Bạn đang xem bài viết ✅ Yêu cầu cần đạt các môn lớp 2 sách Chân trời sáng tạo Yêu cầu cần đạt môn Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức, TNXH, HĐTN lớp 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Yêu cầu cần đạt các môn lớp 2 sách Chân trời sáng tạo gồm 5 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức lớp 2, giúp thầy cô tham khảo để nắm được những yêu cầu cần đạt được của từng bài trong từng học kì.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án trọn bộ sách Chân trời sáng tạo với đầy đủ các môn để chuẩn bị thật tốt cho năm học 2021 – 2022. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Yêu cầu cần đạt môn Toán 2 sách Chân trời sáng tạo

Giai đoạn Tên bài dạy Yêu cầu cần đạt Ghi chú

GIỮA KÌ 1

1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

– Ôn tập và bổ sung các số đến 100 (2 tiết)

– Ước lượng

– Số hạng, tổng (2t)

– Số bị trừ, số trừ, hiệu (2t)

– Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu

– Em làm được những gì?

– Điểm – Đoạn thẳng

– Tia số – Số liền trước, số liền sau

– Đề-xi-mét

– Em làm được những gì?

– Thực hành và trải nghiệm

2. PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ QUA 10 TRONG PHẠM VI 20

– Phép cộng có tổng bằng 10

– 9 cộng với một số

– 8 cộng với một số

– 7 cộng với một số, 6 cộng với một số

– Bảng cộng

– Đường thẳng – Đường cong

– Đường gấp khúc

– Ba điểm thẳng hàng

– Em làm được những gì?

– Phép trừ có hiệu bằng 10

– 11 trừ đi một số

– 12 trừ đi một số

– 13 trừ đi một số

– 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số

– Bảng trừ

– Em giải bài toán

– Bài toán nhiều hơn

– Bài toán ít hơn

– Đựng nhiều nước, đựng ít nước

– Lít

– Em làm được những gì?

– Thực hành và trải nghiệm

– Kiểm tra

– Làm quen với việc ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục.

– Nhận biết được các thành phần của phép cộng, phép trừ.

– Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính.

– Sử dụng được thước thẳng có chia vạch đến xăng-ti-mét để thực hành đo.

– Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số.

– Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp trên tia số.

– Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.

– Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).

– Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

– Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường cong, đường thẳng, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan.

– Tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các cạnh.

– Thực hiện được việc vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

– Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài, dung tích đã học.

– Nhận biết được về “nặng hơn”, “nhẹ hơn”.

– Nhận biết được đơn vị đo dung tích: l (lít); đọc và viết được số đo dung tích trong phạm vi 1000 lít.

– Thực hiện được việc ước lượng các số đo trong một số trường hợp đơn giản.

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường các đại lượng đã học.

CUỐI KÌ 1

3. PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100

– Phép cộng có tổng là số tròn chục

– Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100

– Em làm được những gì?

– Phép trừ có số bị trừ là số tròn chục

– Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100

– Em làm được những gì?

– Thu thập, phân loại, kiểm điểm

– Biểu đồ tranh

– Có thể, chắc chắn, không thể

– Ngày, giờ

– Ngày, tháng

– Em làm được những gì?

– ÔN TẬP HK1

– Thực hành và trải nghiệm

– KIỂM TRA HK1

– Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).

– Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

– Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính.

– Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê (trong một số tình huống đơn giản).

– Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh.

– Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.

– Nhận biết được số ngày trong tháng, ngày trong tháng (ví dụ: tháng Ba có 31 ngày; sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5).

– Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể, thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi, hoặc xuất phát từ thực tiễn.

– Nhận biết được một ngày có 24 giờ; một giờ có 60 phút.

– Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6.

GIỮA KÌ 2

4. PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA

– Tổng các số hạng bằng nhau

– Phép nhân

– Thừa số – Tích

– Bảng nhân 2

– Bảng nhân 5

– Phép chia

– Số bị chia – Số chia – Thương

– Bảng chia 2

– Bảng chia 5

– Giờ, phút, xem đồng hồ

– Thực hành và trải nghiệm

5. CÁC SỐ ĐẾN 1000

– Đơn vị, chục, trăm, nghìn

– Các số từ 101 đến 110

– Các số từ 111 đến 200

– Các số có ba chữ số

– Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị

– So sánh các số có ba chữ số

– Em làm được những gì?

– Mét

– Ki-lô-mét

– Khối trụ – Khối cầu

– Hình tứ giác

– Xếp hình, gấp hình

– Em làm được những gì?

– Thực hành và trải nghiệm

– Kiểm tra

– Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân, phép chia.

– Nhận biết được các thành phần của phép nhân, phép chia.

– Vận dụng được bảng nhân 2 và bảng nhân 5 trong thực hành tính.

– Vận dụng được bảng chia 2 và bảng chia 5 trong thực hành tính. – – Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính (nhân, chia) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

– Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính.

– Đếm, đọc được các số trong phạm vi 1000

– Nhận biết được số tròn trăm

– Thực hiện được viết số thành tổng của trăm, chục, đơn vị

– Nhận viết được cách so sánh hai số trong phạm vi 1000

– Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000).

– Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000).

– Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

– Nhận dạng được khối trụ, khối cầu thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

– Thực hiện được việc ước lượng các số đo trong một số trường hợp đơn giản.

– Nhận biết và thực hiện được việc gấp, cắt, ghép, xếp và tạo hình gắn với việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến hình phẳng và hình khối đã học.

– Nhận biết được các đơn vị đo độ dài dm (đề-xi-mét), m (mét), km

(ki-lô-mét) và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.

– Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài đã học.

– Thực hiện được việc ước lượng các số đo trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: cột cờ trường em cao khoảng 6m, cửa ra vào của lớp học cao khoảng 2m,…).

CUỐI KÌ 2

6.PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000

– Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000

– Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000

– Nặng hơn, nhẹ hơn

– Ki-lô-gam

– Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000

– Tiền Việt Nam

– Em làm được những gì?

– ÔN TẬP CUỐI NĂM

– Thực hành và trải nghiệm

– KIỂM TRA CUỐI NĂM

– Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 1000.

– Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: kg (ki-lô-gam); đọc và viết được số đo khối lượng trong phạm vi 1000kg.

– Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng (một số loại cân thông dụng) để thực hành cân, đo, đong, đếm.

– Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 1000.

– Nhận biết được tiền Việt Nam thông qua hình ảnh một số tờ tiền.

– Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo khối lượng đã học.

Yêu cầu cần đạt môn Tự nhiên và xã hội 2 sách Chân trời sáng tạo

Tên chủ đề Tên bài học Số tiết Yêu cầu cần đạt của Chương trình Năng lực
Năng lực khoa học Năng lực chung

GIA ĐÌNH

Các thế hệ trong gia đình

2

-Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.

-Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.

– Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.

– Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

– Nhận thức khoa học: Nêu và nhận biết ở mức độ cơ bản về mối quan hệ giũa các thế hệ trong một gia đình.

– Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Đặt được các câu hỏi đơn giàn về mối quan hệ giũa các thế hệ

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết quan tâm, chăm sóc, yêu thương bản thân và các thế hệ trong gia đình.

– Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình

2

– Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.

-Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương.

– Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.

– Nhận thức khoa học: Kể tên và nêu được ý nghĩa của một số nghề của những người trong gia đình.

– Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Nhận biết được đặc điểm của những nghề có thu nhập và những công việc tình nguyện.

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết chia sẻ công việc với người thân và nghề nghiệp yêu thích trong tương lai.

– Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

2

– Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.

-Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

-Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc.

– Đưa ra được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

– Nhận thức khoa học: Kể tên và nêu được một số thức ăn có thể gây ngộ độc.

– Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Thu thập được những thông tin về lí do thường gặp gây nên ngộ độc trong ăn uống.

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết đề xuất và đưa ra cách xử lí khi bản thân hoặc người thân bị ngộ độc.

Giữ vệ sinh nhà ở

2

– Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).

– Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).

– Nhận thức khoa học: Biết được vì sao phải giữ vệ sinh nhà ở.

– Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Hiểu được việc giữ sạch vệ sinh nhà ở có ích lợi như thế nào đối với sức khỏe bản thân và gia đình.

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở.

– Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Ôn tập chủ đề gia đình

3

TRƯỜNG HỌC

Một số sự kiện thường được tổ chức ở trường học

4

-Nêu được tên, một số hoạt động và ý nghĩa của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường (ví dụ: lễ khai giảng; văn nghệ đầu tuần; ngày kỉ niệm 20/11, 8/3; hội chợ xuân, hội chợ sách,…).

– Nhận xét được về sự tham gia của học sinh trong những sự kiện đó và chia sẻ cảm nhận của bản thân.

– Nhận thức khoa học: Biết được tên và ý nghĩa những ngày lễ của trường.

– Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Hiểu được những việc cần làm trong các ngày lễ của trường.

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Tham gia tích cực và nêu được cảm nhận của bản thân.

An toàn khi tham gia một số hoạt động ở trường và giữ vệ sinh trường học

4

– Xác định được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia những hoạt động ở trường và cách phòng tránh.

– Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường.

– Nhận thức khoa học: Biết được một số tình huống nguy hiểm thường xảy ra khi ở trường và cách phòng chống.

– Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Nhận biết được những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra và đưa ra cách phòng chống.

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết làm được một số việc phù hợp để giữ an toàn và vệ sinh trường học.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Ôn tập chủ đề trương học

3

CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Hoạt động mua bán hàng hoá

3

– Kể được tên một số hàng hoá cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.

– Nêu được cách mua, bán hàng hoá trong cửa hàng, chợ, siêu thị hoặc trung tâm thương mại.

-Nêu được lí do vì sao phải lựa chọn hàng hoá trước khi mua.

Thực hành (theo tình huống giả định) lựa chọn hàng hoá phù hợp về giá cả và chất lượng.

– Nhận thức khoa học: Kể được tên một số hàng hoá cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.

– Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Nêu được cách mua, bán hàng hoá trong cửa hàng, chợ, siêu thị hoặc trung tâm thương mại.

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết lựa chọn hàng hoá phù hợp về giá cả và chất lượng.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Hoạt động giao thông

4

– Kể được tên các loại đường giao thông.

-Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.

– Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn; biển báo cấm; biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh.

– Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông.

– Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (ví dụ: xe máy, xe buýt, đò, thuyền,…) và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

– Nhận thức khoa học Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.

– Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Phân biệt được một số loại biển báo giao thông và giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông.

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Ôn tập chủ đề cộng đồng ,địa phương

3

THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Môi trường sống của thực vật và động vật

4

– Đặt và trả lời được câu hỏi về nơi sống của thực vật và động vật thông qua quan sát thực tế, tranh ảnh và (hoặc) video.

– Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật, động vật xung quanh.

– Phân loại được thực vật, động vật theo môi trường sống.

– Tìm hiểu, điều tra một số thực vật và động vật có ở xung quanh và mô tả được môi trường sống của chúng.

– Nhận thức khoa học: Đặt và trả lời được câu hỏi về nơi sống của thực vật và động vật thông qua quan sát. Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật, động vật xung quanh.

– Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Phân loại được thực vật, động vật theo môi trường sống.– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Mô tả được môi trường sống của một số thực vật và động vật có ở xung quanh.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật

3

·

Thu thập được thông tin về một số việc làm của con người có thể làm thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật.

·

·

Giải thích được ở mức độ đơn giản sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.

·

– Nêu được những việc có thể làm để bảo vệ, hạn chế sự thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

– Nhận thức khoa học: Thu thập được thông tin về một số việc làm của con người có thể làm thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật.

– Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Nêu được những việc có thể làm để bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Động vật, thực vât quanh em

3

-Tìm hiểu và điều tra được một số động vật, thực vật xung quanh.

– Mô tả được một số động vật, thực vật xung quanh.

– Tim hiểu những việc làm của người dân tác đông đến môi trường động vật, thực vật.

– Yêu quý động vật, thực vật.

– Nhận thức khoa học: Tìm hiểu và mô tả được một số động vật, thực vật xung quanh.

– Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Tim hiểu những việc làm của người dân tác đông đến môi trường động vật, thực vật.

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Yêu quý động vật, thực vật.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Ôn tập chủ đề động vật, thực vật

3

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

Một số cơ quan bên trong cơ thể: vận động, hô hấp, bài tiết

nước tiểu

6

– Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu trên sơ đồ, tranh ảnh.

– Nhận biết được chức năng của các cơ quan nêu trên ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân (ví dụ: nhận biết chức năng của xương và cơ qua hoạt động vận động; chức năng của cơ quan hô hấp qua hoạt động thở ra và hít vào; chức năng của cơ quan bài tiết qua việc thải ra nước tiểu).

-Nhận thức khoa học: Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu trên sơ đồ, tranh ảnh.

– Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Nhận biết được chức năng của các cơ quan nêu trên thông qua hoạt động hằng ngày của bản thân

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết vận động hợp lí, tập hít thở và đi tiểu đúng lúc.

– Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Chăm sóc, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể

6

– Nhận biết và thực hiện được đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống.

– Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.

– Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

– Nhận thức khoa học: Nhận biết và thực hiện được đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống

– Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết được việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

– Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe

3

TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

Các mùa trong năm

2

– Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm (ví dụ: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông; mùa mưa và mùa khô).

– Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khoẻ mạnh.

– Nhận thức khoa học: Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm

– Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khoẻ mạnh – Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Biết cách bảo vệ súc khỏe theo từng muà.

– Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Một số thiên tai thường gặp

5

– Nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai (ví dụ: bão, lũ, lụt, giông sét, hạn hán,…) ở mức độ đơn giản.

– Nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra.

– Đưa ra được một số ví dụ về thiệt hại tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra.

– Nêu và luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương.

– Chia sẻ với những người xung quanh và cùng thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai.

– Nhận thức khoa học: Nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai, rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra.

– Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Đưa ra được một số ví dụ về thiệt hại tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đả học : Luyện tập và chia sẻ cùng thực hiện với những người xung quanh một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Ôn tập chủ đề trái đất và bầu trời

3

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn Toán - THCS Trần Cao, Hưng Yên Đề kiểm tra môn Toán

Yêu cầu cần đạt môn Tiếng Việt 2 sách Chân trời sáng tạo

GIAI ĐOẠN CHỦ ĐIỂM YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Đọc Viết Nói và nghe

Giữa học kì I

1. Em đã lớn hơn

2. Mỗi người một vẻ

3. Bố mẹ yêu thương

4. Ông bà yêu quý

1. Kĩ thuật đọc

– Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng).

– Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản thông tin ngắn.

– Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu.

– Tốc độ đọc khoảng 50 – 60 tiếng trong 1 phút.

– Biết đọc thầm.

– Nhận biết được thông tin trên trang bìa sách: tranh minh họa, tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản.

– Tập điền vào phiếu đọc sách.

2. Đọc hiểu

2.1 Văn bản văn học

a. Hiểu nội dung

Trả lời câu hỏi về một số chi tiết nội dung trong văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?

– Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản đơn giản dựa vào gợi ý

b. Hiểu hình thức

– Nhận biết được hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua ngôn ngữ và hình ảnh.

c. Liên hệ, so sánh, kết nối

Nêu được nhân vật yêu thích nhất và giải thích được vì sao.

Đọc mở rộng

– Đọc khoảng 9 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

– Thuộc lòng 1 – 2 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 45 chữ.

2.2 Văn bản thông tin

a. Hiểu nội dung

– Trả lời được câu hỏi về các chi tiết nổi bật của văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?

– Dựa vào gợi ý, trả lời được: Văn bản có những thông tin nào đáng chú ý dựa vào gợi ý.

b. Hiểu hình thức

– Nhận biết được một số loại văn bản thông tin đơn giản, thông dụng qua đặc điểm của văn bản: mục lục sách, danh sách học sinh, thời khóa biểu, văn bản giới thiệu loài vật, đồ vật hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động.

– Nhận biết được trình tự các sự việc, hiện tượng nêu trong văn bản.

Đọc mở rộng

– Đọc 4 văn bản thông tin có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

1. Viết kĩ thuật

– Viết hoa theo mẫu.

– Viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng Việt Nam theo mẫu.

– Viết đúng một số từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương.

– Nghe – viết chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 50 chữ, trong 15 phút. Trình bày bài viết theo mẫu.

2. Viết đoạn văn ngắn

a. Quy trình viết

– Biết xác định được nội dung bằng cách trả lời câu hỏi: “Viết về cái gì?”

– Biết viết nháp trước khi viết bài.

b. Thực hành viết

– Viết được 4 – 5 câu thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý.

– Viết được 4 -5 câu giới thiệu về một đồ vật quen thuộc dựa vào gợi ý.

– Đặt tên cho một bức tranh rồi viết lại.

1. Nói

– Nói rõ ràng, có thói quen nhìn vào người nghe.

– Biết nói và đáp lại lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, lời mời, lời đề nghị.

– Kể được một câu chuyện đơn giản (có hình ảnh) đã đọc, xem, nghe.

2. Nghe

– Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói.

– Đặt được câu hỏi về những gì chưa rõ khi nghe.

3. Nói nghe tương tác

– Biết trao đổi trong nhóm về các nhân vật trong một câu chuyện dựa vào gợi ý.

Cuối học kì I

5. Những người bạn nhỏ

6. Ngôi nhà thứ hai

7. Bạn thân ở trường

8. Nghề nào cũng quý

1. Kĩ thuật đọc

– Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng).

– Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản thông tin ngắn.

– Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu.

– Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút.

– Biết đọc thầm.

– Nhận biết được thông tin trên trang bìa sách: tranh minh họa, tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản.

– Tập điền vào phiếu đọc sách.

2. Đọc hiểu

2.1 Văn bản văn học

a. Hiểu nội dung

Trả lời câu hỏi về một số chi tiết nội dung trong văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?

– Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản đơn giản dựa vào gợi ý

b. Hiểu hình thức

– Nhận biết được địa điểm, thời gian, các sự việc chính của câu chuyện.

– Nhận biết được hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua ngôn ngữ và hình ảnh.

– Nhận biết vần trong thơ.

c. Liên hệ, so sánh, kết nối

Nêu được nhân vật yêu thích nhất và giải thích được vì sao.

Đọc mở rộng

– Đọc khoảng 9 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

Thuộc lòng 1 – 2 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 45 chữ.

2.2 Văn bản thông tin

a. Hiểu nội dung

*Như yêu giữa học kì I

b. Hiểu hình thức

* Như yêu giữa học kì I

c. Liên hệ, so sánh, kết nối

* Như yêu giữa học kì I

– Nêu thông tin bổ ích từ văn bản

Đọc mở rộng

* Như yêu giữa học kì I

1. Viết kĩ thuật

* Tiếp tục một số yêu cầu ở giữa học kì I

– Viết hoa tên người, tên địa lí Việt nam theo mẫu.

2. Viết đoạn văn ngắn

a. Quy trình viết

* Tiếp tục một số yêu cầu ở nửa đầu học kì I

– Dựa vào hỗ trợ của giáo viên, chỉnh sửa được lỗi dấu kết thúc câu, cách viết hoa, cách dùng từ ngữ.

b. Thực hành viết

– Viết được 4 – 5 câu tả một đồ vật gần gũi, quen thuộc dựa vào gợi ý.

– Biết viết thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin lỗi

1. Nói

*Tiếp tục một số yêu cầu ở giữa học kì I

– Nghe câu chuyện, dựa vào gợi ý, nêu ý kiến về nhân vật chính hoặc một sự việc trong câu chuyện.

2. Nghe

*Tiếp tục một số yêu cầu ở giữa học kì I

3. Nói nghe tương tác

*Tiếp tục một số yêu cầu ở giữa học kì I

– Biết trao đổi trong nhóm về một vấn đề: chú ý lắng nghe người khác, đóng góp ý kiến của mình, không nói chen ngang khi người khác đang nói.

Giữa học kì II

4. Nơi chốn thân quen

5. Bốn mùa tươi đẹp

6. Thiên nhiên muôn màu

7. Sắc màu quê hương

1. Kĩ thuật đọc

*Đọc đúng, ngắt hơi, đọc thầm, tập điền phiếu đọc sách như yêu cầu ở nửa cuối học kì I

– Biết ngắt hơi theo nhịp thơ

– Bước đầu phân biệt được lời nhân vật trong đối thoại và lời người kể chuyện để đọc với ngữ điệu phù hợp

– Tốc độ đọc: 60 – 70 tiếng / phút

2. Đọc hiểu

2.1 Văn bản văn học

a. Hiểu nội dung

*Như yêu cầu ở cuối học kì I

b. Hiểu hình thức

*Như yêu cầu ở cuối học kì I

– Nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời thoại.

c. Liên hệ, so sánh, kết nối

*Như yêu cầu ở cuối học kì I

Đọc mở rộng

*Như yêu cầu ở cuối học kì I

2.2 Văn bản thông tin

a. Hiểu nội dung

*Như yêu cầu ở cuối học kì I

– Dựa vào gợi ý, trả lời được: Văn bản viết về cái gì

b. Hiểu hình thức

*Như yêu cầu cuối học kì I

– Nhận biết trình tự các sự việc nêu trong văn bản

c. Liên hệ, so sánh, kết nối

– Nêu được các thông tin bổ ích đối với bản thân từ văn bản.

Đọc mở rộng

*Như yêu cầu ở cuối học kì

1. Viết kĩ thuật

* Tiếp tục một số yêu cầu ở cuối học kì I

– Nghe – viết chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 50 – 55 chữ, tốc độ khoảng 55 chữ trong 15 phút

2. Viết đoạn văn ngắn

a. Quy trình viết

* Tiếp tục một số yêu cầu ở cuối học kì I

b. Thực hành viết

* Tiếp tục một số yêu cầu ở cuối học kì I

– Viết được 4 – 5 câu nói về tình cảm của mình đối với người thân hoặc đối với sự việc dựa vào gợi ý.

1. Nói

*Tiếp tục một số yêu cầu ở nửa cuối học kì I

– Biết nói và đáp lại lời chúc mừng, chia buồn, an ủi, khen ngợi, bày tỏ sự ngạc nhiên; đồng ý, không đồng ý, từ chối phù hợp với đối tượng người nghe.

2. Nghe

*Tiếp tục một số yêu cầu ở cuối học kì I

– Nghe một bài thơ hoặc một bài hát, dựa vào gợi ý, nói một vài câu nêu cảm nhận của mình về bài thơ hoặc bài hát đó.

3. Nói nghe tương tác

*Tiếp tục một số yêu cầu ở cuối học kì I

Cuối học kì II

b. Bác Hồ kính yêu

c. Việt Nam mến yêu

d. Bài ca Trái Đất

1. Kĩ thuật đọc

*Như yêu cầu ở giữa học kì II

2. Đọc hiểu

2.1 Văn bản văn học

a. Hiểu nội dung

*Như yêu cầu ở giữa học kì II

b. Hiểu hình thức

*Như yêu cầu ở giữa học kì II

c. Liên hệ, so sánh, kết nối

*Như yêu cầu ở giữa học kì II

Đọc mở rộng

*Như yêu cầu ở nửa đầu học kì II

2.2 Văn bản thông tin

a. Hiểu nội dung

*Như yêu cầu giữa học kì II

b. Hiểu hình thức

*Như yêu cầu ở giữa học kì II

c. Liên hệ, so sánh, kết nối

*Như yêu cầu ở giữa học kì II

Nhận biết thông tin cơ bản của văn bản thể hiện qua nhan đề, hình ảnh minh họa và chú thích hình ảnh.

Đọc mở rộng

*Như yêu cầu ở giữa học kì II

1. Viết kĩ thuật

* Tiếp tục một số yêu cầu ở giữa học kì II

– Nghe – viết chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 50 – 55 chữ, tốc độ khoảng 55 chữ trong 15 phút

2. Viết đoạn văn ngắn

c. Quy trình viết

* Tiếp tục một số yêu cầu ở giữa học kì II

d. Thực hành viết

* Tiếp tục một số yêu cầu ở giữa học kì II

– Viết được 4 – 5 câu nói về tình cảm của mình đối với người thân hoặc đối với sự việc dựa vào gợi ý.

1. Nói

*Tiếp tục một số yêu cầu ở nửa đầu học kì II

– Nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn của cá nhân (tên văn bản, nội dung văn bản, nhân vật yêu thích).

2. Nghe

*Tiếp tục một số yêu cầu ở giữa học kì II

3. Nói nghe tương tác

*Tiếp tục một số yêu cầu ở giữa học kì II

Tham khảo thêm:   Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 5 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tập 2 trang 76

Yêu cầu cần đạt môn Hoạt động trải nghiệm 2 sách Chân trời sáng tạo

Chủ đề Tuần Yêu cầu cần đạt Phẩm chất Năng lực

Chủ đề 1:

Em và mái trường mến yêu

1,2,3,4

– Nhận diện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

– Nhận diện được những việc làm để thể hiện tình bạn và biết nói những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn.

Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận của bản thân thông qua sản phẩm tự làm.

Nhân ái, chăm chỉ

Năng lượng thích ứng với cuộc sống:

Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân; Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng bạn;

Năng lực thiết kể và tổ chức hoạt động:

Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp

Chủ đề 2:

Vì một cuộc sống an toàn

5,6,7,8

– Nhận biết được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc và thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.

Biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi cần thiết

Trách nhiệm

Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc và tham gia an toàn giao thông.

Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy khi cần thiết.

Chủ đề 3: Kính yêu thầy cô – Thân thiện với bạn bè

9,10,

11,12

– Biết thể hiện lòng biết ơn với thầy cô.

– Nhận diện được những việc làm để thể hiện tình bạn.

– Biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi tự mình không giải quyết được vấn đề trong mối quan hệ với bạn.

Làm quen được với những người bạn hàng xóm, tạo được quan hệ gần gũi, thân thiện với bạn bè trong cộng đồng.

Nhân ái

Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô; Làm quen với những người bạn hàng xóm; Thực hiện được việc giải quyết mâu thuẫn với bạn.

Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi tự mình không giải quyết được vấn đề trong mối quan hệ với bạn.

Chủ đề 4: Truyền thống quê em

13,14

15, 16

– Biết thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ với người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và hoạt động vì cộng đồng.

Tham gia vào một số hoạt động hướng đến cộng đồng do nhà trường tổ chức.

Nhân ái, Trách nhiệm

Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được thế nào là người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống; Thực hiện được một số việc làm vừa sức để chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia vào một số hoạt động hướng đến cộng đồng do nhà trường tổ chức.

Chủ đề 5: Chào năm mới

17,18,

19,20

– Nhận biết đồng tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hóa.

Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận của bản thân thông qua sản phẩm tự làm.

Chăm chỉ, Trách nhiệm

Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết đồng tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hóa; Làm được sản phẩm thể hiện sự khéo léo, cẩn thận của bản thân.

Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập và thực hiện được kế hoạch Hội chợ Xuân.

Chủ đề 6: Chăm sóc và phục vụ bản thân

21,22,

23

– Biết sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng.

Thực hiện được một số công việc tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi.

Chăm chỉ, Trách nhiệm

Năng lực thích ứng với cuộc sống: Sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng; Tự thực hiện một số công việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

Chủ đề 7:

Yêu thương gia đình – Quý trọng phụ nữ

24, 25

26, 27

– Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc, lòng biết ơn đến các thành viên trong gia đình phù hợp với lứa tuổi.

– Trao đổi được với người thân về một số hoạt động chung của gia đình.

Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận của bản thân thông qua sản phẩm tự làm.

Chăm chỉ; Nhân ái; Trách nhiệm

Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm chăm sóc, lòng biết ơn đến các thành viên trong gia đình; Làm món quà tặng người phụ nữ em yêu quý.

Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Chia sẻ những hoạt động chung của gia đình; Lập thời gian biểu của các thành viên trong gia đình; Xây dựng kế hoạch một hoạt động chung của gia đình.

Chủ đề 8:

Môi trường xanh – Cuộc sống xanh

28, 29

30, 31

– Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan ở địa phương.

– Biết cách chăm sóc, bảo vệ cảnh quan nơi mình sinh sống.

– Tìm hiểu được thực trạng vệ sinh môi trường xung quanh.

– Thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhà trường.

– Tham gia hoạt động lao động giữ gìn cảnh quan nhà trường.

Biết cách sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động quen thuộc.

Yêu nước, Trách nhiệm

Năng lực thích ứng với cuộc sống: Giới thiệu về vẻ đẹp của địa phương em; Tìm hiểu thực trạng vệ sinh môi trường.

Năng lực định hướng nghề nghiệp: Sử dụng một số dụng cụ lao động một cách an toàn.

Chủ đề 9: Những người sống quanh em

32, 33,

34

– Tìm hiểu được công việc của bố mẹ hoặc người thân.

Nêu được một số đức tính của bố, mẹ, người thân có liên quan đến nghề nghiệp của họ.

Trách nhiệm

Năng lực định hướng nghề nghiệp: Giới thiệu nghề nghiệp bố, mẹ, người thân; Chia sẻ về đức tính cần có trong nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân; Bày tỏ cảm xúc về nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân.

Tuần Tổng kết

35

Yêu cầu cần đạt môn Đạo đức 2 sách Chân trời sáng tạo

Tênchủ đề Tênbài học Số tiết Yêu cầu cần đạt của Chương trình Năng lực
Năng lực đặc thù Năng lực chung

Quý trọng thời gian

Quý trọng thời gian

2

– Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian;

– Biết vì sao phải quý trọng thời gian;

– Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thể hiện thái độ đồng tình với việc biết nhận lỗi và sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi

– Điều chỉnh hành vi: Bước đầu biết thực hành sử dụng thời gian hợp lí và thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

Năng lực phát triển bản thân:

– Lập kế hoạch phát triển bản thân: Lập được kế hoạch cá nhân, sắp xếp hoạt động và lập thời gian biểu của cá nhân trong một ngày.

– Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Nhận lỗi và sửa lỗi

Nhận lỗi và sửa lỗi

2

– Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi, sửa lỗi;

– Biết vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi;

– Thực hiện được việc nhận lỗi và sửa lỗi;

– Đồng tình với việc biết nhận lỗi và sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi, sửa lỗi

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thể hiện được thái độ đồng tình với việc biết nhận lỗi và sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc nhận lỗi và sửa lỗi; Bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn cùng thực hiện việc nhận lỗi và sửa lỗi.

– Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình

Bảo quản đồ dùng cá nhân

2

– Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân;

– Biết vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân;

– Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân;

– Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được việc làm của các bạn về việc giữ gìn và bảo quản đồ dùng gia đình.

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân; Bước đầu nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.

– Năng lực tự chủ và tự học

Bảo quản đồ dùng gia đình

2

– Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình;

– Biết vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình;

– Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình;

– Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình.

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình; Nêu được lí do vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được việc làm của các bạn về việc giữ gìn và bảo quản đồ dùng gia đình.

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân; Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng của gia đình cẩn thận.

– Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè

Kính trọng thầy giáo, cô giáo

2

– Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo;

– Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được lí do vì sao phải kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được một số việc của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được một số thái độ, hành vi thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo.

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Bước đầu biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Yêu quý bạn bè

1

– Nêu được một số biểu hiện của yêu quý bạn bè;

– Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự yêu quý bạn bè.

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Có kiến thức cần thiết, phù hợp để duy trì mối quan hệ hòa hợp với bạn bè; Nêu được một số biểu hiện của yêu quý bạn bè; Nêu được vì sao phải yêu quý bạn bè; Nêu được những việc làm thể hiện sự yêu quý bạn bè.

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được một số thái độ, hành vi thể hiện sự yêu quý bạn bè.

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự yêu quý bạn bè; Bước đầu biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện những việc làm thể hiện sự yêu quý bạn bè.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Quan tâm, giúp đỡ bạn

1

– Nêu được một số biểu hiện của sự quan tâm, giúp đỡ bạn;

– Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn;

– Sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh không may mắn, các bạn ở vùng sâu vùng xa hoặc vùng bị thiệt hại vì thiên tai.

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Có kiến thức cần thiết, phù hợp để duy trì mối quan hệ hòa hợp với bạn bè; Nêu được một số biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ bạn bè; Nêu được vì sao phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè; Nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được một số thái độ, hành vi thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè; Bước đầu biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Chia sẻ yêu thương

1

– Nêu được một số biểu hiện của sự giúp đỡ, chia sẻ yêu thương;

– Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự giúp đỡ, chia sẻ yêu thương;

– Sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh không may mắn, các bạn ở vùng sâu vùng xa hoặc vùng bị thiệt hại vì thiên tai.

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số đối tượng cần giúp đỡ trong xã hội; Nêu được những việc làm giúp đỡ người khác; Nhận biết được sự cần thiết của việc giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn trong xã hội.

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Tự đánh giá được những điều đã học và làm được liên quan đến việc giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được các hoạt động và sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hoặc có hoàn cảnh không may mắn, các bạn ở vùng sâu vùng xa hoặc vùng bị thiệt hại vì thiên tai.

Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội:

Tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Đề xuất được phương án phân công công việc phù hợp với lứa tuổi, thực hiện được nhiệm vụ của bản thân; Tham gia thực hiện các hành dộng, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Thể hiện cảm xúc bản thân

Những sắc màu cảm xúc

2

– Phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, …), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn chán, tự ti, …);

– Biết được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh.

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Điều chỉnh hành vi: Bước đầu biết điều chỉnh và thể hiện được cảm xúc phù hợp trong các tình huống khác nhau.

Năng lực phát triển bản thân:

– Tự nhận thức bản thân: Phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, …), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn chán, tự ti, …);

Biết được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

2

– Phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, …), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn chán, tự ti, …);

– Biết được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh;

– Biết kiềm chế các cảm giác tiêu cực.

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm để làm chủ cảm xúc tiêu cực.

Năng lực phát triển bản thân:

– Tự nhận thức bản thân: Nêu hoặc thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể những cảm xúc; Nêu được các bước làm chủ cảm xúc tiêu cực.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường

3

– Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ;

– Biết vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ;

– Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Có kiến thức cần thiết, phù hợp để tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường; Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ; Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ.

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thể hiện được thái độ phù hợp khi đề nghị được hỗ trợ và lòng biết ơn.

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết; Bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng

2

– Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ;

– Biết vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ;

– Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Có kiến thức cần thiết, phù hợp để tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng; Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ; Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ.

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thể hiện được thái độ phù hợp khi đề nghị được hỗ trợ và lòng biết ơn.

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết; Bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Quê hương em

Em yêu quê hương

3

– Nêu được địa chỉ của quê hương;

– Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình;

– Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương; kính trọng, biết ơn những người có công với quê hương; …

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được địa chỉ của quê hương;

Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thể hiện được thái độ đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu quê hương; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu quê hương.

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương; kính trọng, biết ơn những người có công với quê hương; …

Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội:

– Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội: Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu về quê hương, nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.

Tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Tham gia thực hiện các hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương; kính trọng, biết ơn những người có công với quê hương; …

– Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Giữ gìn cảnh đẹp quê hương

2

– Nêu được địa chỉ của quê hương;

– Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình;

– Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương; kính trọng, biết ơn những người có công với quê hương; …

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương; Nêu được những việc là giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương.

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thể hiện được thái độ đồng tình với thái độ, hành vi giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên; không đồng tình với thái độ, hành vi không giữ gìn cảnh đẹp của quê hương.

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội:

Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội: Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu về quê hương, nhận biết được vẻ đẹp thiên nhiên quê hương.

Tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

– Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Tuân thủ quy định nơi công cộng

Thực hiện quy định nơi công cộng

4

– Nêu được một số quy định cần tuân thủ nơi công cộng;

– Biết vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng;

– Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng;

– Đồng tình với những lời nói, hành động tuân thủ quy định nơi công cộng, không đồng tình với những lời nói, hành động vi phạm quy định nơi công cộng.

Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức; Nêu được một số quy định cần tuân thủ nơi công cộng; Nhận biết được sự cần thiết của việc tuân thủ quy định nơi công cộng.

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thể hiện được thái độ đồng tình với những lời nói, hành động tuân thủ quy định nơi công cộng, không đồng tình với những lời nói, hành động vi phạm quy định nơi công cộng.

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng; Nhắc nhở bạn bè cùng tuân thủ các quy định nơi công cộng.

– Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Tham khảo thêm:   Mẫu báo cáo kết quả minh bạch tài sản thu nhập Báo cáo kết quả minh bạch tài sản thu nhập

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Yêu cầu cần đạt các môn lớp 2 sách Chân trời sáng tạo Yêu cầu cần đạt môn Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức, TNXH, HĐTN lớp 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *