Bạn đang xem bài viết ✅ Viết: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 1 Bài 3 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến giúp các em học sinh lớp 4 biết cách viết đoạn văn nêu ý kiến thật hay, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 19.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến – Bài 3 Chủ đề Mỗi người một vẻ theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết Viết tuần 2.

Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức trang 19

Đề bài:

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình mà em đã đọc hoặc đã nghe.

Đề 2: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về các con vật mà em đã đọc hoặc đã nghe.

Câu 1

Chuẩn bị.

  • Em thích câu chuyện nào? Câu chuyện đó em đã đọc hay được nghe kể?
  • Vì sao em thích câu chuyện đó? (Câu chuyện có nội dung gì hấp dẫn? Nhân vật nào thú vị? Chi tiết nào ấn tượng,…
Tham khảo thêm:   Nghị định số 53/2009/NĐ-CP Về phát hành trái phiếu quốc tế

Trả lời:

– Em thích câu chuyện: Bó đũa

– Câu chuyện đó em được nghe mẹ kể.

– Em thích câu chuyện vì:

  • Nội dung: Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau.”
  • Nhân vật: Người cha trong câu chuyện là một nhân vật có vai trò rất quan trọng.
  • Chi tiết: “Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.”

Câu 2

Tìm ý.

Gợi ý:

Câu 2

Trả lời:

– Mở đầu: Ngay từ ngày bé, em đã được nghe mẹ kể câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình.

– Triển khai:

  • Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau.
  • Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết.
  • Em còn đặc biệt ấn tượng với chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng”. Chi tiết này đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài Lời tiễn dặn hay nhất Những bài văn hay lớp 11

– Kết thúc: Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em.

Câu 3

Góp ý và chỉnh sửa.

  • Thông tin về câu chuyện rõ ràng, đầy đủ.
  • Lí do yêu thích câu chuyện được trình bày thuyết phục, có dẫn chứng cụ thể.

Trả lời:

Ngay từ ngày bé, em đã được nghe mẹ kể câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình. Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết. Em còn đặc biệt ấn tượng với chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng”. Chi tiết này đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình. Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em.

Tham khảo thêm:   Nghị định số 43/2010/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp

>> Tham khảo: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe

Vận dụng

Viết, vẽ,… lên một tấm bìa cũng để giới thiệu bản thân.

  • Chú ý tạo sự độc đáo để nêu bật được những nét riêng của mình.
  • Nhớ viết hoa danh từ riêng (nếu có).

Trả lời:

Ví dụ minh họa:

Giới thiệu bản thân

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Viết: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 1 Bài 3 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *