Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 9 Bài 50: Kính lúp Soạn Lý 9 trang 133, 134 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vật lí 9 Bài 50 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về kính lúp, cách quan sát vật qua kính lúp. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 chương III trang 133, 134.

Việc giải bài tập Vật lí 9 bài 50 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 50: Kính lúp

I. Kính lúp

Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

Người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ

– Mỗi kính lúp có số bội giác (kí hiệu G) được ghi trên vành kính bằng các con số như 2x, 3x, 5x

Kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát ảnh càng lớn.

Tham khảo thêm:   Công văn 1073/2013/VPCP-QHQT Gia hạn thời gian khoá sổ Khoản vay cho Dự án Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ

Độ bội giác của kính lúp cho biết ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.

– Giữa số bội giác và tiêu cự (đo bằng cm) có hệ thức:

II. Cách quan sát vật qua kính lúp

– Ảnh của vật qua kính lúp: Là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật.

Giải bài tập Vật lí 9 trang 133, 134

Câu C1

Kính lúp có số bội giác càng lớn thì có tiêu cự càng dài hay ngắn?

Gợi ý đáp án

Số bội giác của kính lúp được tính bởi công thức:

G= frac{25}{F}(f được tính bằng đơn vị cm)

→ Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng ngắn.

Câu C2

Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là l,5x. Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp sẽ là bao nhiêu?

Gợi ý đáp án

Tiêu cự dài nhất của kính lúp là:

f= frac{25}{G} = frac{25}{1,5} ≈ 16,7

Câu C3

Qua kính sẽ có ảnh thật hay ảnh ảo? To hay nhỏ hơn vật?

Gợi ý đáp án

Qua kính sẽ có ảnh ảo, to hơn vật.

Câu C4

Muốn có ảnh như ở C3, ta phải đặt vật trong khoảng cách nào trước kính?

Tham khảo thêm:   Nghị định 61/2013/NĐ-CP Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước

Gợi ý đáp án

Muốn có ảnh như ở câu C3 thì phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp (cách kính lúp một khoảng nhỏ hơn hay bằng tiêu cự).

Câu C5

Hãy kể một số trường hợp trong thực tế đời sống và sản xuất phải sử dụng đến kính lúp.

Gợi ý đáp án

Những trường sử dụng kính lúp là:

– Đọc những chữ viết nhỏ.

– Quan sát những chi tiết nhỏ của một số con vật hay thực vật (như các bộ phận của con kiến, con muỗi, con ong, các vân trên lá cây…).

– Quan sát những chi tiết nhỏ của một đồ vật (ví dụ như các chi tiết trong đồng hồ, trong mạch điện tử của máy thu thanh…).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 50: Kính lúp Soạn Lý 9 trang 133, 134 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *