Bạn đang xem bài viết ✅ Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11, 12. Qua đó, các em sẽ biết cách trình bày đúng, chính xác một bài văn kể chuyện sáng tạo.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo của Chủ đề Thế giới tuổi thơ theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 11, 12

Câu 1

Đọc bài văn kể lại câu chuyện và các chi tiết kể sáng tạo (A, B) dưới đây, sau đó thực hiện yêu cầu.

Nếu hay đọc truyện phiêu lưu, có lẽ bạn sẽ thích câu chuyện Một chuyển phiêu lưu của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoà.

Chuyện kể rằng, một hôm, mèo nhép rủ chuột xù sang sông chơi, nhưng chuột xù từ chối. (A) Mèo nhép khăng khăng muốn đi nên chuột đành đồng ý vì không nỡ để bạn mạo hiểm một mình. Hai bạn nhờ bác ngựa đưa sang sông.

Đồng cỏ bên kia sông quả là một thế giới xanh tuyệt đẹp! (B) Thích chí, mèo nhép nhảy nhót khắp nơi, mặc dù chuột xù đã cảnh báo rằng trong bụi cỏ có hang rắn.

Y như chuột lo ngại, rắn bị phá giấc ngủ, tức giận quăng mình về phía mèo nhép. Chuột xù vội nhảy từ mỏm đá xuống mình rắn để cứu bạn. Rắn tối sầm mặt mũi, còn chuột té văng ra. May thay, bác ngựa kịp thời chạy đến cứu hai bạn.

Trên lưng bác ngựa trở về, thấy chuột xù nằm thiêm thiếp, mèo nhép cứ sụt sịt, nước mắt rơi ướt lông chuột xù. Mèo không để ý, miệng chuột đang mím lại do cố nén cười.

Câu chuyện thật thú vị và hài hước. Mèo nhép đã có bài học quý giá về việc phải biết lắng nghe người khác để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

(A)

Chuột xù nói:

– Bác ngựa bảo nguy hiểm lắm.

Mèo nhép hứ một cái:

– Cậu không đi thì thôi, tớ đi một mình.

(B)

Cỏ phủ kín cánh đồng như một tấm thảm xanh mát. Cây cối cũng xanh mướt như ngày nào cũng được gội rửa. Không gian ngai ngái mùi cỏ thơm, thật dễ chịu!

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích bài Đọc Tiểu Thanh kí (3 Mẫu) Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

a. Bài văn trên kể lại câu chuyện gì?

b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu ý chính của mỗi phần.

c. Mỗi chi tiết sáng tạo A, B được bổ sung vào phần nào của bài văn?

d. Tìm nội dung phù hợp với mỗi chi tiết sáng tạo A, B.

A. Sáng tạo thêm chi tiết tả cảnh.

B. Sáng tạo thêm lời thoại cho nhân vật.

Trả lời:

a. Bài văn trên kể lại câu chuyện Một chuyến phiêu lưu.

b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nếu ý chính của mỗi phần.

– Mở bài: Từ đầu đến “Nguyễn Thị Kim Hòa” => Nội dung: Giới thiệu câu chuyện.

– Thân bài: Từ “Chuyện kể rằng” đến “do cố nén cười”. => Nội dung: Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.

– Kết bài: Đoạn còn lại. => Nội dung: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

c. Mỗi chi tiết sáng tạo A, B được bổ sung vào phần thân bài của bài văn.

d. Nội dung phù hợp với mỗi chi tiết sáng tạo A, B.

A. Sáng tạo thêm chi tiết tả cảnh:

“Cả phủ kín cánh đồng như một tấm thảm xanh mát. Cây cối cũng xanh mướt như ngày nào cũng được gọi rửa. Không gian ngai ngái mùi cỏ thơm, thật dễ chịu!”

B. Sáng tạo thêm lời thoại cho nhân vật:

“Chuột xù nói:

Tham khảo thêm:   Thông tư 20/2017/TT-BCT Sửa đổi Thông tư 46/2012/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công

– Bác ngựa bảo nguy hiểm lắm.

Mèo nhép hứ một cái:

– Cậu không đi thi thôi, tớ đi một mình.”

Câu 2

Theo em, đoạn dưới đây có thể thay cho đoạn nào của câu chuyện?

Chuột xù lồm cồm bò dậy, thấy mèo nhép vẫn sợ hãi, run lập cập. Một lúc lâu, mèo nhép mới xấu hổ bảo:

– Bờ sông bên nhà mình cũng đẹp lắm. Chúng mình về thôi.

Bác ngựa và chuột xù cười phá lên. Mèo nhép cũng bẽn lẽn cười.

Trả lời:

Đoạn văn có thể thay cho đoạn “Trên lưng bác ngựa trở về” đến “do cố nén cười”.

Câu 3

Nêu những cách em có thể vận dụng để viết bài văn kể chuyện sáng tạo.

Kể chuyện sáng tạo

Trả lời:

Những cách em có thể vận dụng để viết bài văn kể chuyện sáng tạo:

– Thêm chi tiết tả ngoại hình và hoạt động của nhân vật.

– Thay đổi cách kết thúc của câu chuyện.

– Tưởng tượng mình đang tham gia vào câu chuyện, được “nhìn”, “nghe”, “chạm vào”,.. mọi sự vật trong câu chuyện để sáng tạo chi tiết.

– Sáng tạo thêm lời thoại cho nhân vật.

-…

Vận dụng

Câu 1: Kể cho người thân nghe câu chuyện Một chuyến phiêu lưu với chi tiết em sáng tạo thêm.

Câu 2: Tìm đọc một câu chuyện về thế giới tuổi thơ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Mẫu bài dạy minh họa môn Khoa học Tiểu học Mô đun 3 Giáo án minh họa môn Khoa học Tiểu học

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *