Viết bài luận về ý nghĩa của việc Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân khi làm Hiến pháp là một chủ đề rất hay nằm trong chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 21 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 139.
Bài luận về ý nghĩa của Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân khi làm Hiến pháp mang đến bài luận mẫu siêu hay. Thông qua tài liệu này giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo nhanh chóng biết cách viết bài luận về ý nghĩa của việc Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân khi làm Hiến pháp. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng đón đọc.
Gợi ý 1
Việc Quốc hội lấy ý kiến của nhân dân được xem là một hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp điển hình. Điều này thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc, là tinh thần làm chủ của nhân dân. Các tầng lớp nhân dân đều được tham gia góp ý, bày tỏ quan điểm và ý kiến cá nhân của bản thân điều này góp phần hoàn thiện những lỗ hổng trong vấn đề quản lý của nhà nước. Tuy nhiên việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân cần phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai; bảo đảm tiến độ, chất lượng và tiết kiệm. Từ trước đến nay trong Hiến pháp đều tiến hành tổ chức lấy ý kiến nhân dân, nhằm tập hợp trí tuệ sâu rộng trong toàn dân, góp phần làm cho bản Hiến pháp phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Gợi ý 2
– Ý nghĩa của việc Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân khi làm Hiến pháp:
+ Lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự;
+ Tạo điều kiện người dân có thể thể hiện các quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể của Hiến pháp
+ Nếu không lấy ý kiến của nhân dân, không có thảo luận công khai hay không có đủ thời gian để thảo luận công khai về (các) dự thảo, để hình thành (các) dự thảo cuối cùng sẽ dẫn đến một Hiến pháp không tốt, không tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân và như thế có thể gây chia rẽ, có hại cho sự phát triển của đất nước.
+ Khi thực hiện trưng cầu dân ý, ngay cả ý kiến khác trái chiều chúng ta cũng cần trân trọng, ghi nhận và suy nghĩ một cách thấu đáo để giúp chất lượng Hiến pháp cao hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Viết bài luận về ý nghĩa của việc Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân khi làm Hiến pháp Giải GDKTPL 10 KNTT Bài 21 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.