Bạn đang xem bài viết ✅ Viết bài giới thiệu thành tựu văn hóa Đại Việt thời Trần Đại Việt thời Trần (1226 – 1400) – Lịch sử 7 Bài 13 KNTT ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết bài giới thiệu thành tựu văn hóa Đại Việt thời Trần còn được bảo tồn đến ngày nay gồm 2 mẫu, giúp các em học sinh lớp 7 bổ sung kiến thức, dễ dàng trả lời câu hỏi Vận dụng Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 – 1400) SGK Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 67.

Tháp Phổ Minh

Qua đó, còn giúp các em còn hiểu rõ hơn về những thành tự văn hóa tiêu biểu thời Trần. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để học tốt môn Lịch sử – Địa lí 7:

Đề bài: Tìm hiểu thêm từ sách, báo và internet, hãy viết bài giới thiệu (khoảng 7 – 10 câu) về một thành tựu văn hóa Đại Việt thời Trần còn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay.

Giới thiệu về Tháp Phổ Minh – đặc trưng kiến trúc nhà Trần

Tháp Phổ Minh được xây dựng trên một địa thế tách biệt với xóm làng, vốn tĩnh mịch, thâm nghiêm. Do công trình này mà chùa Phổ Minh còn được gọi là chùa Tháp. Tháp Phổ Minh được xây dựng vào năm 1305, dưới thời vua Trần Anh Tông, tháp hình vuông, cao 19,5m, có 14 tầng, lên cao thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm nhọn hình bầu rượu có nhiều cạnh. Mỗi đầu viên gạch có dòng chữ “Hưng – Long thập tam niên”(1305) và khắc họa con rồng nổi thời Trần. Kết cấu của tháp ở các tầng đá chủ yếu dựa vào các mộng và keo vữa kết dính. Sau này, một thương nhân giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên các mặt tháp.Tháp Phổ Minh là một trong số ít công trình còn giữ được tương đối toàn vẹn từ thời Trần.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài Lời tiễn dặn hay nhất Những bài văn hay lớp 11

Giới thiệu Hoàng thành Thăng Long

Di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội nằm trên địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, với diện tích quy hoạch bảo tồn vùng lõi là 18,395 ha và diện tích vùng đệm là 108 ha. Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lập nên vương triều Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên kinh đô mới là Thăng Long và xây dựng nơi đây thành một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn nhất của đất nước. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc và Lê Trung Hưng, thành Thăng Long luôn giữ vị trí “Quốc đô”, là nơi ở và làm việc của Vua và Hoàng tộc. Khu vực này cũng còn là nơi cử hành các nghi lễ quan trọng của đất nước. Sau khi nhà Nguyễn định đô ở Huế (1802), vai trò kinh đô của Thăng Long mới bị giải thể… Từ sau năm 1954, khu vực thành Thăng Long trở thành trụ sở làm việc của Bộ Quốc phòng. Chính tại khu vực này, nhiều quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước đã được ra đời, góp phần tạo ra những thắng lợi lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng…, nhưng đến nay vẫn còn lưu giữ được một số di tích lịch sử và khảo cổ học, tiêu biểu như: Kỳ đài (Cột cờ Hà Nội); Đoan môn; Điện Kính thiên; Hậu lâu (Lầu Công chúa); Chính Bắc môn (Cửa Bắc)….

Tham khảo thêm:   Toán 7 Vẽ hình đơn giản với phần mềm GeoGebra Giải Toán lớp 7 trang 110 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Viết bài giới thiệu thành tựu văn hóa Đại Việt thời Trần Đại Việt thời Trần (1226 – 1400) – Lịch sử 7 Bài 13 KNTT của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *