha khi nào khỏe mạnh hãy về đón vợ. Mị Châu cũng vì xa chồng mà buồn bã không thôi.

Thế nhưng thật không thể ngờ chỉ vài ngày sau khi Trọng Thủy về nước thăm cha thì quân giặc ùn ùn kéo đến. Nghe đâu đến cả ngàn vạn quân, lúc bấy giờ ta còn đang ung dung trong thành thưởng trà chơi cờ cùng với quan quân. Vì ta nghĩ thể nào “Đà cũng sợ nỏ thần” của ta. Chờ cho đến khi giặc kéo sát cửa thành ta mới sai quân lính mang nỏ thần đến. Nhưng kì lạ thay chiếc nỏ thần nay không còn hiệu nghiệm nữa.

Ta tức tốc phóng ngựa mang theo Mị Châu tiến về phương Nam nhưng dù ta có đi đến đâu thì quân giặc cũng đuổi tới đó. Bước đường cùng ta dừng trước bờ biển gọi tên “Sứ Thanh Giang đâu mau đến cứu ta”. Lúc bấy giờ trên mặt nước Rùa Vàng hiện lên ngài chỉ vào đằng sau ta mà nói rằng “ Giặc chính là người ngồi sau lưng nhà vua đó!” Ngồi sau lưng ta chẳng phải là Mị Châu con gái ta sao? Tại sao nó lại nhẫn tâm bán nước, hại cha của nó đến đường này. Lúc này Mị Châu cũng hốt hoảng tột độ. Mặt con bé ngơ ngác vì chưa hiểu nó đã làm gì nên tội. Cho đến khi nhìn xuống chiếc áo lông của con ta mới hiểu hóa ra con bé trong khi ngồi sau lưng ngựa của ta đã vặt áo lông ngỗng làm dấu thảo nào quân Triệu Đà lại đuổi nhanh đến vậy.

Quá suy sụp phần vì thất vọng vì đã nuôi ong tay áo, phần vì giờ ta đã thành tội đồ thiên cổ khiến cho dân chúng lầm than, nước mất nhà tan. Ta rút gươm chém chết đứa con gái mà ta rất mực yêu thương, rồi cũng lao xuống biển theo sứ Thanh Giang.

Câu chuyện của cuộc đời ta bi ai thế đó. Chỉ vì một phút tin người quá đà, chỉ vì một phút lơ là chủ quan khinh địch mà ta đã khiến bao nhiêu con dân của mình phải lầm than cơ cực. Ta đã khiến cho vương triều ta dày công gây dựng trở thành vô nghĩa, và ta càng làm một người cha thất bại khi đã nhẫn tâm giết chết đứa con gái mà ta rất mực yêu thương. Đó cũng là niềm ân hận nỗi đau suốt cả đời mà ta không bao giờ nguôi ngoai

About The Author