Bạn đang xem bài viết ✅ Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm Ngữ văn lớp 12 Ôn tập kiến thức Ngữ văn 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Ngữ văn 12 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Ngữ văn 12 giúp các em học sinh có thêm nhiều nguồn tư liệu học tập hiểu rõ hơn về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm vào 17 tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12. Hi vọng qua tài liệu này các bạn học tốt Ngữ văn 12 và ôn thi THPT Quốc gia 2023 đạt kết quả cao. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm Sơ đồ tư duy môn Ngữ văn 12, mở bài hay nhất về các tác phẩm Văn học ôn thi THPT Quốc gia.

1. Tuyên ngôn độc lập

– Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử được biên soạn với mục đích tuyên bố độc lập của một quốc gia. Văn kiện này thường được viết sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ của quốc gia từ tay của ngoại bang. Đây là một văn bản có tính pháp lý cao trên trường quốc tế. Cũng có nhiều văn bản không có tên là: Tuyên ngôn độc lập, nhưng vẫn mang giá trị của một bản tuyên ngôn.

– Ngay sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công. Ngày 29 tháng 8 năm 1845, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người đã soạn thảo ra bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

– Tuyên ngôn độc lập không chỉ là một văn kiện lịch sử mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực. Ngay từ nhan đề của tác phẩm đã thể hiện được ý nghĩa sâu sắc của văn kiện: Khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự do. Dân tộc Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

2. Tây tiến

Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam.

Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào). Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52.

Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Tây Tiến có nghĩa là tiến về miền Tây, nơi đoàn quân đang dốc hết sức mình bảo vệ tổ quốc và giúp sức cho đất nước bạn.

3. Việt Bắc

“Việt Vắc” là địa danh ở phía bắc miền Bắc Việt Nam, là chiến khu cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

“Việt Bắc” không chỉ khơi gợi niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương đất nước mà còn về Trung ương, Chính phủ, Bác Hồ, về người cách mạng và nhân dân Vb đã đoàn kết 1 lòng để lập nên những chiến công vang dội.

Là để gợi nhắc những sự kiện, những kỉ niệm của một thời kì kháng chiến gian khổ mà hào hùng, lạc quan cùng những nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân với cách mạng và kháng chiến ở Việt Bắc.

Hai chữ “Việt Bắc” như một sự hội tụ khắc sâu tình cảm thuỷ chung son sắc của nhà thơ – người cán bộ kháng chiến đối với quê hương. Đồng thời, đó là lời nhắn nhủ của nhà thơ rằng: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống qúy báu anh hùng bất khuất, ân tình thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam.

4. Tiếng hát con tàu

Con tàu là hình ảnh biểu trưng cho khát vọng lên đường, cho khát vọng đi xa, cho những ước vọng lớn lao ở phía trước mà đất nước và nhân dân cũng như tác giả đang hướng tới. Đích đến của con tàu ấy là một cuộc sống rộng mở, phát triển và tự do, cũng là nguồn cội cảm hứng của những sáng tác nghệ thuật.

Tiếng hát thể hiện cho sự say mê, nhiệt huyết của tâm hồn khi tìm được hướng đi trong hành trình đến với nhân dân và đất nước.

Tiếng hát con tàu hay chính là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn đầy khát vọng, và sự tin tưởng vào lý tưởng, một cuộc sống mới. Tâm hồn ấy đã hóa thân thành con tàu, bắt đầu cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với nhân dân, đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

5. Sóng

-“Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của nhân vật trữ tình.

– Sóng và em là em và sóng. Hai hình tượng tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng. Hai hình tượng ấy đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng.

– Tác giả mượn hình ảnh sóng để thể hiện những cảm xúc, cung bậc tình cảm của trái tim khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn thiết tha nồng hậu và niềm khao khát của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt.

Tham khảo thêm:   Địa lí 12 Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam Soạn Địa 12 Chân trời sáng tạo trang 22

6. Đàn ghi ta của Lor-ca

Đàn ghi ta gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Lor-ca. Vì vậy, hình ảnh đàn guitar ở nhan đề bài thơ tượng trưng cho khát vọng sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca.

Nhan đề như một lời khẳng định của nhà thơ Thanh Thảo: Đàn ghi ta của Lor-ca. Điều đó phần nào cho thấy niềm ngưỡng mộ và tấm lòng đồng cảm của Thanh Thảo đối với người nghệ sĩ thiên tài.

7. Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Bài ký lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ: “Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi”. Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Rất có thể tác giả muốn khẳng định: chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử “đã đặt tên cho dòng sông”.

Đặt tiêu đề và kết thúc bằng câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” để nhằm mục đích. Lưu ý người đọc về cái tên đẹp của dòng sông: sông hương, sông thơm. Nói lên khát vọng của con người muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử. Gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miền đất này, niềm tự hào về quê hương. Mặt khác không thể trả lời vắn tắt trong một vài câu mà phải trả lời bằng cả bài kí dài ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông.

8. Vợ Nhặt

Ý nghĩa nhan đề của truyện Vợ nhặt:

Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. “Nhặt” đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể “nhặt” ở bất kì đâu, bất kỳ lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng “nhặt” vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

Nhưng “vợ” lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Trong tác phẩm, gia đình Tràng từ khi có người vợ nhặt, mọi người trở nên gắn bó, quây quần, chăm lo, thu vén cho tổ ấm của mình.

Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

9. Rừng Xà nu

Nhan đề “Rừng xà nu” vừa mang ý nghĩa hiện thực , vừa mang ý nghĩa biểu tượng:

Ý nghĩa tả thực : Nhà văn nói về cây xà nu – một loài cây sống thành rừng ở Tây Nguyên. Loài cây này có sức sống mãnh liệt, không chịu khuất phục trước sự thay đổi của thời tiết.Cây xà nu luôn gắn bó mật thiết và quan hệ chiếu ứng với cuộc sống của người dân Tây Nguyên.

Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống , phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

10. Những đứa con trong gia đình

Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ, những con người hồn nhiên bộc trực, yêu đời, căm thù ngùn ngụt đối với quân cướp nước. “Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi. Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966 trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt. Khi nhà văn công tác ở tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng”.

Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ba mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thù sâu sắc với Mỹ-Ngụy đã thôi thúc những đứa con trong gia đình càng khát khao chiến đấu để trả thù nhà, đền nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy trước hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần thức tỉnh thứ bốn của Việt, ký ức về má hiện về. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo giặc.

Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân Việt đòi đi nhưng chị Chiến không nghe, sau đó nhờ chú Năm phân giải, chú Năm nhất trí cho cả hai đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp gia đình gửi em út sang nhà chú Năm, nhà cửa gửi cho các anh chị trong chi bộ làm nơi dạy học, bàn thờ gửi nhà chú Năm. Đoạn trích kết thúc bằng hình ảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm.

Nhan đề của truyện trước hết chính là Việt và Chiến “Những đứa con trong gia đình” nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương cách mạng. Mở rộng hơn còn có thể hiện đó là thế hệ trẻ miền Nam, những người con của “Đại gia đình” miền Nam ruột thịt trong những năm chống Mỹ ác liệt. Nhan đề gợi lên mối quan hệ giữa riêng và chung, nhà với nước, tình yêu nước với tình yêu cách mạng. Chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt.

Nhan đề đã nêu được rõ nhất chủ đề của truyện, mỗi con người trong gia đình là một khúc sông của dòng sông truyền thống anh dũng, kiên cường của gia đình. Như câu nói của chú Năm: “Chuyện gia đình nó cũng dài như sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào”.

11. Chiếc thuyền ngoài xa

“Chiếc thuyền ngoài xa” là một nhan đề mang tính biểu tượng, hé mở tình huống truyện, thể hiện chủ đề của tác phẩm. Nhan đề bao gồm đối tượng quan sát là “Chiếc thuyền”, cự li quan sát là “ngoài xa”, người quan sát là nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Cùng một người quan sát, cùng một đối tượng quan sát, nhưng ở các cự ly khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau, dẫn đến nhận thức khác nhau.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Trình bày quan điểm về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 57 sách Kết nối tri thức tập 2

Chiếc thuyền ngoài xa xuất hiện trong truyện ngắn trước hết hướng người đọc về một hình ảnh tuyệt đẹp, đó là con thuyền thu lưới trong biển sớm mờ sương, nó toàn bích như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Vẻ đẹp ấy khiến cho người nghệ sĩ bối rối, xúc động, cảm thấy “khám phá thấy chân lý của cái toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Nhưng khi con thuyền tới gần, phía sau vẻ đẹp toàn bích ấy là bao ngang trái, đau khổ, phũ phàng. Cuộc sống của những người dân chài bị giam cầm bởi đói nghèo tăm tối và bạo lực gia đình.

Vậy là qua mâu thuẫn giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh với hiện thực phũ phàng của cuộc sống, nhà văn mang đến cho người đọc một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống con người: phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, tránh cái nhìn giản đơn, sơ lược, hời hợt, nhìn hình thức, phát hiện ra bản chất thực sự sau bề ngoài của sự vật, hiện tượng.

Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” là một khái quát giản dị về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật đích thực luôn gắn bó khăng khít với hiện thực cuộc sống, người nghệ sĩ phải có bản lĩnh trung thực để khám phá những hiện thực, dẫu là tàn nhẫn của cuộc sống con người. Nguyễn Minh Châu đã khẳng định về trách nhiệm của người nghệ sĩ: “nhà văn không có quyền nhìn sự việc một cách đơn giản mà nhân vật cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”. Chỉ khi nào người nghệ sĩ có trách nhiệm trong cái nhìn hiện thực cuộc sống, có “mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh” thì khi ấy tác phẩm nghệ thuật mới đạt được giá trị cao nhất. Ấy là “giá trị nhân đạo”.

“Chiếc thuyền ngoài xa” đã trở thành tấm ảnh đẹp treo ở nhiều nơi, nhất là ở trong các gia đình sành nghệ thuật, nhưng có ai hiểu được câu chuyện con người trên chiếc thuyền ấy. Chỉ có nghệ sĩ Phùng, mỗi khi ngắm nhìn tấm ảnh bao giờ cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”, một người đàn bà lam lũ, cam chịu, giàu tình thương và lòng vị tha. Đó cũng là thông điệp tác giả gửi tới người đọc: nghệ thuật luôn gắn liền với cuộc đời.

12. Một người Hà Nội

“Một người Hà Nội” là truyện ngắn tiêu biểu cho quan niệm sáng tác của Nguyễn Khải trong giai đoạn sau năm 1978. Truyện ngắn không chỉ hướng đến tái hiện những vẻ đẹp và sức sống bất diệt của con người và văn hóa Hà Thành, với nhan đề “Một người Hà Nội”, Nguyễn Khải không chỉ hướng người đọc hướng đến nhân vật trung tâm của tác phẩm là bà Hiền mà còn góp phần hé lộ những tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.

Truyện ngắn xoay quanh nhân vật trung tâm là bà Hiền – một người Hà Nội với chất “vàng mười” điển hình. Nhan đề “Một người Hà Nội” trước hết mang tính định hướng khi hướng sự quan tâm của người đọc vào nhân vật bà Hiền. Sâu sắc hơn, nhan đề này còn kết tinh những suy tư của tác giả Nguyễn Khải về bà Hiền , trong cảm nhận của nhà văn bà Hiền chính là một người Hà Nội tiêu biểu trong những người Hà Nội, ở bà Hiền hội tụ được những vẻ đẹp, tính cách đậm chất kinh kỳ.

Trong truyện ngắn, nhân vật bà Hiền không chỉ được tái hiện với tư cách một cá thể độc lập mà được đặt trong mối quan hệ với tập thể. Tuy là một con người cụ thể nhưng đó lại là tinh túy, vẻ đẹp, giá trị muôn đời của con người, văn hóa Hà Nội.

Truyện ngắn “Một người Hà Nội” được đưa vào tập truyện “Hà Nội trong mắt tôi” của Nguyễn Khải. Chính vì vậy mà nhan đề “Một người Hà Nội” ấn tượng về một biểu tượng đẽ của con người, mảnh đất Hà Nội, kích thích tò mò, hứng thú của độc giả trong việc khám phá, tìm hiểu mà còn thể hiện được những suy tư của tác giả Nguyễn Khải về con người, tính cách, lối sống của Hà Nội trước những biến động, đổi thay của lịch sử, xã hội qua các giai đoạn.

Như vậy, chỉ với nhan đề “Một người Hà Nội”, nhà văn NGuyễn Khải đã gửi gắm vào đó biết bao ý nghĩa sâu sắc, đó không chỉ là tình yêu với con người, mảnh đất Hà Nội mà còn là sự trân trọng đối với những giá trị, chất vàng mười quý giá trong con người mà nhà văn cất công tìm kiếm.

13. Thuốc

Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao. Nhan đề này có nhiều nghĩa:

Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thũng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.

Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cách mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.

Tham khảo thêm:   Phim kinh dị Hàn Quốc - Đơn Hàng Từ Sát Nhân

Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

14. Số phận con người

Số phận con người tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh. Tuy viết về những đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra nhưng tác giả vẫn giữ vững niềm tin ở tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.

Nhan đề của truyện: Số phận con người, gợi lên ý niệm về số phận con người, khi đặt nhân vật hoàn cảnh bất đắc dĩ, hoàn cảnh bất thường, đòi hỏi con người phải tự vươn lên hoàn cảnh.

Hai con người, hai số phận, Xô-cô- lốp và bé Va-ni-a đều là nạn nhân của chiến tranh họ gắn kết với nhau bằng quan hệ cha-con, thì cả hai lại trở thành chung một số phận. Tính chất số phận xuất hiện như là một cách thức khái quát triết lý bao hàm mọi số phận của những người khác.

Điều đặc biệt ở đây là khi hai con người đều bị bão tố chiến tranh thổi bạt một cách phũ phàng gặp nhau để tạo thành một số phận mới thì số phận ở đây không phải là một định mệnh thần kì mà số phận do chính con người tạo nên.

Cũng như vậy, hạnh phúc của con người là do chính con người làm nên.

Con người bằng ý chí, nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai cần, và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.

15. Ông già và biển cả

Tác giả đặt tên cho tác phẩm rất hay và giúp nâng cao tầm vóc của con người lao động. Đặt ông già (người lao động) ngang với biển cả (thiên nhiên), giữa cái hữu hạn với cái vô hạn, tác giả muốn mang con người đặt ngang hàng với tự nhiên khẳng định từ thế chủ động của con người trước cuộc sống đầy khó khăn, bất trắc, thử thách.

Đây là nhan đề có tính biểu tượng cao, mang nhiều ẩn ý sâu sắc của tác giả.

16. Hồn Trương Ba da hàng thịt

Lưu Quang Vũ ( 1948-1988) là một nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam. Bằng tài năng thiên phú của mình, ông đã để lại rất nhiều các tác phẩm nổi bật trong lòng công chúng Việt nam. Tiêu biểu trong hàng loạt tác phẩm đã làm sôi động sân khấu Việt nam thời kỳ đó là vở kịch” Hồn trương ba da hàng thịt”. Đây là một tác phẩm đặc sắc không chỉ về nội dung mà ngay nhan đề của nó đã khơi gợi lên được sự tò mò về ý nghĩa của câu chuyện.”

Nhan đề Hồn trương ba, da hàng thịt gợi ngay cho độc giả về hai hình ảnh của “hồn” và “da”, cũng như đó chính là hai yếu tố quan trọng của một con người. Trong khi da thịt là phần thân xác cụ thể, là những điều có thực thì hồn là điều rất trừu tượng. Chẳng ai nhìn thấy linh hồn bao giờ, nhưng người ta tin rằng thân xác có chứa đựng linh hồn. Hồn nào thân xác đó, nhưng mâu thuẫn trong vở kịch này lại là hồn một nơi người một nẻo.

Nếu như da hàng thịt là biểu tượng cho vẻ bề ngoài, thì hồn trương ba là đại điện cho thế giới tâm hồn. Người xưa đã hay nói rằng: “đừng trông mặt mà bắt hình dong” vì chẳng thể nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá được phẩm chất, nhân cách của một người nào đó. Trong khi hồn trương ba là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh tao, thì trái ngược với nó là bộ mặt bặm trợn, xấu xa của thân xác anh hàng thịt. Hai thứ tưởng chừng như chẳng thể hòa hợp nào với nhau lại đang phải bắt cặp, sánh đôi cùng nhau.

Tên gọi của vở kịch đã đẩy cao những mâu thuẫn, xung đột bên trong mỗi con người. Nó phản ánh cuộc sống của những con người khi phải rơi vào hoàn cảnh xấu xa, họ có thể có những hành động lời nói thô tục, giả tạo nhưng ẩn sâu vào những tâm hồn ấy là những điều đẹp đẽ. Tác giả lên án xã hội không để cho con người ta được sống với chính mình. Hơn thế nữa, ông còn muốn gửi gắm tới độc giả một thông điệp rằng: dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần cố gắng làm chủ được bản thân, tránh xa những lối sống thô tục bạo trần mà giữ cho bản thân thanh cao, trong sáng. Hãy cố gắng gạt bỏ những ham muốn thấp kém của cá nhân để vươn tới những điều lương thiện trong cuộc sống. Tâm có sáng thì làm việc gì cũng sáng như gương. Điều này cũng sẽ giúp cho tâm hồn và thể xác của ta luôn hòa làm một. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi ta được sống đúng với những tâm tư, ước mong của bản thân.

Đọc “Hồn trương ba, da hàng thịt”, người đọc có thể soi thấy bản thân mình ở trong đó. Đặc biệt thông qua ý nghĩa nhan đề và cái chết của nhân vật Trương ba, người ta càng thấy được khao khát được sống với chính mình của con người càng trở nên mãnh liệt dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chết không hẳn là kết thúc, mà nó là một cách để ta được thoải mái, thảnh thơi tìm thấy đúng linh hồn của mình.

17. Người lái đò sông Đà

Nhan đề “Người lái đò sông Đà” gợi đến hình ảnh ông lái đò, một người thường xuyên đi lại trên dòng sông. Ông lái đò là một người lao động bình thường, vừa là một nghệ sĩ tài hoa, người có thể chinh phục và thuần hóa dòng sông Đà vốn rất hung dữ. Nhan đề nhấn mạnh vẻ đẹp, sức mạnh chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống tốt đẹp của những con người lao động vùng Tây Bắc hiểm trở, hùng vĩ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm Ngữ văn lớp 12 Ôn tập kiến thức Ngữ văn 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *