Phân tích truyện Ông lão bên chiếc cầu của Ơ-nít Hê-minh-êu gồm dàn ý chi tiết và bài văn mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới cho bài văn phân tích của mình thật hay, thật sâu sắc.
Nhờ đó, các em dễ dàng trả lời câu hỏi tiết Viết – Bài 4: Truyện ngắn SGK Ngữ văn 9 Cánh diều tập 1 trang 103. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để hiểu rõ hơn, viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện thật hay.
Dàn ý Phân tích truyện Ông lão bên chiếc cầu
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả và nội dung chính của truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu.
b. Thân bài
- Nêu và phân tích bối cảnh diễn ra của câu chuyện.
- Phân tích nhân vật ông lão qua góc nhìn của nhân vật “tôi”.
- Phân tích chi tiết “Chủ nhật Phục sinh” và “niềm may mắn”.
- Nhận xét tài năng của tác giả thông qua nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật.
c. Kết bài
- Khái quát nội dung và ý nghĩa truyện.
Phân tích truyện Ông lão bên chiếc cầu
Ơ-nít Hê-minh-êu (1899 – 1961) sinh tại bang l-li-noi nước Mĩ, trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường l-ta-li-a với tư cách phóng viên mặt trận. Sau đó, ông sang Pháp vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác. Hemingway là người khởi xướng loại truyện-thật-ngắn hiện đại và chịu nhiều ảnh hưởng của Sherwood Anderson (1867-1941), một văn sĩ Mỹ nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Truyện ngắn của Hemingway không có cốt truyện rõ rệt và ông không dùng tình cảm để gây xúc động mạnh. Tuy nhiên với văn phong giản dị nhưng điêu luyện, từ ngữ chọn lọc và óc nhận xét tinh tế, ông thường chia tình tiết câu chuyện thành từng đoạn từng hồi rõ rệt. Truyện “Ông lão bên chiếc cầu” được dịch từ nguyên tác “Old Man at the Bridge”, trong đó người thuật chuyện chứng kiến số phận hẩm hiu của ông lão già nua, vì thời cuộc đã trở thành nạn nhân không may của thảm cảnh chiến tranh trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha (1936-1939). Ở đây, Hemingway chỉ ghi nhận sự tàn bạo phi lý của chiến tranh mà không hề biểu lộ xúc động nào.
Bối cảnh của truyện là Chiếc cầu bắc qua sông, những chiếc xe nối đuôi nhau đi qua, binh lính đẩy hộ xe hàng, những người dân quê lầm lũi bước trong đám bụi, chỉ một mình ông lão già nua vẫn ngồi yên, bất động vì quá mệt mỏi và không thể tiến thêm bước nào nữa. Một bối cảnh chiến tranh hiện rõ qu từng câu văn mặc dù nhà văn không hề nhắc đến từ “chiến tranh” nào.
Qua câu chuyện với nhân vật tôi, hoàn cảnh ông lão đã được giới thiệu thật đầy đủ. Ông lão đến từ San Carlos, ông nuôi gia súc và là người cuối cùng rời khỏi thị trấn vì chăm sóc những con vật. Ông lão lo những con vật khác là hai con dê, bốn cặp chim bồ câu sẽ không thể tự kiếm ăn và không biết điều gì sẽ xảy ra với chúng. Và trong cuộc trò chuyện của nhân vật tôi với ông lão, chúng ta cũng có thể dự đoán được cái chết có thể đến với ông lão đang xảy ra chiến tranh nhưng ông nhất quyết không chịu đi vì lo cho vật nuôi của mình. Không có một sự đánh giá nào từ nhân vật “tôi” về ông lão những qua những chi tiết câu chuyện chúng ta thấy ông lão là một người có chân dung bụi bặm, xám bẩn nhưng ánh lên sau đó là tấm lòng lương thiện sâu sắc dành cho các con vật nuôi của mình.
Cuối câu chuyện, tác giả nói về ngày “Chủ nhật Phục sinh” và “niềm may mắn” hoàn toàn đối lập với cảnh ngộ của ông lão. Ngày lễ Phục sinh đánh dấu sự sống trở lại của Chúa, và “niềm may mắn” khi giống mèo có thể tự xoay sở. Thế nhưng còn ông lão, có thể ông sẽ phải đối mặt với cái chết khi quân đội phát xít đang đến gần.
Trong câu chuyện, chúng ta thấy được tài năng của Hê-minh-uê qua việc sử dụng các đặc sắc nghệ thuật trong câu chuyện. Tác giả không hề nói gì về chiến tranh, nhưng chúng ta cảm nhận được hời thở của nó qua hình ảnh biểu tượng: cây cầu – ranh giới của hai phe chiến tranh. Tác giả không hề có sự đánh giá nào về nhân vật của mình nhưng qua ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật tôi và ông lão cho thấy đặc điểm, tâm trạng và phẩm chất của nhân vật. Đặc biệt, việc không đặt tên cho ông lão có ý nghĩa khái quát lớn. Đó không chỉ là một ông lão ngồi bên cầu mà nhân vật tôi gặp được mà ông là đại diện cho rất nhiều số phận con người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Tác phẩm Ông già bên cây cầu cũng thể hiện tình cảm yêu mến, khâm phục của nhà văn đối với những con người lao động nghèo khổ. Tác giả muốn chuyển đến người đọc một thông điệp quan trọng: Chiến tranh chỉ đem đến mất mát, đau thương. Con người dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ cho mình sự lương thiện và tình yêu thương. Câu chuyện còn nhắc nhở con người phải biết trân trọng, giữ gìn nền hòa bình trên toàn thế giới
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Phân tích truyện Ông lão bên chiếc cầu Văn mẫu lớp 9 Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.