Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 10 Bài 4: Chuyển động thẳng Soạn Lý 10 trang 24 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Vật lý 10 trang 24→31 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 4: Chuyển động thẳng của chương 2: Mô tả chuyển động.

Giải bài tập Vật lý 10 Bài 4: Chuyển động thẳng giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 4 Chương 2 trong sách giáo khoa Vật lí 10 Chân trời sáng tạo. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.

Trả lời câu hỏi Vật lí 10 Bài 4 Chân trời sáng tạo

Câu 1

Vị trí và tọa độ của một vật có phụ thuộc vào vật làm gốc không? Cho một ví dụ trong thực tiễn để minh họa cho câu trả lời của em.

Gợi ý đáp án

Vị trí và tọa độ của một vật có phụ thuộc vào vật làm gốc.

Ví dụ: Từ nhà tới hiệu sách là 2 km, từ hiệu sách đến trường là 1 km. Nếu chọn gốc tại nhà thì tọa độ của hiệu sách là 2 km, của trường là 3 km. Nếu chọn gốc tại hiệu sách thì tọa độ của trường là 1 km, của nhà là – 2 km.

Câu 2

Một vận động viên bơi lội người Mỹ đã từng lập kỉ lục thế giới ở nội dung bơi bướm 100 m và 200 m với thời gian lần lượt là 49,82 s và 111,51 s. Hãy lập luận để xác định vận động viên này bơi nhanh hơn trong trường hợp nào. (Nguồn số liệu: Giải vô địch các môn thể thao dưới nước thế giới năm 2009).

Tham khảo thêm:   Thông tư quy định danh mục hàng tiêu dùng để phục vụ việc xác định thời hạn nộp thuế nhập khẩu

Gợi ý đáp án

Để xác định vận động viên này bơi nhanh hơn trong trường hợp nào thì ta so sánh tốc độ trong hai trường hợp.

– Trường hợp 1: s = 100 m; t = 49,82 s

Tốc độ của vận động viên là: v=s / t=100 / 49,82 ≈ 2(m/s)

– Trường hợp 2: s = 200 m; t = 111,51 s

Tốc độ của vận động viên là: v=s / t=200 / 111,51 ≈1,79(m/s)

=> Tốc độ của vận động viên trong trường hợp 1 nhanh hơn trường hợp 2 nên vận động viên trong trường hợp 1 bơi nhanh hơn trường hợp 2.

Nêu một số tình huống thực tiễn chứng tỏ tốc độ trung bình không diễn tả đúng tính nhanh chậm của chuyển động.

Câu 3

Nêu một số tình huống thực tiễn chứng tỏ tốc độ trung bình không diễn tả đúng tính nhanh chậm của chuyển động.

Gợi ý đáp án

Một người đi xe máy từ nhà đến trường với tốc độ trung bình là 30 km/h. Nhưng trong quá trình di chuyển, 5 phút đầu tiên người đi xe đi với vận tốc là 50 km/h, sau đó đến đoạn đường trơn, người này giảm vận tốc xuống 25 km/h.

Từ ví dụ trên, ta thấy rằng có đoạn đường thì xe đi nhanh, có đoạn đường thì xe đi chậm

=> Tốc độ trung bình không diễn tả đúng tính nhanh chậm của chuyển động.

Câu 4

Quan sát hình 4.4 và đọc hai tình huống để xác định quãng đường đi được và chiều chuyển động của hai xe trong hình 4.4a và vận động viên trong hình 4.4b sau khoảng thời gian đã xác định

Gợi ý đáp án

Quãng đường đi được = Khoảng cách từ vị trí đầu đến vị trí cuối trong quá trình chuyển động.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 151 sách Kết nối tri thức tập 1

Chiều chuyển động của hai xe trong hình 4.4a:

+ Xe A chuyển động theo chiều dương

+ Xe B chuyển động ngược chiều dương

Chiều chuyển động của vận động viên bơi; Vận động viên bơi theo chiều

Câu 5

Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của hai xe trong tình huống 1 (Hình 4.4a) và vận động viên trong tình huống 2 (Hình 4.4b).

Gợi ý đáp án

– Tình huống 1 (Hình 4.4a)

+ Quãng đường đi được của hai xe là: sA = sB = xB – xA

+ Độ dịch chuyển của xe A: dA = xB – xA

+ Độ dịch chuyển của xe B: dB = xA – xB

– Tình huống 2 (Hình 4.4b)

+ Quãng đường và độ dịch chuyển của vận động bằng nhau và đều bằng l

Câu 6

Xét hai xe máy cùng xuất phát tại bưu điện trong Hình 4.6 đang chuyển động thẳng với cùng tốc độ. Thảo luận để xem xét đã đủ dữ kiện để xác định vị trí của hai xe sau một khoảng thời gian xác định hay không.

Gợi ý đáp án

Chưa đủ dữ kiện để xác định vị trí của hai xe, ta chưa biết là xe chuyển động theo chiều nào, có đổi chiều chuyển động hay không nên không thể xác định.

Câu 7

Dùng số liệu của hai chuyển động trong Hình 4.7 và 4.8:

a) Xác định độ dịch chuyển trong các khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau của mỗi chuyển động.

b) Vẽ vào vở đồ thị dịch chuyển – thời gian (d – t) ứng với mỗi chuyển động

Gợi ý đáp án

a.

Độ dịch chuyển của con rùa trong những khoảng thời gian liên tiếp là 2s thì đều bằng 0,5m.

Độ dịch chuyển của viên bi trong những khoảng thời gian liên tiếp là 0,1s có sự chênh lệch :

Thời gian (s) Độ dịch chuyển (m)
0-0,1 0,049
0,1-0,1 0,147
0,2-0,3 0,245
0,3- 0,4 0,343
0,4- 0,5 0,441

Giải bài tập Vật lí 10 bài 4 trang 31

Bài 1

Hai xe chuyển động ngược chiều nhau trên cùng đoạn đường thẳng với các tốc độ không đổi. Lúc đầu, hai xe ở các vị trí A và B cách nhau 50 km và cùng xuất phát vào lúc 8 giờ 30 phút. Xe xuất phát từ A có tốc độ 60 km/h. Chọn gốc tọa độ và chiều dương tùy ý.

Tham khảo thêm:   Toán 8 Bài 1: Định lí Pythagore Giải Toán 8 Chân trời sáng tạo trang 58, 59, 60, 61, 62

a) Dựa vào định nghĩa của vận tốc, hãy lập hệ thức liên hệ giữa tọa độ và vận tốc của mỗi xe. Khi hai xe gặp nhau, có mối liên hệ nào giữa các tọa độ?

b) Cho biết hai xe gặp nhau lúc 9 giờ. Tìm vận tốc của xe xuất phát từ B.

Gợi ý đáp án 

a) Hệ thức liên hệ giữa tọa độ và vận tốc là: x = x0 + v.t

Với x0 là tọa độ ban đầu của vật so với gốc tọa độ; v là tốc độ của vật.

Khi hai xe gặp nhau thì tọa độ của các xe bằng nhau.

b) Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, mốc thời gian là lúc hai xe bắt đầu xuất phát (8 giờ 30 phút).

Biểu thức tọa độ của xe A là: xA = x0A + vA .t = 0 + 60.t (km)

Biểu thức tọa độ của xe B là: xB = x0B + vB .t = 50 – vB .t (km)

Thời gian hai xe di chuyển đến lúc gặp nhau là: 9 giờ – 8 giờ 30 phút = 30 phút = 0,5 giờ

Khi hai xe gặp nhau:

xA=xB

⇔60.t=50−vB.t

⇔60.0,5 = 50−vB.0,5

⇒vB=40(km/h)

Bài 2

Hãy sắp xếp các điểm trên đồ thị theo thứ tự:

a) Vận tốc tức thời từ âm sang dương.

b) Tốc độ tức thời tăng dần.

Gợi ý đáp án 

a) Vận tốc tức thời từ âm sang dương là: S – R – Q – P.

b) Tốc độ tức thời tăng dần: R – P – S – Q.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 10 Bài 4: Chuyển động thẳng Soạn Lý 10 trang 24 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *