Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 11 Bài 12: Điện trường Giải Lý 11 Chân trời sáng tạo trang 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Điện trường giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi trang 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 thuộc chương 3 Điện trường.

Giải Lý 11 Bài 12 Chân trời sáng tạo các em sẽ hiểu được kiến thức về cường độ điện trường của một điện tích điểm, đường sức từ và biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa Vật lí 11. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.

Giải bài tập Vật lí 11 Bài 12 trang 79

Bài 1

Trong điều kiện thời tiết bình thường, bên ngoài bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi một điện trường. Biết rằng điện trường này có các đường sức điện luôn hướng vào tâm Trái Đất. Hãy xác định dấu của điện tích trên bề mặt Trái Đất trong tình huống này.

Tham khảo thêm:   Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 5 Cán bộ quản lý THCS Nội dung học tập Module 5 CBQL

Gợi ý đáp án

Vì các đường sức điện hướng vào tâm Trái Đất nên dấu của điện tích trên bề mặt Trái Đất là điện tích âm.

Bài 2

Đặt lần lượt một electron và một proton vào cùng một điện trường đều. Hạt nào sẽ chịu tác dụng của lực tĩnh điện có độ lớn lớn hơn? Giả sử chỉ xét tương tác tĩnh điện, các tương tác khác được bỏ qua. So sánh gia tốc hai hạt thu được.

Gợi ý đáp án

+ Do độ lớn điện tích của electron và proton như nhau nên hai hạt này chịu tác dụng của lực tĩnh điện có độ lớn bằng nhau.

+ Do hai hạt chịu tác dụng của lực tĩnh diện có độ lớn bằng nhau trong khi khối lượng proton lớn hơn khối lượng electron nên từ định luật II Newton, ta có: gia tốc electron thu được lớn hơn gia tốc của proton.

Bài 3

Đặt hai quả cầu nhỏ có điện tích lần lượt là 3,0 μC và –3,5 μC tại 2 điểm A và B cách nhau một khoảng 0,6 m. Xác định vị trí điểm C sao cho vectơ cường độ điện trường tại đó bằng không.

Gợi ý đáp án

Cường độ điện trường bằng 0 khi:

vec{E}_{1}+vec{E}_{2}=vec{E}=vec{0}Rightarrow vec{E}_{1}=-vec{E}_{2}

Rightarrow left{begin{matrix}E_{1}uparrowdownarrow E_{2}\E_{1} =E_{2}end{matrix}right.

left|q_{1}right|<left|q_{2}right| Rightarrow Điểm đó thuộc đường thẳng AB và ngoài đoạn AB, gần A hơn (r2>r1)

Rightarrowleft{begin{matrix}BC-AC=AB\ frac{BC^{2}}{AC^{2}}=frac{left|q_{1}right|}{left|q_{2}right|}=frac{left|3.10^{-6}right|}{left|-3,5.10^{-6}right|}end{matrix}right. Rightarrow AC=7,5m;BC=8,1m

Vậy điểm cần tìm cách A 7,5 m và cách B 8,1 m

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 11 Bài 12: Điện trường Giải Lý 11 Chân trời sáng tạo trang 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 25 (Nâng cao) Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *