Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 10 Bài 17: Trọng lực và lực căng Soạn Lý 10 trang 69 sách Kết nối tri thức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Vật lí 10 Bài 17: Trọng lực và lực căng sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 17 trang 69→71 thuộc chương 3: Động lực học.

Giải bài tập Vật lý 10 Bài 17: Trọng lực và lực căng giúp các em hiểu được kiến thức khái niệm, công thức của Trọng lực và lực căng, từ đó sẽ trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 17 chương III trong sách giáo khoa Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Vật lí 10 Bài 17: Trọng lực và lực căng, mời các bạn cùng tải tại đây.

Mục Lục Bài Viết

I. Trọng lực

Câu hỏi trang 69 

Lực kế trong Hình 17.2 đang chỉ ở vạch 1 N.

a) Tính trọng lượng và khối lượng của vật. Lấy g ≈ 9,8 m/s2.

b) Biểu diễn các lực tác dụng lên vật (xem vật là chất điểm).

Tham khảo thêm:   Thông tư số 84/2014/TT-BTC Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015

Gợi ý đáp án

a)

– Trọng lượng của vật là độ lớn của lực có giá trị là 1 N.

– Khối lượng m của vật thỏa mãn công thức: P = m.g => m = frac{P}{g} = frac{1}{9,8} ≈ 0,1kg

b) Có 2 lực tác dụng lên vật đó là: Trọng lực vec{P} và lực đàn hồi vec{F_{dh} } của lò xo.

Câu hỏi trang 70 

Đo trọng lượng của một vật ở một địa điểm trên Trái Đất có gia tốc rơi tự do là 9,80 m/s2, ta được P = 9,80 N. Nếu đem vật này tới một địa điểm khác có gia tốc rơi tự do 9,78 m/s2 thì khối lượng và trọng lượng của nó đo được là bao nhiêu?

Gợi ý đáp án

– Khối lượng m của vật thỏa mãn công thức:

P = m.g => m = frac{P}{g} = frac{9,80}{9,80} = 1kg

– Khối lượng của vật không đổi khi thay đổi vị trí.

– Trọng lượng của vật tại nơi có gia tốc 9,78 m/s2 là:

P’ = m.g’ = 1.9,78 = 9,78N

II. Lực căng

Câu hỏi 1 trang 71

Một bóng đèn có khối lượng 500 g được treo thẳng đứng vào trần nhà bằng một sợi dây và đang ở trạng thái cân bằng.

a) Biểu diễn các lực tác dụng lên bóng đèn.

b) Tính độ lớn của lực căng.

c) Nếu dây treo chỉ chịu được một lực căng giới hạn 5,5 N thì nó có bị đứt không?

Gợi ý đáp án

a) Biểu diễn các lực tác dụng lên bóng đèn: trọng lực và lực căng dây.

b) Đổi 500 g = 0,5 kg

Bóng đèn đang ở trạng thái cân bằng nên lực căng có độ lớn bằng trọng lực và bằng:

Tham khảo thêm:   Thông tư 07/2018/TT-BNV Quy định về xếp lương đối với giáo viên dự bị đại học

T = P = m.g = 0,5.9,8 = 4,9 N

c) Nếu dây treo chỉ chịu được một lực căng giới hạn 5,5 N thì nó không bị đứt. Vì lực kéo tác dụng vào dây vẫn nhỏ hơn lực căng giới hạn (4,9 N < 5,5 N).

Câu hỏi 2 trang 71 

Một con khỉ biểu diễn xiếc. Nó dùng tay nắm vào dây để đứng yên treo mình như Hình 17.7. Hãy cho biết trong hai lực căng xuất hiện trên dây (vec{T_{1} }vec{T_{2} }), lực nào có độ lớn lớn hơn. Tại sao?

Gợi ý đáp án

Do con khỉ đang đứng yên treo mình nên có thể coi nó đang ở trạng thái cân bằng.

Các lực theo các phương Ox và Oy sẽ cân bằng với nhau.

Chiếu hai lực căng xuống phương của trục Ox ta được:

T1.cos14° = T2.cos20°

Do cos14° < cos20° => T1 > T2

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 10 Bài 17: Trọng lực và lực căng Soạn Lý 10 trang 69 sách Kết nối tri thức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *