Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người qua truyện Ông lão bên chiếc cầu Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống – Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người qua truyện Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê) gồm 2 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới cho bài nói của mình.

Ông lão bên chiếc cầu

Nhờ đó, các em dễ dàng trả lời câu hỏi tiết Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống – Bài 4: Truyện ngắn SGK Ngữ văn 9 Cánh diều tập 1 trang 106. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn, hoàn thiện bài nói thật hay:

Đề bài: Chia sẻ những suy nghĩ của em về chiến tranh và số phận con người qua truyện “Ông lão bên chiếc cầu” (Hê-minh-uê)

Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người qua truyện Ông lão bên chiếc cầu – Mẫu 1

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: chiến tranh và số phận con người qua truyện “Ông lão bên chiếc cầu” (Hê-minh-uê).

Thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh trước khi đạt được nền hòa bình hiện tại. Tuy nhiên, dù sống trong hòa bình, hậu quả của những cuộc chiến đó vẫn còn tồn tại.

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm “chiến tranh”. Đơn giản mà nói, chiến tranh là một hiện tượng xã hội lịch sử, là cuộc đấu tranh giữa các quốc gia, tầng lớp, và lực lượng chính trị có mâu thuẫn lợi ích kinh tế hoặc chính trị với nhau. Một cuộc chiến tranh có thể diễn ra dưới dạng xung đột quân sự như hai cuộc Đại chiến thế giới trong thế kỷ XX, hoặc không có xung đột quân sự như cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

Vậy tại sao một cuộc chiến tranh lại xảy ra? Theo các nhà nghiên cứu về chiến tranh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, nhưng có một nguyên nhân chính là xung đột, tranh chấp về quyền lợi kinh tế hoặc chính trị giữa các quốc gia và dân tộc. Trước khi chiến tranh xảy ra, nhân loại đã phải chịu đựng một xã hội đầy bất công và mục nát. Chỉ khi mọi thứ vượt qua giới hạn, cuộc chiến tranh mới bùng nổ. Ví dụ, Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nổ ra nhằm tranh giành và chia lại thuộc địa giữa các nước thực dân, đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp ban đầu có vẻ là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, với lý tưởng bảo vệ nhân dân An Nam. Tuy nhiên, thực chất, họ muốn đồng hóa dân tộc ta, biến chúng ta thành nô lệ của họ…

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Rồi tới luôn

Khi xảy ra một cuộc chiến tranh, tất nhiên sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề cho cả những nước tham chiến và toàn nhân loại trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, hậu quả nặng nề nhất phải kể đến là những hậu quả về con người. Hàng nghìn người đã hy sinh trong chiến tranh, bao gồm cả những người lính trực tiếp tham gia và những người dân vô tội mất mạng do chiến tranh. Những người này đều là những con người vô danh, không tên không tuổi. Một số may mắn sống sót sau cuộc chiến, nhưng lại phải chịu đau đớn kép khi trở về cuộc sống bình thường. Họ gánh chịu nỗi đau về thể xác, bao gồm những thương binh và những bệnh nhân chất độc da cam. Nỗi đau về tinh thần cũng hiện diện, gồm những dư chấn của chiến tranh và những ký ức đáng sợ về bom đạn, sự mất mát người thân và sự tan rã gia đình.

Chiến tranh không chỉ để lại hậu quả về con người, mà còn gây tổn hại nghiêm trọng cho môi trường thiên nhiên. Vùng chiến trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải hóa học sử dụng trong chế tạo bom mìn và chất độc hóa học được giải phóng xuống đất. Điều này không chỉ gây hại cho con người, mà còn phá hủy rừng rậm và môi trường sống của động vật. Sông suối bị ô nhiễm nghiêm trọng, các cánh đồng không thể được trồng trọt và tưới tiêu bởi người nông dân. Hơn nữa, chiến tranh phá hủy nhiều công trình vĩ đại mà con người đã xây dựng. Cuộc chiến làm suy yếu kinh tế của các bên tham chiến, khiến tài nguyên tập trung vào cuộc chiến đó. Sau khi chiến tranh kết thúc, dù chiến thắng hay thua, các nước tham chiến đều đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Một ví dụ điển hình là sau Thế chiến II, các quốc gia hàng đầu về kinh tế như Anh, Pháp và Mỹ đã rơi vào khủng hoảng kinh tế. Kinh tế suy thoái gây nạn đói, giảm trình độ dân trí và làm cho đất nước trở nên nghèo nàn và lạc hậu. Những cuộc chiến tranh cũng gây căng thẳng cho quan hệ quốc tế và gây khó khăn nghiêm trọng cho việc hợp tác giữa các quốc gia, đe dọa sự phát triển của nhân loại.

Là người dân Việt Nam, chúng ta không thể quên những cuộc chiến mà dân tộc ta đã phải trải qua. Từ khi đất nước mới được xây dựng, chúng ta đã phải đương đầu với nhiều cuộc chiến xâm lược từ các nước láng giềng. Trong số đó, những cuộc chiến gây tổn thất nặng nề nhất là cuộc chiến bảo vệ đất nước suốt hàng ngàn năm Bắc thuộc, và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Với một biên giới rộng lớn và lâu đời, đất nước ta đã phải chịu sự xâm lược của phương Bắc từ rất lâu. Trong suốt hàng ngàn năm sống chung với sự đô hộ từ phương Bắc, nền văn hóa của người Việt đã dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Các tư tưởng như trọng nam khinh nữ, công dung ngôn hạnh… vẫn còn hiện hữu sâu trong suy nghĩ của nhiều người cho đến ngày nay. Cuộc sống của dân tộc ta trong thời kỳ đó đã rất khốn khó. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hàng ngàn người con Việt Nam đã hy sinh, và có bao nhiêu tên tuổi trẻ đã ra đi khi mới 18, 20 tuổi, mang trong mình những khát vọng tươi trẻ như những cô gái ngã ba Đồng Lộc, anh chàng Kim Đồng… Chiến tranh đã tàn phá đất nước ta, với đói kém và sự thiếu thốn kéo theo đó là sự xâm lược của giặc ngoại. Vào năm 1945, hơn hai triệu người Việt chết đói, 90% dân số nước ta còn mù chữ. Những hậu quả để lại đã kéo dài cho đến tận bây giờ, từ những bệnh nhân chất độc màu da cam đến những tổn thương tinh thần (những cảnh ám ảnh về cái chết, nỗi đau mất người thân…).

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hiện tượng nghiện Facebook (3 mẫu) Nghị luận xã hội về nghiện Facebook

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng chiến tranh thực sự là một từ ám ảnh và đáng sợ với tất cả con người. Mỗi người, mỗi dân tộc và mỗi quốc gia hãy đoàn kết chống lại chiến tranh và bảo vệ hòa bình của nhân loại.

Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người qua truyện Ông lão bên chiếc cầu – Mẫu 2

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: chiến tranh và số phận con người qua truyện “Ông lão bên chiếc cầu” (Hê-minh-uê).

Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn đầy máu và nước mắt. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến là những cuộc chiến tranh và hậu quả của nó. Chiến tranh là việc mỗi quốc gia chưa bằng lòng với lãnh thổ của mình mà đem quân đội đi đánh chiếm quốc gia khác nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ hoặc củng cố chính trị, nhưng chiến tranh cũng làm cho số phận mỗi con người trở nên mong manh, ngắn ngủi và vô vọng hơn giống như số phận của ông lão trong Ông lão bên chiếc cầu của nhà văn Hê-minh-uê.

Chiến tranh là một hoạt động sai trái và bất nhân mà công dân trên khắp thế giới cần đả đảo và ngăn cản. Trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho con người mà lịch sử đã ghi chép lại khiến chúng ta ám ảnh. Chiến tranh có sức tàn phá nặng nề, thiệt hại to lớn, mất mát, rạn nứt tình người, chính vì thế con người cần có nhận thức đúng đắn và ngăn chặn sớm mọi mầm mống của chiến tranh.

Khi một cuộc chiến tranh xảy ra, ắt hẳn sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân những nước tham chiến cũng như toàn nhân loại trên nhiều phương diện. Nhưng có lẽ hậu quả nặng nề nhất phải kể đến là về con người. Hàng nghìn người đã ngã xuống vì chiến tranh. Họ có thể là những người lính trực tiếp tham gia chiến tranh. Họ cũng có thể chỉ là những người dân vô tội vì chiến tranh mà mất đi mạng sống của mình. Nhưng họ có một điểm chung, đều là những con người vô danh, không tên không tuổi. Có những người may mắn sống sót sau khi cuộc chiến kết thúc nhưng trở lại cuộc sống bình thường họ lại mang trong mình hai nỗi đau. Một nỗi đau về thể xác, đó là các thương binh, các bệnh nhân chất độc màu da cam… Một nỗi đau về tinh thần, đó là những dư chấn của cuộc chiến, những ám ảnh về chết chóc bom đạn, nỗi đau khi mất đi người thân, gia đình bị ly tán…

Tham khảo thêm:   Tờ trình bổ sung nhân sự đột xuất

Không chỉ để lại hậu quả về con người, chiến tranh còn có sức tàn phá ghê gớm đối với môi trường thiên nhiên. Ô trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi những chất thải hóa học dùng để chế tạo bom mìn, các chất độc hóa học giải xuống mặt đất không chỉ gây hại cho con người mà còn phá hủy những cánh rừng, động vật tự nhiên mất đi môi trường sống. Những dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, những cánh đồng khô hạn không được trồng trọt tưới tiêu bởi người nông dân. Không chỉ vậy, chiến tranh còn phá hủy vô số những công trình xây dựng vĩ đại của nhân loại. Một cuộc chiến xảy ra khiến cho nền kinh tế của các bên tham chiến đổ dồn vào cuộc chiến ấy. Khi cuộc chiến tranh kết thúc, dù giành chiến thắng hay thua cuộc, các nước tham chiến đều phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Một ví dụ điển hình như sau cuộc đại chiến thế giới, các nước đứng đầu về kinh tế như Anh, Pháp, Mỹ đều rơi vào các cuộc khủng hoảng kinh tế. Kinh tế không phát triển khiến cho người dân đói khổ, trình độ dân trí thấp và đất nước trở nên nghèo nàn lạc hậu. Các cuộc chiến tranh xảy ra khiến cho mối quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng hơn, việc hợp tác giữa các quốc gia cũng trở nên khó khăn đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của nhân loại.

Như vậy, có thể thấy, chiến tranh thực sự là một từ ám ánh và đáng sợ với toàn nhân loại. Mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia hãy cùng đồng lòng chống lại chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình của nhân loại. Bên cạnh đó, chúng ta cần có hành vi ngăn chặn, lên án những hành vi làm nhen nhóm lên cuộc chiến tranh, chủ trương sống vì hòa bình. Các bạn học sinh cần có ý thức học tập, trau dồi bản thân, trở thành một công dân có ích. Mỗi người một hành động nhỏ, một đóng góp nhỏ sẽ tạo thành khối sức mạnh dân tộc to lớn, hãy yêu quý nền hòa bình và bảo vệ nền hòa bình đáng quý của toàn nhân loại.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người qua truyện Ông lão bên chiếc cầu Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống – Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *