Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Phân tích chi tiết vết sẹo trong truyện Chiếc lược ngà Dàn ý & 6 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vết sẹo trong truyện ngắn Chiếc lược ngà chính là tình tiết vô cùng đặc sắc, góp phần tạo nên sự kịch tính và khơi dậy biết bao cảm xúc trong lòng độc giả. Với 6 bài Phân tích chi tiết vết sẹo trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng sẽ giúp các em hiểu rõ hơn.

/data/image/2023/12/15/Vet-seo-700.jpg

Chi tiết vết sẹo được nhà văn Nguyễn Quang Sáng đưa vào Chiếc lược ngà hoàn toàn không phải sự ngẫu nhiên, mà là dụng ý nghệ thuật đặc biệt, nhằm tạo nút thắt, mở. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Dàn ý phân tích chi tiết vết sẹo

I. Mở bài:

  • Giới thiệu được tác giả Nguyễn Quang Sáng
  • Giới thiệu được tác phẩm “Chiếc lược ngà”.
  • Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Chi tiết “vết thẹo” trên khuôn mặt của ông Sáu.

II. Thân bài:

1. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn:

  • Truyện ngắn là thể tài văn học gần gũi với đời sống hằng ngày, có tác dụng và ảnh hưởng to lớn đến đời sống và nhu cầu thẩm mỹ của độc giả. Ngoài việc đảm bảo những yêu cầu khắt khe của thể loại như: hình thức tự sự cỡ nhỏ, đảm bảo tính tình huống, nhân vật điển hình, thì truyện ngắn luôn đòi hỏi sự có mặt của các chi tiết nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu.
  • Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.
  • Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, quan niệm nghệ thuật của mình.

=> Đánh giá giá trị của chi tiết “vết thẹo” trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

2. Phân tích:

* Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, phút đầu bé Thu gặp ba; lần thứ hai, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần thứ ba, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.

* Chi tiết này góp phần tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:

  • Chỉ vì “vết thẹo” mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt.
  • Khi được bà ngoại giải thích về “vết thẹo” trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba.
  • Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha

=> Như vậy, chi tiết “vết thẹo” đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.

* Chi tiết nghệ thuật “vết thẹo” góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật:

  • Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh.
  • Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt.

* Chi tiết “vết thẹo” còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm:

  • Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình.
  • Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người: cụ thể là tình cha con, tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng.

3. Nhận xét, đánh giá:

  • Chi tiết “vết thẹo” trong tác phẩm không chỉ đặc sắc về nội dung, mà còn độc đáo về nghệ thuật.
  • Chi tiết cũng góp phần làm cho tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng sống mãi cùng thời gian.

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại vấn đề.

Bài văn mẫu phân tích chi tiết vết sẹo

Phân tích chi tiết vết sẹo – Mẫu 1

Nếu như trong Chuyện người con gái Nam Xương tác phẩm được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng cốt truyện trở nên hấp dẫn và đầy kịch tính nhờ những chi tiết đặc sắc như chi tiết kỳ ảo và chi tiết cái bóng thì trong Chiếc lược Ngà – Nguyễn Quang Sáng, vai trò của những chi tiết ấy cũng thể thiếu được. Và đó chính là chi tiết chiếc lược ngà cùng vết thẹo dài trên ông Sáu.

Với chi tiết Chiếc Lược ngà đây là cũng là nhan đề chính của câu chuyện. Chi tiết này mang lại nhiều ý nghĩa đối với từng nhân vật trong tác phẩm. Như với ông Sáu đây là kỷ vật duy nhất ông dành cho con, là lời hứa sẽ trở về cùng đoàn tụ với con gái, nhưng quan trọng nhất là đây là vật giúp ông gỡ rối được trong lòng mình vì khi tức giận đã đánh bé Thu. Đồng thời, chiếc lược ngà mỗi khi ông mang ra mài dũa cũng là lúc giúp ông vơi bớt nỗi nhớ con gái.

Và chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa với ông Sáu bao nhiêu thì nó lại càng quan trọng với Bé Thu bấy nhiêu. Bởi đây là di vật thể hiện giấc mơ tuổi thơ về lời hứa của ông Sáu với cô bé sẽ trở về và đem mua cô một chiếc lược. Và món quà duy nhất mà cha cô để lại này nó chất chứa biết bao tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu, đó là tình cha con thiêng liêng và đáng quý bởi nó diễn ra vô cùng ngắn ngủi trong thời khắc mà cô bé nhận ra ba của mình nhưng đó cũng là thời khắc éo le trong cuộc chia tay của họ.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 27/2014/TT-BCT Quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Việt Nam

Không chỉ bé Thu hay ông Sáu, chiếc lược ngà ấy cũng vô cùng ý nghĩa với Bác Ba. Đó là sự ủy thác thiêng liêng của người bạn thân mà giây phút trước khi hy sinh ông Sáu không kịp trăn trối điều gì chỉ có thể rút chiếc lược ra và nhờ Bác Ba đem tận tay cho cô con gái bé nhỏ. Và Bác Ba đã trở thành người giúp kết nối tình cảm cha con cho ông Sáu với Bé Thu.

Nhưng đặc biệt hơn, chi tiết đặc sắc chiếc lược Ngà không chỉ có ý nghĩa với các nhân vật trong truyện mà nó là biểu tượng cho tình phụ tử thiêng liêng, giúp gắn kết các câu chuyện với nhau tạo nên một mạch câu chuyện diễn ra có sự liên kết và hấp dẫn, cảm động hơn. Và hơn hết, chiếc lược ngà đó là nhân chứng cho nỗi đau và sự hi sinh do chiến tranh gây ra.

Cùng với chi tiết chiếc lược ngà, chi tiết vết thẹo trên mặt ông Sáu song song, đồng hành góp phần làm cho câu chuyện trở nên đầy kịch tính và lôi cuốn, chạm đến trái tim người đọc hơn.

Cũng giống như chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương thì chi tiết vết thẹo đặc sắc này trong Chiếc lược Ngà đóng vai trò quan trọng cho cốt truyện, bởi đó là chi tiết thắt nút – mở nút cho câu chuyện.

Nó ý nghĩa thắt nút cho câu chuyện bởi vì chính vết thẹo mà bé Thu không nhận ra ngay từ lần gặp đầu tiên. Khi vừa thấy một đứa trẻ vui đùa trên bến, ông Sáu vội vàng gọi bé Thu và vết thẹo của ông cũng đỏ ửng lên, tình tiết này đã làm cho bé Thu hoảng sợ và chạy khóc gọi mẹ. Cảnh tượng ấy xuất hiện thật éo le, còn nỗi đau hay sự thất vọng nào bằng chính sự hoảng sợ và con gái không nhận ra ba nó. Và chính vì vết thẹo ấy mà bé Thu một mực không nhận Ba, quyết không gọi ba, bởi với cô bé người ba này không giống với ba chụp chung hình với má.

Bên cạnh thắt nút, chi tiết đặc sắc vết thẹo cũng là chi tiết mở nút cho câu chuyện. Và cho đến khi được bà ngoại giải thích vì sao trên mặt ông Sáu có thẹo là do thằng Mĩ gây nên đã góp phần giải tỏa sự nghi ngờ của cô bé mới 8 tuổi. Và khi mở nút cho câu chuyện từ chi tiết vết thẹo, kịch tính của câu chuyện như được đẩy cao trào lên khi cô bé nhận ra ba mình trong thời khắc của một cuộc chia tay. Cô nhận ra ba mình và không muốn xa lìa ông, nên cô bé có những cử chỉ trái ngược với ban đầu của câu chuyện, nếu như trước đây vết thẹo làm cô sợ thì cô bé lại càng yêu vết thẹo ấy, cô hôn lên trán, lên má và cả lên vết thẹo dài của ba mình.

Cũng từ chi tiết mở nút ấy, ta nhận ra được nhiều điều hơn về nhân vật cũng như chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Với ông sáu, vết thẹo là dấu vết của chiến tranh, là minh chứng cho lòng dũng cảm và sự hy sinh của một chiến sĩ cách mạng. Đồng thời nó là rào cản làm ông mất đi 3 ngày không được làm cha. Còn với bé Thu, nó thể hiện được cá tính mạnh mẽ và cùng tình yêu sâu sắc của cô bé dành cho ba vô cùng lớn. Còn với nội dung, chủ đề tư tưởng của tác phẩm, chi tiết vết thẹo là minh chứng cho những nỗi đau trong chiến tranh đồng thời khẳng định tình phụ tử thiêng liêng, vĩnh cửu và mãnh liệt, nó không thể bị hủy diệt cho dù chiến tranh có xảy ra.

Như vậy, qua hai chi tiết đặc sắc như chiếc lược Ngà và vết thẹo đã góp phần làm cho câu chuyện trở nên kịch tính, hấp dẫn và ý nghĩa hơn. Đặc biệt nó đã khẳng định được tình yêu cha con thật thiêng liêng và đáng trân quý ở mọi hoàn cảnh, đó cũng là tư tưởng mà tác giả Nguyễn Quang Sáng muốn gửi đến qua tác phẩm “Chiếc lược Ngà”.

Phân tích chi tiết vết sẹo – Mẫu 2

Trong mưa bom lửa đạn, trong chất cay xè của mùi thuốc súng, tình cảm cao đẹp nhất của tình đồng chí đồng đội trào dâng. Những bùi ngùi dấu tận đáy lòng của những người cha lên đường chiến đấu gửi lại quê hương đứa con thân yêu nhất của mình để rồi trong giờ phút hiếm hoi giữa cuộc hành quân nỗi nhớ con không còn dấu được. Tình cảm thiêng liêng ấy càng mãnh liệt hơn trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1945, tập kết ra Bắc Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thuộc nhiều thể loại : Truyện ngắn có “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Chiếc lược ngà”, “Người đàn bà đức hạnh”, “Vẽ lại bức tranh xưa”…

Các tiểu thuyết “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”, “Dòng sông thơ ấu” được nhiều độc giả biết đến và đặc biệt là kịch bản phim nổi tiếng “Một thời để nhớ một thời để yêu”. Có lẽ vì sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử .

“Chiếc lược ngà ” được viết vào năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Nội dung văn bản trong là cuộc gặp gỡ của anh Sáu – một người xa nhà đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu – con gái anh không nhận cha , trái lại đã đối xử lạnh nhạt, có lúc vô lễ với cha. Điều đó làm anh Sáu đau lòng, nhưng anh vẫn yêu thương con bằng tình cha con ruột thịt. Sau vài ngày ngắn ngủi sum họp gia đình, anh Sáu phải ra đi.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Thương em hơn chính anh Lyric Thương em hơn chính anh - Jun Phạm

Đến lúc ấy Bé Thu bỗng thay đổi thái độ. Em ôm chặt lấy cha không muốn cha con phải xa nhau .Mọi người ngỡ ngàng sửng sốt. Thì ra mấy ngày trước do nhìn thấy trên mặt anh Sáu có vết sẹo lớn, bé Thu thấy anh không giống cha chụp chung ảnh với mẹ. Nhờ bà ngoại giảng giải, Thu đã hiểu ra mọi chuyện, em cất tiếng gọi “Ba…ba!..” và hẹn “Ba mua cho con một cây lược nghe!”. Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm yêu quý nhớ con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để mang về tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng trong một cuộc chiến đấu anh đã ngã xuống. Trước lúc nhắm mắt anh còn kịp trao cây lược cho người bạn, gửi về tận tay cho con. Truyện được viết theo lời kể qua cái nhìn của ông Ba – nhân vật xưng tôi. Tuy đây là một đề tài khá phổ biến trong văn chương nhưng chính vì thế mà giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.

Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần: lần 1, phút đầu bé Thu gặp ba; lần 2, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần 3, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.

Vết thẹo trên gương mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật độc đáo, vừa thắt nút truyện, đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, lại vừa mở nút truyện. Vì vết thẹo mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt. Khi được bà ngoại giải thích về vết thẹo trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải toả, khiến bé Thu nhận ra ba. Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Như vậy, chi tiết vết thẹo đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.

Chi tiết nghệ thuật vết thẹo góp phần quan trọng thể hiện tính cách và tình cảm của nhân vật bé Thu – một em bé có bản lĩnh và có tình yêu ba sâu sắc.

Chi tiết nghệ thuật vết thẹo còn thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh và là lời tố cáo chiến tranh nhẹ nhàng mà thấm thía. Chiến tranh không chỉ khiến vợ phải xa chồng, con phải xa cha. Chiến tranh không chỉ tàn phá thể xác mà còn làm tổn thương tinh thần, khiến con không nhận ra cha. Chiến tranh khiến người ta phải xa cách và phải xa cách trong chính lúc gặp mặt.

“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”, cời chi tiết nghệ thuật đặc sắc: vết thẹo, tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa tính cách nhân vật bé Thu, đồng thời góp phần tạo nên sự lôi cuốn hấp dẫn người đọc. Chi tiết cũng góp phần làm cho tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng sống mãi cùng thời gian.

Phân tích chi tiết vết sẹo – Mẫu 3

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn cảm động về tình cảm gia đình trong chiến tranh. Câu chuyện của bé Thu và ông Sáu trong truyện đã khơi dậy ở người đọc những tình cảm ấm áp mà thiêng liêng nhất về tình cha con. Thành công của nhà văn Nguyễn Quang Sáng trong tác phẩm này không chỉ bởi tài năng xây dựng cốt truyện xuất sắc mà còn bởi chính những chi tiết nghệ thuật độc đáo, mang tính nút thắt cho toàn bộ câu chuyện.

Chi tiết nghệ thuật có thể hiểu là những tình tiết, yếu tố nhỏ lẻ xuất hiện trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật không chỉ góp phần tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn cho tác phẩm mà còn lí giải, minh bạch cho những dụng ý nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Tài năng của nhà văn được khẳng định thông qua việc xây dựng những chi tiết nhỏ để truyền tải được những tư tưởng, thông điệp lớn trong tác phẩm của mình. Nguyễn Quang Sáng trong Chiếc lược ngà cũng đã thành công khi xây dựng được một chi tiết đặc sắc có khả năng “chuyên chở” những giá trị, tư tưởng đắt giá nhất của toàn bộ tác phẩm.

Chi tiết vết sẹo được Nguyễn Quang Sáng đưa vào truyện ngắn Chiếc lược ngà hoàn toàn không phải sự ngẫu nhiên mà lại là dụng ý nghệ thuật đặc biệt của nhà văn. Vết sẹo là nguồn cơn gây ra thái độ bướng bỉnh, chối từ của bé Thu với ông Sáu và cũng là biểu tượng đẹp đẽ nhất của tình yêu của bé Thu dành cho người ba chưa từng gặp mặt của mình.

“Vết thẹo dài trên má phải” là vết tích mà chiến tranh để lại trên thân thể của ông Sáu. Trong truyện, hình ảnh vết sẹo xuất hiện ba lần, lần thứ nhất là trong giây phút ông Sáu gặp lại bé Thu sau nhiều năm xa cách. Thế nhưng, trái ngược với sự vui sướng, nghẹn ngào của ông Sáu khi gặp con, bé Thu lại “giật mình tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “má, má” khi nhìn thấy một khuôn mặt lạ lẫm, có phần đáng sợ bởi sự xuất hiện của vết sẹo dài “đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ” bên má phải của ông Sáu. Có thể thấy chính vết sẹo đã gây ra mọi hiểu lầm khiến bé Thu không chịu nhận cha, bởi ông Sáu không giống với người ba trong bức ảnh mà Thu đã thấy. Sự hiểu lầm diễn ra trong suốt những ngày ông Sáu nghỉ phép, bé Thu không chịu gọi ông Sáu là ba, từ chối mọi hành động quan tâm của ông Sáu mà đỉnh điểm là hành động hất cái trứng khỏi bát cơm khi được ông Sáu gắp cho.

Lần thứ hai hình ảnh vết sẹo được nhắc đến, đó là bé Thu được bà ngoại giải thích về nguồn gốc của vết sẹo trên mặt ba là do “đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương”. Lắng nghe câu chuyện của bà, Thu chợt hiểu ra mọi thứ, những khúc mắc trong lòng bé được hóa giải, Thu nhận ra người đàn ông luôn quan tâm, yêu thương mình trong những ngày qua chính là người ba mà mình thương nhớ lâu nay. Sự thay đổi trong tâm lí của bé Thu được nhà văn Nguyễn Quang Sáng tinh tế tái hiện thông qua sự trầm ngâm và tiếng thở dài “Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Đến đây không ai biết được bé Thu sẽ ứng xử như thế nào, liệu bé có nhận ba hay không vì chỉ ngày mai thôi ông Sáu phải lên đường vào chiến trường, kết thúc những ngày nghỉ phép.

Tham khảo thêm:   Cách đổi linh thú trong Auto Chess Mobile

Câu chuyện như vỡ òa trong sự xúc động, nghẹn ngào trong giây phút bé Thu nhận ba. Đây cũng là lần thứ ba hình ảnh vết sẹo xuất hiện, bé Thu ôm chầm lấy cổ ba, gọi ba và “hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo” trên mặt ba. Nếu lần đầu xuất hiện vết thẹo gây ra những hiểu lầm, tạo ra khoảng cách giữa bé Thu và ông Sáu, lần thứ hai xuất hiện hóa giải mọi hiểu lần thì lần cuối xuất hiện, vết sẹo lại làm bừng sáng bức tranh ấm áp, thiêng liêng của tình cha con.

Vết sẹo đã tạo nên sự kịch tính, hấp dẫn cho cốt truyện và hơn hết đây cũng chính là chi tiết nghệ thuật quan trọng nhất làm bộc lộ toàn bộ vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện. Ông Sáu là một người ba thương con nhưng cũng là một người lính yêu nước, ông sẵn sàng rời xa gia đình thân yêu, chấp nhận đối mặt với những hiểm nguy và cả cái chết để đấu tranh cho độc lập của dân tộc. Bé Thu là một cô bé bướng bỉnh nhưng cũng là một người con yêu cha tha thiết, mãnh liệt.

Không chỉ vậy, chi tiết vết sẹo còn góp phần thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Vết sẹo là minh chứng sống động nhất cho sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh. Chiến tranh đã đẩy bao gia đình vào cảnh li tán, nó không chỉ gây ra những đau đớn, mất mát về thể xác mà còn mang đến những bi kịch về tinh thần. Thế nhưng dù chiến tranh có ác liệt đến đâu, dẫu nó có thể hủy diệt tất cả, thậm chí cả mạng sống của con người thế nhưng lại không thể hủy diệt được tình cảm gia đình thiêng liêng, cao đẹp.

Chỉ với một chi tiết vết sẹo, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đưa người đọc hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, và cuối cùng khi mọi thứ được sáng tỏ thì cảm xúc vỡ òa trong sự xúc động về tình cảm cha con. Vết sẹo là chi tiết nghệ thuật đặc sắc giúp bộc lộ vẻ đẹp của các nhân vật đồng thời là nơi truyền tải những tư tưởng, thông điệp sâu sắc của nhà văn: Trong cái dữ dội của chiến tranh, tình cảm gia đình vẫn hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Quả đúng là “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”!

Đoạn văn cảm nhận ý nghĩa vết thẹo

Đoạn văn mẫu 1

Chi tiết “vết thẹo” đã thắt nút và mở nút câu chuyện về chính vết thẹo đã làm bé Thu không nhận ra cha nên em đã lạnh nhạt và xa lánh ông Sáu, kiên quyết không gọi ông Sáu là “ba”. Nhưng trong thái độ đó ta lại nhận ra một tình cảm thuỷ chung, sâu sắc mà bé Thu dành cho cha của nó. Và cũng chính “vết thẹo” ấy, sau khi đã hiểu được ngọn nguồn của nó lại làm cho bé Thu càng yêu cha nhiều hơn. Ngoài ra, “vết thẹo” còn là chứng tích của chiến tranh gây ra bi kịch trong tình cảm của cha con ông Sáu, gợi cho người đọc nghĩ đến những mất mát đau thương éo le của chiến tranh. Vì vậy, chi tiết “vết thẹo” còn mang ý nghĩa tố cáo chiến tranh. Từ đó, ta thấy chi tiết “vết thẹo” đã thể hiện sự già dặn trong ngòi bút của Nguyễn Quang Sáng.

Đoạn văn mẫu 2

Vết thẹo trong “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là chi tiết thắt nút mở nút cho câu chuyện. Nó tuy chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nó mang ý nghĩa rất lớn và sâu sắc cho câu chuyện. Vết thẹo làm cho bé Thu k nhận ông Sáu là ba của mình, làm cho tình cảm của bé Thu và ông Sáu dường như nhạt dần và xa lánh. Nhưng qua đó thấy được tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu – vì quá yêu ba nó nên nó không thể nhận người đàn ông mà mình thấy lạ làm “ba” của mình được. Nhưng khi nhận ra nguyên nhân có vết thẹo đó (là bà ngoại bé Thu giải thích cho thu hiểu) nên bé Thu cảm thấy mình yêu ba nhiều hơn. Từ đó tình cảm cha con ông Sáu không lạnh nhạt mà lại càng sâu sắc hơn. Nó cho bé Thu cảm thấy tự hào khi có 1 người ba anh dũng. Qua đó ta thấy tình cha con của người lính trong chiến tranh rất đáng để khâm phục và cho ta thấy tình cha con thiêng liêng mà sâu đậm,không thứ gì có thể thay thế bằng.

Đoạn văn mẫu 3

Chi tiết “vết thẹo” trên má ông Sáu là một chi tiết hay và đặc sắc. Giống như chi tiết cái bóng trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”, nó Có vai trò như 1 cái “bản lề”, mở ra diễn biến câu chuyện và cũng đóng lại câu chuyện. Chỉ vì “vết thẹo” đó mà bé Thu mới không nhận ông Sáu là cha, từ đó là xảy ra 1 loạt những hành động và tính cách của | bé Thu, giúp cho câu chuyện phát triển Còn gì. Nhưng cũng nhờ nó mà cho thấy tính chất | ác liệt và dữ dội của chiến tranh, đã khiến cho con người ta đaỤ Cả về thể xác lẫn tinh | thần. Khi hiểu đc vì sao bg mình lại có vết thẹo đó, bé Thu đã ân hận và khi mà chạy đến ôm hôn ông Sáu lúc từ biệt, Thu đã hôn cả lên vết thẹo đó để tỏ ra hối hận về những việc mình đã làm, thể hiện tình yêu cha của mình. Chi tiết đó góp phần tạo nên ý nghĩa truyện, bộc lộ tính cách nhân vật, đặc biệt là rất bất ngờ nữa.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Phân tích chi tiết vết sẹo trong truyện Chiếc lược ngà Dàn ý & 6 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *