Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh Soạn Lý 9 trang 126, 127 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vật lí 9 Bài 47 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về cấu tạo của máy ảnh, ảnh của một vật trên phim. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 chương III trang 126, 127.

Việc giải bài tập Vật lí 9 bài 47 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Lý thuyết Sự tạo ảnh trong máy ảnh

1. Cấu tạo của máy ảnh

Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh một vật mà ta muốn chụp trên một phim.

Hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối. Vật kính là một thấu kính hội tụ, trong buồng tối có lắp phim (đóng vai trò là màn) để thu ảnh của vật trên đó.

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 8 sách Chân trời sáng tạo Tập huấn sách giáo khoa lớp 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024

Trong các máy ảnh kĩ thuật số hiện nay, tấm cảm biến thay cho phim, lưu hình ảnh vào các thẻ nhớ trong máy.

2. Ảnh của một vật trên phim

Ảnh của vật trên phim luôn là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Lưu ý: Để thu ảnh rõ nét trên phim cần điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim.

Giải bài tập Vật lí 9 trang 126, 127

Câu C1

Ảnh của vật trên tấm kính mở (đóng vai trò của phim) là ảnh thật hay ảnh ảo? Cùng chiều hay ngược chiều với vật? To hơn hay nhỏ hơn vật?

Gợi ý đáp án

Ảnh của vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Câu C2

Hiện tượng nào chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ?

Gợi ý đáp án

Hiện tượng thu được ảnh thật trên phim của vật thật chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.

Câu C3

Vẽ ảnh của vật AB đặt vuông góc trục chính của vật kính, O là quang tâm, PQ là vị trí đặt phim, khoảng cách từ vật đến vật kính là 2 m, từ phim đến vật kính là 5 cm. Hình vẽ không cần đúng tỉ lệ.

Gợi ý đáp án

Vẽ ảnh của vật AB cụ thể là:

  • Kẻ tia sáng từ B qua quang tâm O truyền thẳng tới cắt phim PQ tại ảnh B’ của B
  • Từ B kẻ tia tới BI song song với trục chính tia ló IB’. Tia ló này cắt trục chính tại tiêu điểm F
  • Hạ B’ vuông góc với trục chính thì A’B’ là ảnh của AB tạo bởi vật kính
Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên tỉnh Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Toán - Có đáp án Sở GD&ĐT Thái Nguyên

Câu C4

Dựa vào hình vẽ trong C3 hãy tính tỉ số giữa chiều cao của ảnh với chiều cao của vật và để khẳng định những nhận xét của em trong Cl.

Gợi ý đáp án

ΔA’B’O ~ ΔABO nên tỉ số giữa chiều cao của ảnh và chiều cao của vật là:

frac{A^{prime} B^{prime}}{A B}=frac{A^{prime} 0}{A O}=frac{5}{200}=frac{1}{40}

Vậy ảnh trên phim nhỏ hơn vật.

Câu C5

Học sinh tự quan sát thực tế

Câu C6

Một người cao l,6m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3m. Phim cách vật kính 6cm. Hỏi người ấy trên phim cao bao nhiêu xentimet?

Gợi ý đáp án

Gọi AB là người, ảnh của người trên phim là A’B’, vật kính máy ảnh đặt tại O. Ta có: AO = 3m = 300cm; A’O = 6cm; AB = 1,6m = 160cm.

A’B’ = ?

Ta có:

Delta OA'B' sim Delta OAB Rightarrow displaystyle{{A'B'} over {AB}} = {{OA'} over {OA}}

Rightarrow A'B' = displaystyle{{AB.OA'} over {OA}}= displaystyle{{160.6} over {300}} = 3,2cm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh Soạn Lý 9 trang 126, 127 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *