Bạn đang xem bài viết ✅ Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (4 Mẫu) Những bài văn hay lớp 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện mang đến 4 bài văn mẫu siêu hay đạt điểm cao nhất của các bạn học sinh lớp 11.

Nghị luận về một tác phẩm truyện là phân tích, đánh giá về các yếu tố nội dung. hình thức của truyện bằng những ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể. Yêu cầu nghị luận về một tác phẩm truyện có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của truyện. Vậy sau đây là 4 bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hay nhất mời các bạn cùng theo dõi.

Phân tích truyện ngắn Một người Hà Nội

Một người Hà Nội“ là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Khải. Qua đó, tác giả thể hiện cái nhìn vô cùng mới mẻ của nhà văn về con người, cuộc sống với một hình thức nghệ thuật in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn.

Ngay từ cách đặt tên nhan đề “Một người Hà Nội” nhà văn đã mở ra hình tượng trung tâm của tác phẩm là một người Hà Nội mang trong mình vẻ đẹp hà Nội thuần túy không trộn lẫn. Bên cạnh đó còn mở ra không gian nghê thuật cổ kính, mảnh đất Kinh Kì, nghìn năm văn hiến đã trải qua cùng những thay đổi của thời đại. Cũng từ nhan đề có thể soi sáng được tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.

“Một người Hà Nội” với nhân vật chính là cô Hiền – người xuất thân từ gia đình Hà Nội giàu có, thân thiện. Ở cô Hiền thấm sâu vẻ đẹp tinh thần, văn hóa cốt cách của một người Hà Nội gốc, tạo nên nơi người đọc về vẻ đẹp ấy sẽ bền vững, không bị nhạt nhòa theo thời gian. Cô cũng là người có tình yêu và gắn bó sâu sắc với mảnh đất hà Nội. Ngay cả khi nơi đây có đang oằn mình trong bom đạn thì cô vẫn bám trụ lại mảnh đất này bằng tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào sự trường tồn của Hà Nội.

Ở cô Hiền người ta nhìn thấy hội tụ đầy đủ vẻ đẹp ngoại hình, tính cách và tâm hồn. Về ngoại hình cô mang vẻ đẹp quý phái, sang trọng của mọt người phụ nữ gốc Hà Nội. Bên cạnh đó, cô là người thẳng thắn, có cái nhìn nhạy bén, sâu sắc trước thực tế và là người dám bộc lộ quan điểm sống của mình, dám thẳng thắn nói lên và sóng thật với chính mình. Ở cô cò n là người có lối sống văn minh hiện đại nhưng giữ được lối sống đẹp, không xô bồ, bon chen. Một người hà Nội như cô Hiền mang vẻ đẹp riêng trong cốt cách và nó được tỏa sáng trong bất kì hoàn cảnh nào. Cô Hiền thể hiện là người hiểu được giá trị của cuộc sống, biết hướng đến giá trị cuộc sống và biết hài hòa giữa vật chất và tinh thần. Ngoài ra, cô vẫn giữ được thói quen thời trẻ của mình đó là giao lưu với văn nhân, nghệ sĩ, một cuộc sống phóng khoáng về tinh thần và một tâm hồn nghệ sĩ, là người biết yêu và trân trọng cái đệp. Tuy vậy, cô vẫn là người có đầu óc thực tế trong việc lựa chọn chồng. gần 30 tuổi cô mới lấy chồng. Nhưng người chồng cô chọn không mơ mộng một người làm quan hay làm nghệ sĩ. Người cô chọn là một ông giáo dạy tiểu học hiền lành chăm chỉ. Cô Hiền là người có đầu óc thực tế, khôn ngoan việc gì cũng tính toán trước sau, đã tính là làm, đã làm là không sợ lời đàm tiếu từ thiên hạ. Phải là người hiểu đời, trải đời có bản lĩnh cô mới vượt lên những chuyện thị phi được mất ở đời như thế.

Tham khảo thêm:   Địa lí 10 Bài 30: Địa lí các ngành nông nghiệp Soạn Địa 10 trang 111 sách Chân trời sáng tạo

Trong quan hệ với gia đình cô làm tròn bổn phận của một người vợ đảm đang, thông minh, tài giỏi trong việc làm kinh tế và tài giỏi trong việc quản lý gia đình. Đồng thời trong cách dạy con cái thì cô Hiền là người mẹ nghiêm khắc. Từ dáng ngồi trên bàn cô cũng chấn chỉnh và dạy con phải có lòng tự trọng. Một người mẹ có lòng tự trọng và ý thức rõ trách nhiệm của một công dân có lòng yêu nước . Trong quan hệ với người ở cô hiền là người sống tình nghĩa nhân hậu, có trước có sau và gần gũi với mọi người như người thân trong gia đình. Chính vì vậy mà Nguyễn Khải ví cô như “hạt bụi vàng” và nhà văn trân trọng vẻ đẹp cốt cách và tâm hồn của một người Hà Nội như cô Hiền.

Ngoài cô Hiền, mặc dù không trọng tâm miêu tả nhưng Nguyễn Khải cũng khắc họa lại hững nhân vật Hà Nội khác trong tác phẩm. Đó là những thanh niên hà Nội đại diện cho thế hệ trẻ có tự trọng, có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc. Những chàng trai mang trong mình lí tưởng sống cao đẹp sẵn sàng xả thân vì Hà Nội, vì Tổ quốc mình. Đặc biệt là Dũng – chàng trai có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng và trách nhiệm. Đó là Tuất một chàng trai biết kiềm lại cam xúc của bản thân để hướng đến những điều lớn lao hơn. Và là mẹ Tuất- người mẹ phải gánh chịu sự mất mát to lớn, đánh đổi cả đứa con thân yêu của mình. Một người mẹ đầy nghị lực và bản lĩnh.

Tất cả tô lên một bức tranh khắc họa nhân vật là những con người hà Nội luôn âm thầm và lặng lẽ bằng những cách khác nhau để bảo vệ sự trường tồn của Hà Nội, bảo vệ những vẻ đẹp cốt cách và tâm hồn của những người Hà Nội.

Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản Trái tim Đan-kô

Mác-xim Go-rơ-ki là nhà văn nổi tiếng đến từ Nga. Từ nhỏ ông là người rất đam mê đọc sách và cùng với những gian khó tuổi thơ đã thắp sáng và nảy sinh khát vọng sáng tác của ông. Truyện “Trái tim Đan-kô” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông, được trích ở phần cuối “Tuyển tập truyện ngắn Mác-xim Go-rơ-ki”. Tác phẩm kể về sự hy sinh cao cả, tấm lòng vị tha yêu thương của người anh hùng Đan-kô.

Mở đầu là bức tranh thiên nhiên ở thảo nguyên u ám, với cảnh vật đáng sợ. Rồi lại có sự xuất hiện của ánh lửa xanh kỳ dị, gợi đến những câu chuyện hoang đường. Chính ánh lửa này xuất phát từ câu chuyện của một người anh hùng với trái tim vĩ đại và tràn đầy yêu thương. Một đoàn người trên thảo nguyên đang bị bủa vây trong bóng tối của khu rừng, cành lá thì dày đặc và ánh sáng mặt trời thì không chiếu đến. Họ không có con đường nào có thể thoát ra, ngày một tuyệt vọng và buông xuôi tất cả. Nhưng một vị anh hùng, một chàng trai đã xuất hiện để cứu lấy cuộc sống của họ. Đan-kô đã tìm cách để dẫn dắt mọi người vượt qua khu rừng đáng sợ và tràn ngập bóng tối này. Nhưng khi đứng trước một khu rừng rậm rạp, con người mỗi lúc một kiệt sức thì con người lại lộ ra bộ mặt yếu hèn và nhút nhát của mình. Trước đó thì họ xin anh dẫn họ đi, bây giờ họ lại bắt đầu đổ lỗi cho Đan-kô. Họ mắng mỏ, họ bảo anh phải chết đi. Mặc dù Đan-kô rất phẫn nộ trước hành động ấy nhưng anh lại nhận ra rằng “Anh yêu họ và nghĩ rằng không có anh, có lẽ họ chết mất”. Một chàng trai có tấm lòng vị tha và yêu thương con người mặc cho bị đối xử tệ bạc nhưng vẫn quyết định cứu mọi người. Ý nghĩa muốn cứu mọi người quá mãnh liệt nhưng lại không được tin tưởng đến mức phải gào to lên như sấm. Và anh đã có một hành động xé toang lồng ngực của mình và dơ cao lên.

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán 8 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 8 Cánh diều năm 2023 - 2024

Ngọn lửa trong trái tim Đan-kô đã xua tan đi mây mù và anh đã dẫn mọi người chạy ra khỏi khu rừng tối tăm này. Anh đã đưa được mọi người ra ngoài và sau đó gục xuống chết. Bằng cách đổi lấy sinh mạng của mình, anh ấy đã mang trái tim ấm áp, một lòng tốt của một trái tim dũng cảm soi sáng dẫn đường cho đoàn người. Nhưng rồi có ai nhớ đến sự hy sinh cao cả của anh? Họ vui sướng tràn đầy hy vọng vì được cứu sống rồi họ lại lập tức quên luôn người đã cứu mình. Đan-kô là hiện thân cho hình ảnh một con người xả thân cứu người mà không đòi hỏi được đền đáp. Go-rơ-ki đã dùng những từ ngữ chân thành và tốt đẹp nhất để ca ngợi, để trân trọng trước cái chết của Đan-kô. Đó còn là bức tranh gợi cho ta suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Phải chăng khi con người đứng trước những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống thì họ sẽ quên mất mình là ai, sống một cách ích kỷ và tham lam. Nhưng vẫn sẽ có những con người giống như Đan-kô xuất hiện. Đứng trước vực tối cuộc sống, vẫn giữ trong mình trái tim yêu thương, một lòng tốt chân thành mà không cần đền đáp.

Một bức tranh thiên nhiên, một sự đấu tranh sự sống của con người đã hiện lên thật đặc sắc trong tác phẩm “Trái tim của Đan-kô” của Go-rơ-ki. Câu chuyện khiến cho người đọc phải suy nghĩ về những giá trị sống và mối quan hệ giữa con người trong hiện thực thực cuộc sống.

Suy nghĩ về triết lí hạnh phúc trong truyện Tầng hai

Phong Điệp, tên khai sinh là Phan Thị Phong Điệp, sinh năm 1976, quê ở Nam Định, là một nhà văn có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại. Tác phẩm của bà thường mang đậm hơi thở của cuộc sống đời thường, với những điều bình dị nhưng chân thực.

Tham khảo thêm:   Diablo Immortal: TOP vũ khí huyền thoại tốt nhất cho class Crusader

Trong tác phẩm “Tầng hai,” một phần của tập truyện ngắn “Kẻ dự phần,” Phong Điệp mô tả một câu chuyện về lối sống của các thành viên trong một căn nhà cho thuê. Từ những đoạn mở đầu, tác giả giới thiệu về nhân vật Phan, người thuê trọ và lắng nghe cuộc sống của gia đình ở tầng hai.

Cuộc sống của Phan được miêu tả rất chân thực và cô đơn. Mỗi ngày, cô nghe những âm thanh từ gia đình ở tầng trên, những cuộc sống bận rộn và những khúc nhạc của bản tin cuối ngày. Mặc dù công việc luôn chiếm giữ tâm trí cô, nhưng trước khi đi ngủ, cô lắng nghe những âm thanh từ tầng trên, như tiếng người con dâu khóc, tiếng nước chảy, tạo ra một bức tranh đầy đủ và đa chiều về cuộc sống gia đình.

Tác giả khéo léo lồng ghép sự đối lập giữa cuộc sống của Phan và cuộc sống ấm áp của gia đình ở tầng hai. Gia đình này, với người mẹ hiền từ, người con dâu quan tâm và người chồng yêu thương, tạo ra một bức tranh bình dị nhưng đầy tình cảm. Phan, thông qua việc quan sát và lắng nghe, nhận ra giá trị của sự bình dị và tình cảm gia đình.

Tác phẩm không chỉ là một bức tranh hình ảnh về cuộc sống gia đình, mà còn chứa đựng những triết lý về hạnh phúc. Phan hiểu rằng hạnh phúc thường xuất phát từ những điều nhỏ bé, bình dị, và đôi khi nó đã có sẵn xung quanh chúng ta mà chúng ta thường xuyên lơ là.

Phong Điệp đã sử dụng ngôn ngữ tinh tế và khéo léo để chuyển tả những chi tiết cuộc sống hàng ngày thành một tác phẩm văn xuôi đầy cảm xúc, làm cho độc giả cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của cuộc sống gia đình Việt Nam.

Tình yêu quê hương trong truyện ngắn Nắng đẹp miền quê ngoại

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về nhà văn Trang Thế Hy.

– Nêu vấn đề: Vẻ đẹp của quê hương trong truyện ngắn Nắng đẹp miền quê ngoại.

II. Thân bài:

– Con người miền quê ngoại như cô Thơm, người dượng rể,… là những người dân hiền lành, lương thiện, chịu nhiều cay đắng, đau khổ mà vẫn rất bao dung, nghĩa tình. Thiên nhiên miền quê ngoại đẹp đẽ, tươi tắn, sinh động, thanh bình, yên ả, đầy sức sống: “Biển cỏ bao la xanh rờn rợn trải rộng đến chân trời”, “Dòng kinh thẳng băng giống như một tấm lụa dài vô tận màu xanh gợn gợn theo nhịp chèo của cô thôn nữ uốn éo tấm thân tơ trên chiếc xuồng con lắc lẻo trôi xuôi”, “Nắng chiều phủ lên cảnh vật một lớp men vàng lấp lánh”, “Trên đọt dải lau thưa, và con chim non ríu rít gọi đàn.”.

– Trước cái đẹp của con người và thiên nhiên miền quê ngoại, nhân vật “tôi” đã nhận rõ âm mưu và tội ác của giặc; sám hối, nhận tội, tạ tội trước người dượng rể, trước mộ cô Thơm; tự hứa sẽ sống xứng đáng với vẻ đẹp của quê hương.

III. Kết bài:

– Đánh giá khái quát vẻ đẹp của quê hương trong truyện ngắn Nắng đẹp miền

quê ngoại.

– Khẳng định tình yêu quê hương là tình cảm cao quý, chính đáng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (4 Mẫu) Những bài văn hay lớp 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *