Bạn đang xem bài viết ✅ Viết đoạn văn mô tả về một phong tục, tập quán hoặc lễ hội ở địa phương em Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương – Lịch sử – Địa lí 4 CTST ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết một đoạn văn mô tả về một phong tục, tập quán hoặc lễ hội ở địa phương em gồm 2 mẫu hay, đặc sắc nhất, giúp các em có thêm nhiều vốn từ, nhanh chóng viết đoạn văn giới thiệu về Hội Gióng, đền Hai Bà Trưng thật hay.

Hội Gióng

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 4 dễ dàng trả lời câu hỏi Luyện tập Bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương – SGK Lịch sử – Địa lí 4 Chân trời sáng tạo trang 14. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để có thêm nhiều ý tưởng mới cho đoạn văn của mình thêm sinh động:

Viết đoạn văn về Hội Gióng

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…

Tham khảo thêm:   Luật số 80-2006-QH11 của Quốc hội ban hành: Luật chuyển giao công nghệ

Viết đoạn văn về đền Hai Bà Trưng

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” sau khi Hai Bà Trưng tạ thế, nhân dân ở nhiều nơi đã lập đền thờ để ghi nhớ công đức của Hai Bà. Trong số 103 nơi thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh ở 9 tỉnh, thành phố trong cả nước (riêng huyện Mê Linh có 25 di tích ở 13 xã). Trong đó, đền Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh là có ý nghĩa quan trọng nhất bởi ở đây không chỉ là nơi lưu lại dấu thiêng về 2 vị nữ anh hùng thời thơ ấu, lúc bình sinh, mà còn là nơi lưu niệm về quá trình chuẩn bị khởi nghĩa Hai Bà Trưng của dân tộc hồi đầu Công nguyên. Lễ hội đền Hai Bà Trưng 2010 vừa được long trọng tổ chức tại Khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội-quê hương của Hai Bà và cũng là nơi Hai Bà xưng vương, lập đô sau khi đã đánh tan giặc ngoại xâm. Lễ hội được tổ chức hàng năm là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng nhằm tôn vinh công đức của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc – Trưng Nhị và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Ở Đồng Nhân là lễ rước nước và múa đèn, ở Hát Môn là dâng cúng 100 chiếc bánh trôi, tượng trưng cho Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm con Lạc Hồng; còn ở Hạ Lôi – Mê Linh, nơi Hai Bà phất cờ khởi nghĩa và đóng đô, nét độc đáo nhất của lễ hội là lễ giao kiệu. Hội được tổ chức từ mồng 6 đến mồng 10 tháng Giêng Trước đó, từ mồng 4 tháng giêng, dân làng đã làm lễ mộc dục, thay bao sái tượng Vua Bà chứ không theo lệ thường ra sông múc nước về tắm tượng Thánh. Sau đó ngày mồng 4 và 5 làng Hạ Lôi tổ chức lễ tế Hai Bà ở đình làng cùng với Thành hoàng làng là 4 vị tướng – 4 anh em ruột Đô, Hồ, Bạch, Hạc đã phù Thánh Tản Viên dựng lại nghiệp đế họ Hùng. Trong tâm thức người Việt, hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân xung trận, đánh tan quan quân nhà Hán giành độc lập cho dân tộc sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ là một kỳ tích trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Sử sách đã hết lời ca tụng Hai Bà. Người Việt Nam xem Hai Bà là anh hùng của dân tộc nên đã lập đền thờ ở nhiều nơi. Trong lễ rước hai Vua Bà từ Đền về Đình, gồm: 2 cỗ voi, 2 cỗ ngựa, đội thanh nữ mặc áo trắng khiêng kiệu, đội nữ binh hộ giá mặc áo nâu, quấn xà cạp, vác gươm, hai đội nữ rước hai kiệu, đội mệnh bái mặc áo tế xanh có triện, đội nhạc công, xinh tiền, đội vác cờ súy, gươm trường, bát bửu, tán, lọng…

Tham khảo thêm:   Mẫu số 04/KTTT: Biên bản thanh tra (kiểm tra) Mẫu Thanh tra kiểm tra thuế

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Viết đoạn văn mô tả về một phong tục, tập quán hoặc lễ hội ở địa phương em Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương – Lịch sử – Địa lí 4 CTST của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *