Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 11 Bài 23: Điện trở. Định luật Ôm Giải Lý 11 Kết nối tri thức trang 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Vật lý 11 trang 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học bài 23: Điện trở Định luật Ôm thuộc Chương 4: Dòng điện mạch điện.

Giải Lý 11 Kết nối tri thức bài 23 các em sẽ hiểu được kiến thức về nguyên nhân gây ra điện trở và ảnh hưởng của nhiệt độ lên điện trở và nhanh chóng trả lời toàn bộ các câu hỏi trang95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 trong sách giáo khoa Vật lí 11. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình thuận tiện hơn.

I. Điện trở

Câu hỏi 1: Hãy nhận xét về tỉ số U/I đối với từng vạt dẫn X và vật dẫn Y.

Gợi ý đáp án

Tỉ số U/I của vật dẫn X và vật dẫn Y không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế của nguồn điện.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 11 Unit 7: 7C Listening Soạn Anh 11 Friends Global trang 87

Câu hỏi 2: Đối với vật dẫn X và vật dẫn Y thì tỉ số U/I có khác nhau không?

Gợi ý đáp án

Tỉ số U/I ở mỗi vật dẫn là khác nhau vì điện trở của mỗi loại vật dẫn khác nhau

R = U/I

Câu hỏi 3: Nếu đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu vật dẫn X và vật dẫn Y thì cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn nào có giá trị nhỏ hơn?

Gợi ý đáp án

Vật dẫn nào có tỉ số U/I lớn hơn thì khi đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu vật dẫn cường độ dòng điện sẽ nhỏ hơn

Câu hỏi 4: Đường đặc trưng vôn – ampe của điện trở có đặc điểm gì? Đặc điểm này nói lên điều gì về mối quan hệ giữa hiệu điện thế U và cường độ dòng điện I?

Gợi ý đáp án

Đường đặc trưng vốn – ampe của điện trở là đường thẳng đi qua gốc toạ độ. Đặc U điểm này cho thấy tỉ số frac{U}{I} của điện trở là không đối. Đường đặc trưng vốn – ampe là đường – thẳng, U tăng thì I cũng tăng. Như vậy đường đặc trưng vốn – ampe của điện trở là đồ thị của hàm bậc nhất, xuất phát từ gốc toạ độ.

Câu hỏi 5: Độ dốc của đường đặc trưng vôn – ampe của điện trở liên quan đến điện trở như thế nào?

Gợi ý đáp án

Độ dốc càng lớn thì điện trở thuần càng nhỏ vì độ dốc k = tanα = frac{I}{U} = R

Tham khảo thêm:   Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH Ban hành danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ

II. Định luật Ohm

III. Nguyên nhân gây ra điện trở và ảnh hưởng của nhiệt độ lên điện trở

Câu hỏi 1: Từ kết quả thí nghiệm em rút ra nhận xét gì về sự phụ thuộc của điện trở nhiệt NTC vào nhiệt độ?

Gợi ý đáp án

Quan sát kết quả ta thấy giá trị điện trở nhiệt NTC tỉ lệ nghịch với nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì điện trở giảm, khi nhiệt độ giảm thì điện trở tăng

Câu hỏi 2: Hai đồ thị trong Hình 23.10 a, b mô tả đường đặc trưng vôn — ampe của một dây kim loại ở hai nhiệt độ khác nhau t1và t2

a) Tính điện trở của dây kim loại ứng với mỗi nhiệt độ t1 và t2.

b) Dây kim loại ở đồ thị nào có nhiệt độ cao hơn?

Vật lí 11 Kết nối tri thức bài 23

Gợi ý đáp án

a) Hình 23.10a có U = 20V, I = 0,4A ⇒ R = frac{U}{I} = frac{20}{0,4} = 50(Ω)

Hình 23.10b có U = 12V, I = 0,3A ⇒ R = frac{U}{I} = frac{12}{0,3} = 40(Ω)

b) Điện trở ở hình 23.10a lớn hơn hình 23.10b nên nhiệt độ ở hình 23.10b lớn hơn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 11 Bài 23: Điện trở. Định luật Ôm Giải Lý 11 Kết nối tri thức trang 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *