Giải Vật lí 10 Bài 20: Động học của chuyển động tròn sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 20 của chương 8: Chuyển động tròn.
Giải bài tập Vật lý 10 Bài 20 giúp các em hiểu được kiến thức tính chất của Động học của chuyển động tròn từ đó biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 20 Chương 8 trong sách giáo khoa Vật lí 10 trang 126 sách Chân trời sáng tạo. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng đón đọc.
Trả lời câu hỏi nội dung bài 20 Vật lí 10
Định nghĩa radian
Câu hỏi 1 trang 126
Khi cánh quạt quay, mọi điểm trên cánh quạt đều quét một cung tròn (Hình 20.2). Ta có thể tính trực tiếp chiều dài cung tròn này nếu biết được góc quét bởi cánh quạt không?
Lời giải:
Khi cánh quạt quay mọi điểm trên cánh quạt đều quét một cung tròn. Và ta có thể tính trực tiếp chiều dài cung tròn này nếu biết được góc quét bởi cánh quạt.
Câu hỏi 2 trang 127
Nêu công thức tính chiều dài cung tròn s mà các em đã được học. Trong công thức này, đơn vị của góc là gì? Hãy đề xuất công thức tính chiều dài cung tròn trực tiếp và đơn giản hơn.
Lời giải:
Công thức tính chiều dài cung tròn s đã được học là: s =
– Trong công thức trên, α được tính theo đơn vị là độ.
– Công thức tính chiều dài đơn giản hơn: s = α.R; trong đó α có đơn vị là rad.
Với α° = αrad..
Giải bài tập Vật lí 10 Bài 20
Bài tập 1
Em hãy điền vào chỗ trống ở bảng dưới đây:
Lời giải:
Bài tập 2
Tìm chiều dài của một cung tròn của đường tròn có bán kính 1,2 m, được chắn bởi góc 200o.
Lời giải:
200° =
Chiều dài cung tròn là: s = α.R = .1,2 ≈ 4,2 m
Bài tập 3
Trong hệ thống GPS (hệ thống định vị toàn cầu), mỗi vệ tinh nhân tạo quay xung quanh Trái Đất được hai vòng trong một ngày, có độ cao khoảng 20200 km so với mặt đất. Tính tốc độ và gia tốc hướng tâm của mỗi vệ tinh. Cho bán kính của Trái Đất bằng 6400 km.
Lời giải:
Mỗi vệ tinh quay xung quanh Trái Đất được 2 vòng/ ngày ⇒T = 43200s
Tốc độ góc của vệ tinh:
ω = = = 1,45.10−4 rad/s
Gia tốc hướng tâm của vệ tinh:
aht= ω2.R = (1,45.10−4)2 . (6400 + 20200).103 = 0,56 m/s2
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 10 Bài 20: Động học của chuyển động tròn Soạn Lý 10 trang 126 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.