Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 11 Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang Giải Lý 11 Cánh diều trang 43, 44, 45, 46, 47 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Vật lí 11 Cánh diều Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi trang 43, 44, 45, 46, 47 thuộc chủ đề 2 Sóng.

Giải Lý 11 Bài 2 Cánh diều các em sẽ hiểu được kiến thức lý thuyết về Sóng dọc và sóng ngang và biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi nội dung bài học thuộc Chủ đề 2 trong sách giáo khoa Vật lí 11. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.

Giải Vật lí 11 Cánh diều trang 43, 44, 45, 46, 47

Câu hỏi 1 trang 44

Hãy chỉ ra hướng chuyển động của phần tử số 6 ở thời điểm T4, phần tử số 12 ở thời điểm .

Gợi ý đáp án

Tham khảo thêm:   Thông tư số 20/2010/TT-NHNN Hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ

– Hướng chuyển động của phần tử số 6 ở thời điểm frac{T}{4}: chưa dao động.

– Hướng chuyển động của phần tử số 12 ở thời điểm frac{5T}{4}: cùng hướng với phương truyền sóng và đang có biên độ cực đại.

Luyện tập 1 trang 44

So sánh trạng thái chuyển động của phần tử số 12 ở thời điểm frac{5T}{4} trong Hình 1.4 và Hình 2.4.

Gợi ý đáp án

Trạng thái chuyển động của phần tử số 12 ở thời điểm frac{5T}{4} ở cả hai hình 1.4 và 2.4 đều đang ở biên dương.

Câu hỏi 2 trang 45

Vì sao sóng âm không truyền được trong chân không?

Gợi ý đáp án

Sóng âm không truyền được trong chân không vì môi trường chân không hầu như không có vật chất, không có sự liên kết giữa các phần tử nên năng lượng sóng từ nguồn không truyền được tới các điểm lân cận, do đó sóng âm không truyền được trong chân không.

Câu hỏi 3 trang 45

So sánh kết quả đo với tần số ghi ở âm thoa.

Gợi ý đáp án

Học sinh sau khi thực hiện xong thí nghiệm và xử lí số liệu đối chiếu kết quả sẽ thấy được kết quả đo được gần đúng với tần số ghi ở trên âm thoa.

Vận dụng trang 45

Khi tiến hành đo tần số của âm do âm thoa phát ra, để tránh tạp âm ảnh hưởng đến kết quả đo thì cần phải làm gì?

Gợi ý đáp án

Tham khảo thêm:   Công văn 120/2013/GSQL-GQ3 Lưu giữ hồ sơ hải quan do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành

Khi tiến hành đo tần số của âm do âm thoa phát ra, để tránh tạp âm ảnh hưởng đến kết quả đo thì cần phải:

– Thực hiện ở phòng thí nghiệm có cách âm tốt.

– Loại bỏ và hạn chế các tạp âm trong phòng thí nghiệm phát ra.

– Các thao tác làm thí nghiệm cần có độ chính xác cao.

Câu hỏi 4 trang 46

Phân biệt sóng dọc và sóng ngang.

Gợi ý đáp án

– Giống nhau: Sóng dọc và sóng ngang đều là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất.

– Khác nhau:

+ Sóng dọc có phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng.

+ Sóng ngang có phương dao động của các phần tử môi trường vuông góc với phương truyền sóng.

Câu hỏi 5 trang 47

Xác định giới hạn bước sóng của miền ánh sáng nhìn thấy trong thang sóng điện từ.

Gợi ý đáp án

Tần số của miền ánh sáng nhìn thấy từ 4.1014 Hz (ánh sáng đỏ) đến 8.1014 Hz (ánh sáng tím). Sử dụng công thức tính bước sóng lambda=frac{c}{f}, ta được:

– Bước sóng ánh sáng đỏ: lambda _{d}=frac{3.10^{8}}{4.10^{14}}=0,75mu m

– Bước sóng ánh sáng tím: lambda _{d}=frac{3.10^{8}}{8.10^{14}}=0,375mu m

Như vậy, giới hạn bước sóng của miền ánh sáng nhìn thấy từ 0,375µm đến 0,75µm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 11 Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang Giải Lý 11 Cánh diều trang 43, 44, 45, 46, 47 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Nghị quyết 580/2018/UBTVQH14 Thí điểm hợp nhất 3 Văn phòng ở 10 tỉnh, thành phố

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *