Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong Chuyện người con gái Nam Xương Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương gồm 2 mẫu hay nhất, giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới cho đoạn văn của mình thêm sâu sắc.

Cái bóng

Chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương là nguyên nhân gây ra nỗi oan khuất cho Vũ Nương, nhưng cũng chính là nút thắt quan trọng để gỡ bỏ nỗi oan khuất cho nàng. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Viết đoạn văn suy nghĩ về chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương – Mẫu 1

Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện (đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). Cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, bé Đản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. Trong những ngày tháng xa chồng, nàng luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. Vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ lại trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà điều thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện. Vũ Nương được giải oan cũng nhờ hình tượng cái bóng. Trương Sinh tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. Có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hóa, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hay lưỡng ý của trương sinh. Chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. Nó góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 56/2008/QĐ-BTC Về việc ban hành quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

Viết đoạn văn suy nghĩ về chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương – Mẫu 2

Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc; chiếc bóng mang nhiều giá trị mà tác giả Nguyễn Dữ muốn truyền tải. Đầu tiên, chiếc bóng mang giá trị hiện thực, thể hiện cho nỗi khổ và hoàn cảnh tội nghiệp của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Vì không có chồng ở bên nên chiếc bóng trở thành thứ mà Vũ Nương chỉ vào để dạy con. Nó là hiện thân của sự cô đơn, tố cáo hiện thực chiến tranh làm cho đôi lứa chia lìa và bé Đản phải sống những ngày không có cha, Vũ Nương sống những ngày không có chồng. Thứ hai, chiếc bóng còn chính là yếu tố dẫn đến nỗi hàm oan của Vũ Nương. Vì con trẻ non nớt, vì người chồng ít học lại còn hay ghen, chiếc bóng đã trở thành nguyên nhân khiến cho Vũ Nương bị chồng nghi là thất tiết, dẫn đến nỗi oan và cái chết của Vũ Nương. Chiếc bóng qua lời kể của bé Đản chính là chi tiết thắt nút câu chuyện và đến khi Trương Sinh hiểu rõ mọi chuyện, chính chiếc bóng của Trương Sinh lại là thứ giải oan cho Vũ Nương và mở nút câu chuyện. Tóm lại, qua những lần xuất hiện của chiếc bóng, chiếc bóng chính là hình tượng nghệ thuật thể hiện cho những giá trị tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt.

Tham khảo thêm:   Bộ đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 3 Đề thi học kì 1 môn tiếng Anh lớp 3

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong Chuyện người con gái Nam Xương Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *