Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 10 Bài 28: Động lượng Soạn Lý 10 trang 110 sách Kết nối tri thức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Vật lí 10 Bài 28: Động lượng sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 28 trang 110, 111, 112 thuộc chương 5: Động lượng.

Giải bài tập Vật lý 10 Bài 28 giúp các em hiểu được kiến thức khái niệm, công thức của động lượng, từ đó sẽ trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 28 chương V. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Vật lí 10 Bài 28: Động lượng, mời các bạn cùng tải tại đây.

I. Động lượng

Câu hỏi 1 trang 111 

Tìm thêm ví dụ minh họa cho ý nghĩa vật lí trên của động lượng.

Gợi ý đáp án

– Trong thi đấu quần vợt, tuyển thủ dùng lực lớn để tác động vào quả bóng thì vận tốc của quả bóng sẽ tăng nhanh khiến đối phương khó đỡ hơn so với khi tác động 1 lực nhẹ hơn.

– Xe ô tô đi với tốc độ càng cao, khi va chạm thì hậu quả càng nghiêm trọng.

Câu hỏi 2 trang 111

a) Động lượng của xe tải hay ô tô trong hình ở đầu bài lớn hơn?

b) Trong trường hợp sút phạt 11 m, tại sao thủ môn khó bắt bóng hơn nếu bóng có động lượng tăng?

Gợi ý đáp án

a) Động lượng của xe tải lớn hơn vì xe tải có khối lượng lớn hơn.

Tham khảo thêm:   Tin học 7 Bài 6: Thực hành thao tác với tệp và thư mục Tin học lớp 7 trang 19 sách Cánh diều

b) Trong trường hợp sút phạt 11 m, khi động lượng của quả bóng tăng thì vận tốc của quả bóng cũng tăng. Vì quả bóng bay tới rất nhanh nên thủ môn sẽ có ít thời gian để đưa ra phản ứng do đó sẽ khó đoán đúng hướng bóng và khó bắt bóng hơn.

Câu hỏi 1 trang 111 SGK Lý 10 KNTT

a) Nêu định nghĩa và đơn vị của động lượng.

b) Vẽ vectơ động lượng của một quả bóng tennis vừa bật khỏi mặt vợt (Hình 28.2).

Gợi ý đáp án

a) Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của một vật khi tương tác với vật khác được gọi là động lượng của vật.

– Đơn vị của động lượng là kg.m/s.

b) Động lượng là một đại lượng vectơ có cùng hướng với vận tốc của vật. Do đó, vectơ động lượng của một quả bóng tennis vừa bật khỏi mặt vợt được biểu diễn như sau:

Câu hỏi 2 trang 111

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về động lượng?

A. Động lượng của một vật đặc trưng cho trạng thái chuyển động của vật đó.

B. Động lượng là đại lượng vectơ.

C. Động lượng có đơn vị là kg.m/s.

D. Động lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc của vật đó.

Gợi ý đáp án

Đáp án D đúng

Câu hỏi 3 trang 111 

Tính độ lớn động lượng trong các trường hợp sau:

a) Một xe buýt khối lượng 3 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h.

b) Một hòn đá khối lượng 500 g chuyển động với tốc độ 10 m/s.

c) Một electron chuyển động với tốc độ 2.107 m/s. Biết khối lượng electron bằng 9,1.10-31 kg.

Gợi ý đáp án

a) Đổi 3 tấn = 3000 kg; 72 km/h = 20 m/s

Tham khảo thêm:   Công văn 2873/BGDĐT-QLCL Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2020 thành 02 đợt

Độ lớn động lượng của xe bus là:

p1 = m1.v1 = 3000.20 = 60000 kg.m/s

b) Đổi 500 g = 0,5 kg

Độ lớn động lượng của hòn đá là:

p2 = m2.v2 = 0,5.10 = 5 kg.m/s

c) Độ lớn động lượng của electron là:

p3 = m3.v3 = 9,1.10-31.2.107 = 1,82.10-23 kg.m/s

Câu hỏi 4 trang 111 

Một xe tải có khối lượng 1,5 tấn chuyển động với vận tốc 36 km/h và một ô tô có khối lượng 750 kg chuyển động ngược chiều với vận tốc 54 km/h. So sánh động lượng của hai xe.

Gợi ý đáp án

Đổi 1,5 tấn = 1500 kg; 36 km/h = 10 m/s; 54 km/h = 15 m/s

– Độ lớn động lượng của xe tải là:

p1 = m1.v1 = 1500.10 = 15000 kg.m/s

– Độ lớn động lượng của xe ô tô là:

p2 = m2.v2 = 750.15 = 11250 kg.m/s

Vì 15000 > 11250 nên xe tải có độ lớn động lượng lớn hơn xe ô tô.

Động lượng của hai xe cùng phương, ngược chiều.

Câu hỏi 5 trang 111 

Tại sao đơn vị của động lượng còn có thể viết là N.s?

Gợi ý đáp án

Ta có: p = m.v = frac{P}{g}.v

Trong đó:

+ P: đơn vị là N.

+ g: đơn vị là m/s2.

+ v: đơn vị là m/s.

=> Đơn vị của động lượng còn có thể viết là:

II. Xung lượng của lực

Câu hỏi 1 trang 111 

Trong các ví dụ sau, các vật đã chịu tác dụng của các lực nào trong thời gian rất ngắn?

– Cầu thủ thực hiện một cú đá vô lê đã đưa được quả bóng vào lưới đối phương.

– Trong môn bi-a, quả bi-a đang chuyển động thì va chạm vào thành bàn nên nó bị đổi hướng.

– Trong môn chơi gôn, một quả bóng gôn đang nằm yên. Sau một cú đánh, quả bóng bay đi rất nhanh.

Gợi ý đáp án

Trong thời gian rất ngắn:

– Quả bóng chịu tác dụng lực của chân cầu thủ.

Tham khảo thêm:   Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 8: Thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

– Quả bóng bi-a chịu tác dụng của phản lực từ thành bàn.

– Quả bóng gôn chịu tác dụng lực từ cây gậy do tay của người chơi truyền vào.

Câu hỏi 2 trang 111 

Hãy chỉ ra sự biến đổi trạng thái chuyển động của vật trong các ví dụ trên như thế nào?

Tại sao lực tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian ngắn lại có thể gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động của vật đó.

Gợi ý đáp án

– Sự biến đổi trạng thái chuyển động của các vật:

+ Quả bóng đang đứng yên sau khi chịu tác dụng lực của chân cầu thủ thì chuyển động cùng hướng với vận tốc sút của cầu thủ.

+ Quả bóng bi-a đang chuyển động theo hướng này, sau khi chịu tác dụng của phản lực từ thành bàn thì chuyển động theo hướng khác.

+ Quả bóng gôn đang đứng yên sau khi chịu tác dụng lực từ cây gậy do tay của người chơi truyền vào thì chuyển động cùng hướng với vận tốc mà lực của cây gậy tác dụng.

– Lực tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động của vật vì: chân cầu thủ sút vào bóng, thành bàn tác dụng lực vào bi-a, gậy vụt vào bóng tạo ra xung lượng lớn, mà xung lượng được biểu diễn bằng tích nên nếu rất nhỏ thì lực F rất lớn nó sẽ gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 10 Bài 28: Động lượng Soạn Lý 10 trang 110 sách Kết nối tri thức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *