TOP 4 bài Nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh hiện nay SIÊU HAY, ấn tượng nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều vốn từ, hiểu sâu sắc hơn để viết bài văn nghị luận xã hội thật hay.
Hát Quốc ca được thực hiện vào mỗi buổi sáng thứ 2 đầu tuần, để tỏ lòng biết ơn những người đã ngã xuống vì tổ quốc. Vì vậy, khi hát các em cần thể hiện thái độ trang trọng và nghiêm túc. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để có thêm nhiều vốn từ, ngày càng học tốt môn Văn 9:
Dàn ý nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh
A. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề.
- Nêu vấn đề: thực trạng hát quốc ca của học sinh hiện nay
B. Thân bài
1. Thực trạng
- Thực tế hiện nay cho thấy, thực trạng hát quốc ca của học sinh đang có những xáo trộn đáng kể. Ta có thể dễ dàng bắt gặp ở những buổi chào cờ, khi cô giáo hô hiệu lệnh “Quốc ca” thì các bạn học sinh đồng loạt hát vang bài “Tiến quân ca”.
- Nhưng, một điều đặc biệt đã xảy ra là, trong quá trình thể hiện, có những bạn học sinh xô đẩy nhau thậm chí là cãi nhau ngay giữa sân trường.
- Chưa dừng lại ở đó, có những bạn còn nói chuyện riêng hay đứng không nghiêm trang. Thật là đáng xấu hổ. Trong khi học sinh là những mầm mống tương lai, là rường cột của đất nước nhưng lại có những biểu hiện vô văn hóa như thế, liệu các bạn đã làm tròn trách nhiệm cao cả mà đất nước đang giao phó?
- Tuy nhiên, cạnh bên đó vẫn có những bạn học sinh có ý thức tốt, thể hiện bài hát “Tiến quân ca” bằng cả trái tim của mình.
2. Hệ lụy – Tác hại
- Những hiện trạng tiêu cực trên của bộ phận không nhỏ học sinh đã gây ra rất nhiều tác hại.
- Tiêu biểu như cho thấy được sự suy thoái đạo đức của các em. Hơn hết, nó cũng là minh chứng cho sự thiếu hiểu biết ở học sinh.
- Các em chưa có nhận thức rõ nét về tầm quan trọng của hát quốc ca. Từ đó có những hành động thiếu văn minh, lịch sự, vô văn hóa.
3. Liên hệ bản thân
- Là học sinh, em luôn ý thức được rõ nét giá trị của Quốc ca Việt Nam. Bởi vậy em đã thể hiện nó bằng cả trái tim của mình.
- Bên cạnh đó, em còn phê bình những bạn có ý thức không tốt trong quá trình thể hiện Tiến quân ca và khen ngợi những bạn có ý thức tốt.
C. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
Nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh – Mẫu 1
Hát quốc ca vào lễ chào cờ thứ hai hàng tuần là hoạt động bắt buộc tại các trường học. Bài quốc ca hùng tráng vang lên trong buổi lễ chào cờ trang nghiêm nhắc nhở chúng ta về một thời kì đấu tranh anh dũng, đau thương và bất khuất của dân tộc bảo vệ nền độc lập nước nhà. Bài quốc ca khơi gợi trong ta tinh thần yêu nước, ý thức giữ gìn và bảo vệ nền độc lập trong thời đại mới. Thế nhưng, ngày nay, học sinh ngày càng không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Hành động ấy làm mất đi sự nghiêm trang trong buổi lễ chào cờ.
Ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng tồi tệ. Trước hết là vấn đề giữ trật tự trước khi hát quốc ca. Học sinh thiếu nghiêm túc, không chịu thực hiện theo hiệu lệnh của người điều khiển chào cờ, gây mất trật tự. Người điều khiển chào cờ phải mất một thời gian mới ổn định được trật tự trong sân trường.
Khi bắt đầu hát quốc ca, nhiều học sinh không hát, hoặc hát nhỏ, hát nhép lấy lệ cho có. Không những thế, có học sinh cười đùa, trêu chọc nhau ngay khi cả trường đang hát quốc ca. Hành động ấy khiến cho sân trường lộn xộn, mất trật tự. Buổi lễ chào cờ và việc hát quốc ca trở nên thiếu nghiêm túc.
Nhiều học sinh không hát, hoặc hát quá nhỏ, nên chỉ nghe giọng bè, rề rà, kéo dài, uể oải không đúng với giọng điệu nghiêm trang, hùng tráng của bài quốc ca. Lúc mới bắt đầu còn nghe rõ. Sau nhỏ dần hoặc lạc nhịp hoặc ê a lấy lệ. Cuối cùng chỉ còn những tiếng xì xào rồi dừng hẳn. Người điều khiển buổi lễ chào cờ gần như độc diễn trong tiếng loa vang vang.
Hầu hết học sinh hát sai nhịp, không khớp với nền nhạc. Bài quốc ca trở nên rời rạc, không còn khí thế. Việc hát quốc ca mất đi ý nghĩa tôn nghiêm.
Đâu chỉ có thế, ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Nhiều học sinh không hề thuộc lời bài quốc ca. Thậm chí, có học sinh tự “chế” lời bài hát. Việc hát quốc ca trong mỗi buổi lễ chào cờ bị xem thường.
Đầu tiên là do bởi việc sinh hoạt dưới cờ không diễn ra thường xuyên. Tại nhiều trường học, việc ấy không được tiến hành một cách nghiêm túc. Việc quán triệt tư tưởng, ý thức giữ trật tự và hát quốc ca nghiêm túc, khí thế, đồng đều không được nhắc nhở thường xuyên. Nhà trường không đủ thời gian để hướng dẫn, tập duyệt và kiểm tra việc hát quốc ca của học sinh ở từng lớp học. Thậm chí nhiều trường học còn không quan tâm đến công tác này. Sự lơ là của nhà trường khiến cho học sinh xem thường việc hát quốc ca và ý nghĩa của buổi lễ chào cờ đầu tuần.
Học sinh không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Nhiều học sinh cho rằng hát quốc ca chỉ là hình thức, không có gì quan trọng. Cho nên, học sinh không hát, hoặc hát một cách miễn cưỡng, đối phó. Từ một vài học sinh kéo theo nhiều học sinh không chịu thực hiện hát quốc ca nghiêm túc.
Ở nhiều trường học, hoạt động chào cờ thường kéo dài khiến học sinh chán nản, mệt mỏi. Các hoạt động nhàm chán cứ lặp đi, lặp lại, học sinh không còn hứng thú nữa. Có khi, học sinh phải thực hiện buổi lễ chào cờ dưới sân trường nắng gắt. Điều kiện bất lợi khiến học sinh không thể tập trung giữ trật tự đến hết buổi lễ được.
Nhiều học sinh không hiểu hết ý nghĩa của hoạt động chào cờ và việc hát quốc ca. Từ đó thiếu lòng tôn trọng, không tuân thủ hiệu lệnh, không thực hiện hát quốc ca một cách nghiêm túc.
Gia đình và xã hội không thường xuyên nhắc nhở học sinh về ý thức trách nhiệm hát quốc ca. Trong đời sống thường ngày, việc hát quốc ca ít diễn ra trong cộng đồng. Phụ huynh cũng không thường cùng các em tham gia các buổi tưởng niệm nhằm rèn luyện ý thức hát quốc ca và trách nhiệm đối với cộng đồng. Người lớn không gương mẫu, trở thành tấm gương xấu cho học sinh làm theo.
Nhiều học sinh cảm thấy mắc cỡ, xấu hổ khi hát trước tập thể khiến việc hát quốc ca trong buổi lễ chào cờ diễn ra hết sức khó khăn.
Hậu quả đầu tiên là buổi lễ chào cờ ở các trường học diễn ra chậm chạp, nặng nề, mất đi khí thế. Ý nghĩa giáo dục của hoạt động chào cờ và hát quốc ca cũng mất đi.
Nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh – Mẫu 2
Bài hát “Tiến quân ca” của Nhạc sỹ Văn Cao, do đích thân Bác Hồ chọn làm Quốc ca Việt Nam. Bài ca ấy, gần 80 năm qua đã cất lên trên chiến trường, trong những ngày mừng chiến thắng, trong mỗi buổi lễ chào cờ ở làng quê, khu phố lớp học. Khi đọc các tác phẩm chúng ta đã từng xúc động khi thấy các chiến sỹ cộng sản chào cờ và hát quốc ca trong tù. Mỗi lần xem các trận thi đấu thể thao, ta chứng kiến vận động viên trào nước mắt hát quốc ca khiến lòng ta cũng rưng rưng.. . Ngày 29-3 -2014 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 1525/BGDĐT-CTHSSV yêu cầu các cơ sở giáo dục, các nhà trường khuyến khích dạy hát Quốc ca cho trẻ mẫu giáo và tổ chức sinh hoạt tập thể có hát Quốc ca. Đối với các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục khác, trong các lễ chào cờ, tất cả giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên đều hát Quốc ca. Đó là một quyết định đúng đắn.
Chào cờ và hát Quốc ca là nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào và trách nhiệm với Tổ quốc và nhân dân của mỗi công dân và với mỗi học sinh. Cũng bởi vì trường học là nơi đào tạo, giáo dục thế hệ tương lai của đất nước. Vấn đề đào tạo, giáo dục không chỉ là kiến thức, trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải giáo dục nhân cách, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc và trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân. Nói cách khác, đây là là nơi không chỉ giáo dục ra những người làm công ăn lương mà là những chủ nhân của đất nước. Họ phải biết tự hào về tổ quốc và bài hát quốc ca được hát từ chính trái tim họ sẽ hun đúc thêm lòng yêu nước cho chính họ.
Nhưng hiện nay, ở nhiều nơi, trong lễ chào cờ, thay vì hát người ta mở nhạc hay băng ghi âm lời bài Quốc ca và mở to. Và trong các nhà trường, ngày càng có nhiều học sinh không thuộc và không hát Quốc ca. Cùng với lá quốc kỳ còn có quốc hiệu (tên nước) và quốc ca là 3 nội dung mà một công dân yêu nước không thể không nhớ, không thuộc. Bởi đó là niềm tự hào riêng, là những khái niệm mà nhờ đó ta có thể tự hào chính ta là người Việt Nam
Để việc hát Quốc ca không phải là một việc làm bắt buộc, một thứ nghi thức hình thức, thiết nghĩ các cấp chính quyền, các trường học cần tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của lễ chào cờ, hát Quốc ca để mọi người hiểu, thuộc và hát Quốc ca bằng cả trái tim mình. Nhưng điều quan trọng nhất là mỗi người hãy ý thức rằng, mỗi lần hát quốc ca chính là một lần mình tự giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng, xây dựng, bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, cho chính bản thân mình. Bởi một điều giản đơn, ta là người Việt Nam.
Nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh – Mẫu 3
Bài hát “Tiến quân ca” của Nhạc sỹ Văn Cao, do đích thân Bác Hồ chọn làm Quốc ca Việt Nam. Bài ca ấy, gần 80 năm qua đã cất lên trên chiến trường, trong những ngày mừng chiến thắng, trong mỗi buổi lễ chào cờ ở làng quê, khu phố lớp học. Khi đọc các tác phẩm chúng ta đã từng xúc động khi thấy các chiến sỹ cộng sản chào cờ và hát quốc ca trong tù. Mỗi lần xem các trận thi đấu thể thao, ta chứng kiến vận động viên trào nước mắt hát quốc ca khiến lòng ta cũng rưng rưng…
Ngày 29-3 -2014 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 1525/BGDĐT-CTHSSV yêu cầu các cơ sở giáo dục, các nhà trường khuyến khích dạy hát Quốc ca cho trẻ mẫu giáo và tổ chức sinh hoạt tập thể có hát Quốc ca. Đối với các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục khác, trong các lễ chào cờ, tất cả giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên đều hát Quốc ca. Đó là một quyết định đúng đắn.
Chào cờ và hát Quốc ca là nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào và trách nhiệm với Tổ quốc và nhân dân của mỗi công dân và với mỗi học sinh. Cũng bởi vì trường học là nơi đào tạo, giáo dục thế hệ tương lai của đất nước. Vấn đề đào tạo, giáo dục không chỉ là kiến thức, trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải giáo dục nhân cách, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc và trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân. Nói cách khác, đây là là nơi không chỉ giáo dục ra những người làm công ăn lương mà là những chủ nhân của đất nước. Họ phải biết tự hào về tổ quốc và bài hát quốc ca được hát từ chính trái tim họ sẽ hun đúc thêm lòng yêu nước cho chính họ.
Nhưng hiện nay, ở nhiều nơi, trong lễ chào cờ, thay vì hát người ta mở nhạc hay băng ghi âm lời bài Quốc ca và mở to. Và trong các nhà trường, ngày càng có nhiều học sinh không thuộc và không hát Quốc ca. Cùng với lá quốc kỳ còn có quốc hiệu (tên nước) và quốc ca là 3 nội dung mà một công dân yêu nước không thể không nhớ, không thuộc. Bởi đó là niềm tự hào riêng, là những khái niệm mà nhờ đó ta có thể tự hào chính ta là người Việt Nam.
Để việc hát Quốc ca không phải là một việc làm bắt buộc, một thứ nghi thức hình thức, thiết nghĩ các cấp chính quyền, các trường học cần tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của lễ chào cờ, hát Quốc ca để mọi người hiểu, thuộc và hát Quốc ca bằng cả trái tim mình. Nhưng điều quan trọng nhất là mỗi người hãy ý thức rằng, mỗi lần hát quốc ca chính là một lần mình tự giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng, xây dựng, bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, cho chính bản thân mình. Bởi một điều giản đơn, ta là người Việt Nam.
Nghị luận 200 chữ về thực trạng hát Quốc ca của học sinh
Quốc ca là bài hát thiêng liêng của đất nước. Nghi thức chào cờ và hát Quốc ca là hoạt động diễn ra thường xuyên vào sáng thứ 2 đầu tuần ở tất cả các cơ quan, trường học, công sở,… Hiện nay nghi thức hát Quốc ca được cử hành trong tất cả các giờ chào cờ đầu tuần, đại hội lớp, chi đoàn một cách trang trọng, nghiêm túc. Hát Quốc ca là nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào và trách nhiệm với Tổ quốc và nhân dân của mỗi công dân và với mỗi học sinh. Mỗi lần hát quốc ca chính là một lần mình tự giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng, xây dựng, bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Tuy nhiên, trong nhà trường, một số học sinh không thuộc quốc ca, rất nhiều học sinh không chịu hát quốc ca. Đây là hiện tượng đáng bị lên án. Nhìn rộng ra, ở nhiều nơi, trong lễ chào cờ, thay vì hát người ta mở nhạc hay băng ghi âm lời bài Quốc ca. Cách thức này không sai nhưng không bồi đắp niềm tự hào và tình yêu đất nước cho những người tham dự nghi thức hát Quốc là thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc. Bởi thế, khi tham gia hoạt động chào cờ và hát Quốc ca, mỗi học sinh cần nghiêm túc, hát bằng cả tâm thế của mình để bài lời Quốc ca thêm trang trọng, hoạt động chào cờ thêm tôn nghiêm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về ý thức hát quốc ca của học sinh hiện nay Dàn ý & 4 bài văn hay lớp 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.