Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều Soạn Lý 10 trang 40 sách Kết nối tri thức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 9 trang 40 thuộc chương 2: Động học.

Giải bài tập Vật lý 10 Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều giúp các em hiểu được kiến thức về cách tính chuyển động thẳng biến đổi đều, từ đó sẽ trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 9 chương II trong sách giáo khoa Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm Bài tập chuyển động thẳng biến đổi đều.

Mục Lục Bài Viết

Bài 1 trang 43

Đồ thị vận tốc – thời gian ở Hình 9.5 mô tả chuyển động của một chú chó con đang chạy trong ngõ thẳng và hẹp.

a) Hãy mô tả chuyển động của chú chó.

Tham khảo thêm:   Quy định số tiết dự giờ của giáo viên 2022

b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của chú chó sau 2s; 4s; 7s và 10s bằng đồ thị và bằng công thức.

Gợi ý đáp án

a) Mô tả chuyển động:

– Từ giây thứ 0 đến giây thứ 2: chuyển động thẳng đều với vận tốc 1 m/s.

– Từ giây thứ 2 đến giây thứ 4: chuyển động thẳng nhanh dần đều từ 1 m/s đến 3 m/s.

– Từ giây thứ 4 đến giây thứ 7: chuyển động chậm dần đều từ 3 m/s về 0 m/s.

– Từ giây thứ 7 đến giây thứ 8: đứng yên.

– Từ giây thứ 8 đến giây thứ 9: chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều ngược lại (theo chiều âm).

– Từ giây thứ 9 đến giây thứ 10: chuyển động thẳng đều theo chiều âm.

b) Tính quãng đường và độ dịch chuyển bằng đồ thị

– Sau 2 giây:

+ Quãng đường: s1 = 1.2 = 2m

+ Độ dịch chuyển: d1 = 1.2 = 2m

– Sau 4 giây:

+ Quãng đường: s2 = s1 + frac12.(1 + 3).2 = 6m

+ Độ dịch chuyển: d2 = d1 + frac12.(1 + 3).2 = 6m

– Sau 7 giây:

+ Quãng đường: s3 = s2 + frac12.3.3 = 10,5m

+ Độ dịch chuyển: d3 = d2 + frac12.3.3 = 10,5m

– Sau 10 giây:

+ Từ giây thứ 7 đến giây thứ 8 vật đứng yên nên quãng đường bằng 0.

+ Quãng đường: s4 = s3 + frac12.1.1 + 1.1 = 12m

+ Độ dịch chuyển: d4 = d3 + frac12.(-1).1 + (-1).1 = 9m

Tính quãng đường và độ dịch chuyển bằng công thức:

– Sau 2 giây:

+ Độ dịch chuyển: d1 = v0t1 = 1.2 = 2m

+ Vật chuyển động thẳng không đổi chiều nên quãng đường bằng độ dịch chuyển: s1 = d1 = 2m

– Sau 4 giây:

+ Gia tốc tính từ giây thứ 2 đến giây thứ 4: a_1;=;frac{v_2;-;v_1}{4;-;2};=;frac{3-1}{4-2};=;1;m/s^2

Tham khảo thêm:   Nghị định 19/2013/NĐ-CP Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

+ Độ dịch chuyển:

d_2;=;d_1;+;v_1;t_2;+;frac12;a_1;t_2^2;=;2;+;1;.;2;+;frac12;.;1;.;2^2;=;6;m

+ Vật chuyển động thẳng không đổi chiều nên quãng đường bằng độ dịch chuyển: s2 = d2 = 6m

– Sau 7 giây:

+ Gia tốc tính từ giây thứ 4 đến giây thứ 7: a_2;=;frac{v_3;-;v_2}{7;-;4};=;frac{0;-;3}{7;-;4};=;-1;m/s^2

+ Độ dịch chuyển: d_3;=;d_2;+;v_2;t_3;+;frac12;a_2;t_3^2;=;6;+;3;.;3;+;frac12;.;(-1);.;3^2;=;10,5;m

+ Vật chuyển động thẳng không đổi chiều nên quãng đường bằng độ dịch chuyển: s3 = d3 = 10,5m

– Sau 10 giây:

+ Từ giây thứ 7 đến giây thứ 8 vật đứng yên nên quãng đường bằng 0.

+ Từ giây thứ 8 đến giây thứ 9 vật chuyển động theo chiều âm

+ Gia tốc tính từ giây thứ 8 đến giây thứ 9: a_3;=;frac{v_5;-;v_4}{9;-;8};=;frac{-;1;-;0}{9;-;8};=;-1;m/s^2

+ Độ dịch chuyển từ giây thứ 8 đến giây thứ 9: d_4;=;v_4;t_5;+;frac12;a_3;t_5^2;=;0;.;1;+;frac12;.;(-1);.;1^2;=;-;0,5;m

+ Quãng đường vật đi được từ giây thứ 8 đến giây thứ 9 là: s’ = 0,5m

+ Từ giây thứ 9 đến giây thứ 10 vật chuyển động thẳng đều nên gia tốc bằng 0

+ Độ dịch chuyển từ giây thứ 9 đến giây thứ 10: d5 = v5t6 = (-1) . 1 = -1m

+ Quãng đường vật đi được từ giây thứ 9 đến giây thứ 10 là: s” = 1m

+ Độ dịch chuyển sau 10 giây: d = d3 + d4 + d5 = 10,5 – 0,5 – 1 = 9m

+ Quãng đường sau 10 giây: s = s3 + s4 + s5 = 10,5 + 0,5 + 1 = 12m

Bài 2 trang 43

Một vận động viên đua xe đạp đường dài vượt qua vạch đích với tốc độ 10 m/s. Sau đó vận động viên này đi chậm dần đều thêm 20 m mới dừng lại. Coi chuyển động của vận động viên là thẳng.

a) Tính gia tốc của vận động viên trong đoạn đường sau khi qua vạch đích.

b) Tính thời gian vận động viên đó cần để dừng lại kể từ khi cán đích.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 lớp 10 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 60 Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 10 (Có ma trận, đáp án)

c) Tính vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường dừng xe.

Gợi ý đáp án

a)

Áp dụng công thức: v^2;-;v_0^2;=;2ad

Gia tốc của vận động viên trong đoạn đường sau khi qua vạch đích (khi dừng lại v = 0) là

a;=;frac{v^2;-;v_0^2}{2d};=;frac{0^2;-;10^2}{2;.;20};=;-;2,5;m/s^2

b) Thời gian vận động viên cần để dựng lại kể từ khi cán đích là:

t;=;frac{v;-;v_0}a;=;frac{0;-;10}{-;2,5};=;4s

c) Vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường dừng xe là:

v_{tb};=;frac{v;+;v_0}2;=;frac{0;+;10}2;=;5;m/s

Hoặc có thể áp dụng công thức: v_{tb}hspace{0.278em}=;frac dt;=;frac{20}4;=;5;m/shspace{0.278em}

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều Soạn Lý 10 trang 40 sách Kết nối tri thức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *