Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 10 Bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng Soạn Lý 10 trang 131 sách Kết nối tri thức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Vật lí 10 Bài 34: Khối lượng riêng – Áp suất chất lỏng sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 34 trang 131, 132, 133 thuộc chương 7: Biến dạng của vật rắn – Áp suất chất lỏng

Giải bài tập Vật lý 10 Bài 34 giúp các em hiểu được kiến thức về khối lượng riêng, áp suất chất lỏng từ đó sẽ trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 34 chương VII. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Vật lí 10 Bài 34: Khối lượng riêng – Áp suất chất lỏng, mời các bạn cùng tải tại đây.

I. Khối lượng riêng

Câu hỏi 1 trang 131 

Tại sao khối lượng riêng của một chất lại phụ thuộc vào nhiệt độ?

Gợi ý đáp án

Khối lượng riêng được tính bằng thương số giữa khối lượng và thể tích.

– Khối lượng luôn không thay đổi.

– Thể tích tăng (giảm) khi nhiệt độ tăng (giảm).

Do đó, khối lượng riêng của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ.

Câu hỏi 2 trang 131 

Một hợp kim đồng và bạc có khối lượng riêng là 10,3 g/cm3. Tính khối lượng của bạc và đồng có trong 100 g hợp kim. Biết khối lượng riêng của đồng là 8,9 g/cm3, của bạc là 10,4 g/cm3.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Giới thiệu với bạn bức tranh mà em thích (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 2

Gợi ý đáp án

Gọi m1, V1, ρ1 lần lượt là khối lượng, thể tích, khối lượng riêng của bạc.

m2, V2, ρ2 lần lượt là khối lượng, thể tích, khối lượng riêng của đồng.

– Thể tích của khối hợp kim là:

ρ = frac{m}{V} => V = frac{m}{rho } = frac{100}{10,3} = frac{1000}{103}cm3

– Thể tích của khối hợp kim bằng thể tích của bạc và đồng có trong hợp kim.

Ta có: V = V1 + V2 ⇔ V = frac{m_{1} }{rho ^{1} } + frac{m_{2} }{rho ^{2} }; với m = m1 + m2 = 100g

frac{1000}{103} = frac{m_{1} }{10,4} = frac{100 - m_{1} }{8,9}

=> m1 ≈ 94,24g

=> m2 ≈ 5,76g

Vậy khối lượng của bạc là 94,24g khối lượng của đồng là 5,76g

II. Áp lực và ấp suất

Câu hỏi trang 132 

Hãy dựa vào thí nghiệm vẽ ở Hình 34.2, cho biết độ lớn của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào.

Gợi ý đáp án

Độ lớn của áp lực phụ thuộc vào khối lượng của vật và diện tích bề mặt tiếp xúc.

– Từ (1) và (3) ta thấy đối với vật có cùng khối lượng, diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn thì áp lực càng nhỏ và ngược lại.

– Từ (1) và (2) ta thấy đối với vật có cùng diện tích bề mặt tiếp xúc, khối lượng càng lớn thì áp lực càng lớn và ngược lại.

Câu hỏi 1 trang 132 SGK Lý 10 KNTT

Trong Hình 34.3, lực nào sau đây là lực đàn hồi, lực ma sát, áp lực?

a) Lực của chân em bé tác dụng lên sàn nhà.

b) Lực của tay em bé kéo hộp đồ chơi.

c) Lực của hộp đồ chơi tác dụng lên sàn nhà.

Tham khảo thêm:   Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn tăng lương hưu từ ngày 01/7/2023

Gợi ý đáp án

a) Chân em bé tác dụng lên sàn nhà một lực là áp lực.

b) Tay em bé kéo hộp đồ chơi làm dây căng ra xuất hiện lực đàn hồi.

c) Hộp đồ chơi có bánh xe đang lăn trên sàn nhà xuất hiện lực ma sát giữa bề mặt tiếp xúc của bánh xe và sàn nhà.

Câu hỏi 2 trang 132 

Chứng minh rằng áp lực của cuốn sách tác dụng lên mặt bàn nằm nghiêng một góc α (Hình 34.4) có độ lớn là: FN = P.cosα

Gợi ý đáp án

– Phân tích trọng lực vec{P} thành hai thành phần vec{P_{1} }, vec{P_{2} } ta được:

– Thành phần vec{P_{1} } ép lên mặt phẳng nghiêng theo phương vuông góc nên mặt phẳng nghiêng nên đóng vai trò là áp lực.

=> FN = P1 = P.cosα (đpcm)

Câu hỏi 1 trang 132 SGK Lý 10 KNTT

Tại sao xe tăng nặng hơn ô tô nhiều lần lại có thể chạy bình thường trên đất bùn (Hình 34.5a), còn ô tô bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này (Hình 34.5b)?

Gợi ý đáp án

Xe tăng dùng xích có bản rộng (diện tích bị ép lớn) nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của xe tăng nhỏ. Còn ô tô chạy bằng bánh có diện tích bị ép nhỏ nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của ô tô lớn hơn.

Vì vậy, xe tăng nặng hơn ô tô nhiều lần vẫn có thể chạy bình thường trên đất bùn còn ô tô thì bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này.

Câu hỏi 2 trang 132 

Trong hai chiếc xẻng vẽ ở Hình 34.6, xẻng nào dùng để xén đất tốt hơn, xẻng nào dùng để xúc đất tốt hơn? Tại sao?

Tham khảo thêm:   Học xem tử vi Bài giảng về tử vi học

Gợi ý đáp án

– Xẻng trong hình 34.6a dùng để xúc đất tốt hơn vì có mũi vuông nên phần diện tích bề mặt lớn hơn, do đó mỗi lần xúc sẽ xúc được nhiều đất hơn.

– Xẻng trong hình 34.6b dùng để xén đất tốt hơn vì có mũi nhọn, diện tích bị ép nhỏ nên gây ra áp suất lớn lên đất, dễ đi sâu được vào đất hơn do đó sẽ dễ xén đất hơn.

Câu hỏi 3 trang 132 

Một người nặng 50 kg đứng trên mặt đất nằm ngang. Biết diện tích tiếp xúc của mỗi bàn chân với đất là 0,015 m2. Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi:

a) Đứng cả hai chân.

b) Đứng một chân.

Gợi ý đáp án

Giải Lý 10 Bài 34 KNTT

III. Áp suất của chất lỏng

Câu hỏi trang 133 

Một khối chất lỏng đứng yên có khối lượng riêng , hình trụ diện tích đáy S, chiều cao h (Hình 34.8). Hãy dùng công thức tính áp suất ở trên để chứng minh rằng áp suất của khối chất lỏng trên tác dụng lên đáy bình có độ lớn là p = ρ.g.h

Trong đó:

p là áp suất của chất lỏng tác dụng lên đáy bình;

ρ là khối lượng riêng của chất lỏng;

g là gia tốc trọng trường;

h là chiều cao của cột chất lỏng, cũng là độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.

Gợi ý đáp án

Ta có: p = frac{F_{N} }{S} = frac{m.g}{S} = frac{rho.V.g }{S} = frac{rho.S.h.g }{S} = rho .h.g (đpcm)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 10 Bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng Soạn Lý 10 trang 131 sách Kết nối tri thức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *