Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính 2 Dàn ý & 4 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 4 bài Phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay nhất của các bạn học sinh giỏi trong cả nước, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ tình cảnh sinh hoạt và tinh thần của người lính thời kì đánh Mỹ cứu nước.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính tuy ngắn gọn nhưng đã để lại biết bao cảm xúc, ấn tượng khó phai về tình đồng đội, đồng chí gắn bó, keo sơn. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Đề bài:Em hãy phân tích khổ thơ thứ 6 trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính để thấy rõ tình cảnh sinh hoạt và tinh thần của người lính thời kì đánh Mỹ.

Dàn ý phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Dàn ý 1

1. Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.
  • Khái quát nội dung khổ 6.

2. Thân bài:

* Nội dung:

  • Hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm”: Quen thuộc, gợi sự sum vầy bên nhau.
  • “Dựng giữa trời”: sự hiên ngang của người lính lái xe.
  • “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: sự thân thiết, gắn bó như những người thân trong gia đình.
  • “Võng mắc chông chênh đường xe chạy”: Giây phút nghỉ ngơi ngắn ngủi.
  • “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”: Niềm tin chiến đấu của những người lính lái xe.

* Nghệ thuật:

– Kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật:

  • Ẩn dụ.
  • Điệp từ.

– Lời thơ, hình ảnh thơ giản dị, quen thuộc, tạo sự gần gũi.

3. Kết bài:

  • Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ.

Dàn ý 2

1. Mở bài

Giới thiệu về Bài thơ về tiểu đội xe không kính và khái quát nội dung khổ 6 của bài thơ.

2. Thân bài

– Khổ thơ đã thể hiện chất thơ, chất lính đậm nét trong tâm hồn của những người lính lái xe.

– Sau những giây phút làm nhiệm vụ đầy căng thẳng, mệt mỏi, những người lính đã dừng chân giữa rừng để nghỉ ngơi, ăn uống lấy lại sức cho hành trình sắp tới.

  • “Bếp Hoàng Cầm” là loại bếp dã chiến được dùng phổ biến trong chiến tranh.
  • Ngọn lửa ấm áp đã thắt chặt hơn tình cảm đồng đội, đồng chí của những người chiến sĩ
  • “Chung bát đũa” à Gia đình
  • Từ “chung” gợi ra được không khí “gia đình” hài hòa, tình đồng đội gắn bó giữa hiện thực dữ dội của cuộc chiến tranh.

– Những chiếc võng được mắc tạm trên đường hành quân, “chông chênh” gợi ra tư thế không cân bằng, chắc chắn.

=> Hiện thực về cuộc sống gian khổ của những người lính giữa rừng Trường Sơn hiểm trở: mỗi bữa ăn, giấc ngủ của họ đều rất ngắn ngủi, tạm bợ.

– “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”

  • Hình ảnh những đoàn xe nối đuôi nhau vượt qua mưa bom bão đạn để chi viện cho chiến trường.
  • Tinh thần lạc quan và quyết tâm chiến đấu vì miền Nam của những người lính.
  • “Trời xanh” không chỉ là hình ảnh tả thực mà còn biểu tượng cho tự do, hòa bình và cả những hi vọng về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp

3. Kết bài

Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 10: Skills 1 Soạn Anh 6 trang 44 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2

Phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính ngắn gọn

Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiêu biểu trong các sáng tác của ông phải kể đến “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Bằng những vần thơ độc đáo, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Đặc biệt, ở khổ thơ 6, tác giả đã cho người đọc cảm nhận tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn:

Những người lính không chỉ đồng cam cộng khổ trong chiến đấu mà còn gắn bó với nhau trong những sinh hoạt đời thường

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”

Đoạn thơ này giúp chúng ta hình dung cảnh sinh hoạt của những người lính lái xe trong thời chiến. Họ cùng nhau quây quần bên bếp Hoàng Cầm và ăn bữa cơm. Cách định nghĩa về hai chữ “gia đình” của nhà thơ Phạm Tiến Duật thật đặc biệt và có chút hóm hỉnh. Người lính cùng chung bát, chung đũa, ăn cùng nhau một bữa cơm là đã có thể coi nhau như anh em thân thiết trong nhà. Qua đây, tác giả như muốn nhấn mạnh tình đồng chí cũng keo sơn, gắn bó.

Sang đến hai câu thơ tiếp theo:

“Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm”

Với hình ảnh “Võng mắc chông chênh đường xe chạy”, người đọc có thể cảm nhận được điều kiện khó khăn mà người lính lái xe phải trải qua. Đó là những giấc ngủ tạm bợ ở rừng với chiếc võng được mắc “chông chênh”. Sau những phút giây nghỉ ngơi ngắn ngủi đó, họ lại tiếp tục lái xe tiến về phía trước. Câu thơ “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” đã sử dụng nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ. Điệp từ “lại đi” trong câu thơ để gợi tả nhịp sống và chiến đấu rất mạnh mẽ của người lính. Dường như không có một sức mạnh tàn bạo nào có thể ngăn cản tinh thần của người lính lái xe. Hình ảnh ‘trời xanh thêm” ẩn dụ chỉ hòa bình, độc lập và niềm tin chiến thắng. Những người lính luôn tin rằng chỉ cần họ cố gắng chiến đấu hết mình thì sẽ có một ngày bầu trời sẽ thêm xanh, hòa bình sẽ đến với đất nước. Tinh thần này của người chiến sĩ khiến ta nhớ đến những vần thơ của Tố Hữu:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Dù là trong thơ Tố Hữu hay thơ Phạm Tiến Duyệt ta đều cảm nhận được ý chí chiến đấu hết mình của người lính. Chính sự quyết tâm của họ đã làm nên hòa bình cho đất nước.

Bằng những hình ảnh thơ sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã mang đến cho người đọc những cảm nhận về tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn. Mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng hình ảnh những người lính vẫn sẽ còn sống mãi. Họ chính là tiêu biểu cho một thế hệ anh hùng, dám bỏ lại hạnh phúc cá nhân để chiến đấu giành lại độc lập, tự do cho Tổ Quốc.

Phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 1

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những bài thơ hay nhất viết về chủ đề chiến tranh- người lính trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Lần đầu tiên hình ảnh “trần trụi”, méo mó của những chiếc xe không kính xuất hiện trên những trang thơ, không những thế nó còn vút lên thành thơ và làm nổi bật được vẻ đẹp của những người lính lái xe. Không chỉ tập trung khắc họa “diện mạo” những chiếc xe bị tàn phá bởi bom đạn chiến tranh, nhà thơ Phạm Tiến Duật còn hướng ngòi bút của mình đến đời sống tâm hồn phong phú và tình cảm gắn kết thiêng liêng giữa những người lính. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ 6 của bài thơ.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi tỉnh Bạc Liêu môn Toán lớp 11 (Năm học 2010 - 2011) - Có đáp án Sở GD&ĐT Bạc Liêu

Khổ thơ đã thể hiện chất thơ, chất lính đậm nét trong tâm hồn của những người lính lái xe, đó cũng chính là trong phong cách sáng tác nổi bật của nhà thơ Phạm Tiến Duật khi viết về chiến tranh và những người lính:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm”

Sau những giây phút làm nhiệm vụ đầy căng thẳng, mệt mỏi, những người lính đã dừng chân giữa rừng để nghỉ ngơi, ăn uống lấy lại sức cho hành trình sắp tới. “Bếp Hoàng Cầm” là loại bếp dã chiến được dùng phổ biến trong chiến tranh, công dụng của bếp là làm chín thức ăn mà không xuất hiện khói, tránh bị máy bay địch phát hiện từ trên cao. “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời”, câu thơ thể hiện được không khí thoải mái, tự do và tinh thần làm chủ hoàn cảnh rất “lính” của những người lính lái xe. Cái hiểm nguy thường trực nơi chiến trường cùng cảm giác mỏi mệt, căng thẳng khi làm nhiệm vụ như được xua đi bởi hơi ấm của bếp lửa. Ngọn lửa ấm áp đã thắt chặt hơn tình cảm đồng đội, đồng chí của những người chiến sĩ. Trong giây phút này đây họ tựa như những người thân thiết trong một gia đình, bữa cơm vội giữa rừng sâu cũng ấm áp, chan chứa yêu thương như bữa cơm sum họp

“Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”

Cách định nghĩa về gia đình thật đơn giản nhưng cũng thực gần gũi, xúc động. Những người lính không chỉ chung nhau lí tưởng chiến đấu, cùng đối diện với những gian khó, hiểm nguy của cuộc chiến tranh mà họ còn chia sẻ với nhau mọi “cay đắng ngọt bùi” của cuộc sống. Từ “chung” mà nhà thơ Phạm Tiến Duật sử dụng trong câu thơ rất “đắt” vì nó gợi ra được không khí “gia đình” hài hòa, tình đồng đội gắn bó giữa hiện thực dữ dội của cuộc chiến tranh.

Sau bữa cơm gần gũi, thân mật, những người lính tranh thủ mắc võng nghỉ ngơi, tâm tình trước khi tiếp tục hành trình chi viện cho miền Nam:

“Võng mắc chông chênh đường xe chạy”

Những chiếc võng được mắc tạm trên đường hành quân, “chông chênh” gợi ra tư thế không cân bằng, chắc chắn. Câu thơ đã gợi ra hiện thực về cuộc sống gian khổ của những người lính giữa rừng Trường Sơn hiểm trở. Trong cuộc kháng chiến gian khổ, hiểm nguy mỗi bữa ăn, giấc ngủ của họ đều rất ngắn ngủi, tạm bợ để nghỉ ngơi, lấy lại sức lực cho hành trình dài phía trước.

“Lại đi, lại đi trời xanh thêm”

Câu thơ kết thúc khổ 6 thật đẹp, thật ý nghĩa, nó gợi ra hình ảnh những đoàn xe nối đuôi nhau vượt qua mưa bom bão đạn để chi viện cho chiến trường, mặt khác cũng thể hiện được tinh thần lạc quan và quyết tâm chiến đấu vì miền Nam của những người lính. “Trời xanh” không chỉ là hình ảnh tả thực mà còn biểu tượng cho tự do, hòa bình và cả những hi vọng về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp. Những người lính lái xe mang theo lí tưởng cứu nước cao đẹp và một quyết tâm mạnh mẽ để tiến về miền Nam, đấu tranh giành lại độc lập, thống nhất đất nước.

Bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi cùng giọng điệu vui tươi, hóm hỉnh, nhà thơ Phạm Tiến Duật không chỉ mở ra không gian hiện thực còn nhiều gian khó, thiếu thốn, hiểm nguy mà còn mang đến những cảm nhận thật đặc biệt về tình đồng đội, đồng chí. Những người lính gắn bó với nhau như những người thân trong gia đình, họ lên đường mang theo hành trang là sự lạc quan, quyết tâm chiến đấu và một niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước, dân tộc.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Kiên Giang năm 2011 Môn: Toán, Văn, Anh, Hóa, Vật lý, Sinh, Sử, Địa, Tin - Có đáp án

Phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 2

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những tác phẩm thể hiện rõ tình cảnh sinh hoạt vật chất và tinh thần người lính thời đánh Mỹ, rất độc đáo mà ta ít gặp trong thơ thời ấy, đặc biệt là trong đoạn thơ:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Đó chính là cuộc trú quân dã chiến của tiểu đội xe không kính ngắn ngủi mà thắm tình đồng chí, tình đồng đội. Chỉ bằng ba chi tiết nhưng rất điển hình: “bếp Hoàng Cầm”, “chung bát đũa” , “võng mắc chông chênh”. Đời lính vốn giản dị, bình dị mà lại rất sang trọng.

Giữa chiến trường đầy bom đạn mà họ vẫn đàng hoàng “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời”. Giữa trời là giữa thanh thiên bạch nhật. Bữa cơm dã chiến chỉ có một bát canh rau rừng, có lương khô… thế mà rất đậm đà. Với Phạm Tiến Duật nói riêng cũng như tất cả những người lính thì tình đồng đội cũng là tình anh em ruột thịt, vô cùng thân thiết:

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.

Một chữ “chung” rất hay gợi tả gia tài người lính, tấm lòng, tình cảm của người lính. Tiểu đội xe không kính đã trở thành một tiểu gia đình chan chứa tình thương. Chỉ qua hai chữ “nghĩa là”, ta đã thấy nhà thơ trẻ rất xứng đáng với các thi sĩ đàn anh. Cảnh đoàn viên tri kỷ: “võng mắc chông chênh đường xe chạy”. Sau một bữa cơm thân mật, một vài câu chuyện thân tình lúc nằm võng, những người lính trẻ lại lên đường. Tiền phương vẫy gọi:

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Điệp ngữ “lại đi” diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính. Hình ảnh “trời xanh thêm” là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: lạc quan, yêu đời, chứa chan hy vọng. Là hy vọng, là chiến công đang đón chờ.

Vậy đó, đời sống sinh hoạt của người lính mặc dù thiếu thốn, đối mặt với cái đói, cái rét và cả tính mạng của mình mọi lúc mọi nơi, nhưng có tình đồng chí như tình cảm gia đình ruột thịt vậy, họ sẽ không bao giờ cô đơn.

Phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Mẫu 3

Với Phạm Tiến Duật, tình đồng đội cũng là tình anh em ruột thịt, vô cùng thân thiết:

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.

Có yêu thơ mới tìm đến thơ. Tìm đến thơ, một phần là tìm đến ngôn từ chữ nghĩa. Thơ đâu là chuyện “nhai câu nhá chữ’”(chữ dùng của Cao Bá Quát). Thi sĩ có thực tài mới có thể thổi hồn vào ngôn từ. Chỉ qua hai chữ “nghĩa là”, ta đã thấy nhà thơ trẻ rất xứng đáng với các thi sĩ đàn anh. Cảnh đoàn viên tri kỷ: “võng mắc chông chênh đường xe chạy”. Sau một bữa cơm thân mật, một vài câu chuyện thân tình lúc nằm võng, những người lính trẻ lại lên đường. Tiền phương vẫy gọi:

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Điệp ngữ “lại đi” diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính. Hình ảnh “trời xanh thêm” là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: lạc quan, yêu đời, chứa chan hy vọng. Là hy vọng, là chiến công đang đón chờ. Đây là một đoạn thơ thể hiện sinh hoạt vật chất và tinh thần người lính thời đánh Mỹ, rất độc đáo mà ta ít gặp trong thơ thời ấy:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính 2 Dàn ý & 4 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *