Vì sao cuối đoạn trích, tôi lại ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi là Câu hỏi 10 trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1. Các lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Một trăm dặm dưới mặt đất thuộc sách Cánh diều, tập 1.
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) trả lời câu hỏi: Vì sao cuối đoạn trích, nhân vật “tôi” lại “ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!”?
Nguyên nhân nhân vật tôi thấy sửng sốt và kinh hãi – Mẫu 1
Trong đoạn cuối văn bản “Một trăm dặm dưới mặt đất”, nhân vật “tôi” lại “ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!”. Điều đó xuất phát từ việc khung cảnh trước mắt ông giống như là một hành tinh xa lạ nào đó. Trong không gian rộng lớn của cái hang khổng lồ này có biển với tiếng sóng vỗ rì rào, những rặng núi sừng sững, cao vút. Thứ ánh sáng soi tỏ mọi chi tiết trên biển không phải ánh sáng Mặt Trời với những tia nắng rực rỡ hay thứ ánh sáng lạnh lẽo, nhợt nhạt của mặt trăng mà là thứ ánh sáng thuần túy do điện tạo ra. Chính “tôi” cũng phải thừa nhận rằng trí tưởng tượng của mình cũng phải hoàn toàn bất lực trước khoảng rộng bao la ấy.
Nguyên nhân nhân vật tôi thấy sửng sốt và kinh hãi – Mẫu 2
Cuối văn bản “Một trăm dặm dưới mặt đất” nhân vật “tôi” lại “ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!”. Thái độ này của nhân vật “tôi” đến từ việc phải đối mặt với một tình huống bất ngờ. Trong chuyến phiêu lưu, “tôi” đã lọt vào trong một cái đường hầm gần như thẳng đứng, bất tỉnh và máu me đầy người. Khi bước ra khỏi hang, “tôi” vô cùng ngạc nhiên khi thấy biển với đừng đợt sóng xô vào bãi cát vàng mịn, những ngọn núi sừng sững cao vút. Điều ngạc nhiên hơn là “tôi” nhận ra ánh sáng giúp ông nhìn thấy mọi thứ không phải ánh sáng Mặt Trời với những tia nắng rực rỡ hay thứ ánh sáng lạnh lẽo, nhợt nhạt của Mặt Trăng mà là thứ ánh sáng thuần túy do điện tạo ra. Cuối cùng, “tôi” nhận ra mình đang bị giam trong một cái hang không ước được diện tích và trước mặt là biển cả. Và ngay cả bản thân “tôi” cũng không biết phải giải thích như thế nào về sự tồn tại của một chỗ như vậy.
Nguyên nhân nhân vật tôi thấy sửng sốt và kinh hãi – Mẫu 3
Ở đoạn cuối văn bản “Một trăm dặm dưới mặt đất”, nhân vật “tôi” đã “ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!”. Những cảm xúc này là do “tôi” đã gặp phải một sự cố bất ngờ – ngã xuống một đường hầm gần như thẳng đứng, bất tỉnh và máu me đầy người. Nhưng mọi thứ không dừng lại ở đó, khi bước ra khỏi hang, “tôi” đã thấy biển với đừng đợt sóng xô vào bãi cát vàng mịn, những ngọn núi sừng sững cao vút như xé toạc bờ biển đâm ra khơi. Và thứ ánh sáng khiến “tôi” nhìn rõ mọi vật không phải của Mặt Trăng hay Mặt Trời mà là ánh điện. Cuối cùng, “tôi” nhận ra bản thân đang bị giam trong một cái hang không ước được diện tích. Bản thân “tôi” cũng không biết phải giải thích như thế nào về sự tồn tại của một chỗ như vậy và mọi trí tưởng tượng đều hoàn toàn bất lực trước cảnh tượng này, nghĩ rằng mình đang ở một hành tinh xa lạ nào đó.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vì sao cuối đoạn trích, tôi lại ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi? Soạn bài Một trăm dặm dưới mặt đất CD của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.