Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận liên quan đến dịch Covid-19 (25 mẫu) Nghị luận về dịch Covid-19 siêu hay ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, làm đảo lộn cuộc sống của người dân suốt thời gian vừa qua. Với 25 đoạn văn nghị luận liên quan đến dịch Covid-19 sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về đại dịch Covid-19.

Nghị luận về Covid-19

Qua 25 đoạn văn nghị luận Covid-19, còn giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan tới dịch như thực trạng tăng giá khẩu trang, tin giả, kỳ thị người vùng dịch, ý thức tự học mùa dịch…. để viết đoạn văn nghị luận 200 chữ về dịch Covid-19 thật hay. Mời các em cùng tải miễn phí:

Mục Lục Bài Viết

Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ về dịch Covid-19

Lịch sử loài người đã ghi nhận không ít những đại dịch trên toàn cầu cướp đi mạng sống của hàng triệu người như Sars, Ebola,… và gần đây nhất cuối năm 2019 đầu năm 2020 đã xuất hiện đại dịch Covid-19 do chủng mới vi rút Corona gây ra. Đây là loại vi rút gây ra bệnh viêm phổi cấp ở người, loại bệnh này tuy có những biểu hiện cụ thể như sốt, ho khan, khó thở, tuy nhiên người nhiễm bệnh có khả năng lây nhiễm cho người khác ngay khi chưa có bất cứ biểu hiện gì, đây là điều đáng lo ngại nhất trong việc kiểm soát dịch bệnh. Chính vì vậy để bảo vệ bản thân và bảo vệ mọi người không bị nhiễm Covid-19 chúng ta nên chủ động đeo khẩu trang y tế có khả năng kháng khuẩn, ngăn các hạt bụi nhỏ, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng và rửa ít nhất 30 giây. Bên cạnh đó nên hạn chế đến những nơi đông người, hạn chế tiếp xúc với những người đi từ vùng dịch về, chỉ theo dõi và chia sẻ những thông tin chính thống, xác thực. Cần phải lên án những cá nhân thiếu ý thức, khai báo gian dối, loan tin bịa đặt gây hoang mang dư luận, họ là những kẻ ích kỷ, không nghĩ đến sức khỏe của cộng đồng. Đất nước ta phải đoàn kết, đồng lòng, cùng chung sức ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, quyết tâm chiến thắng đại dịch.

Viết đoạn văn liên quan tới dịch Covid-19

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới vẫn đang hết sức nghiêm trọng và khó kiểm soát, ở Việt Nam chúng ta đã rất nhanh chóng thực hiện những biện pháp kiểm soát ngăn chặn tình hình rất có hiệu quả. Tuy nhiên tâm lý hoang mang, lo sợ của người dân là không tránh khỏi, người người nhà nhà đổ xô chen lấn nhau để mua những hộp khẩu trang, không chỉ để dùng mà còn để tích trữ. Lợi dụng tình hình đó, nhiều tiểu thương, tiệm thuốc đã tự ý tăng giá bán khẩu trang gấp 5 – 6 lần so với bình thường, ví dụ như một hộp khẩu trang y tế 4 lớp 10 chiếc bình thường có giá chỉ 50 nghìn đồng, nhưng nay giá của nó lên đến 250 nghìn đồng, thậm chí cao hơn. Hành vi trên không chỉ phạm pháp mà còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đạo đức con người, trước tình hình đó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã kịp thời chấn chỉnh “Bất cứ hiệu thuốc nào tăng giá bán khẩu khang sẽ bị yêu cầu rút giấy phép kinh doanh”. Sau đó giá khẩu trang tuy có giảm nhưng lại chuyển sang không có hàng để bán, dân không mua được khẩu trang, một phần vì không sản xuất kịp phần cũng có những thành phần tích trữ tăng giá. Là người dân chúng ta nên mua khẩu trang tại các cơ sở y tế được cấp phép, có thể dùng khẩu trang vải kháng khuẩn để tái sử dụng nhiều lần, tránh mua hàng giả, hàng kém chất lượng.

Đoạn văn nghị luận 200 chữ liên quan tới dịch Covid-19

Gần đây trên thế giới xuất hiện đại dịch viêm phổi cấp Covid-19 do chủng mới của vi rút Corona gây ra, với mức độ lây lan và tính nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người đại dịch này đang làm chao đảo cả thế giới. Dịch bệnh đang lan rộng trên khắp cả 5 châu lục và số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu đạt mốc một triệu ca với 52.000 ca tử vong tính đến ngày 3/4/2020, các con số vẫn tăng lên từng ngày. Nếu chẳng may chính chúng ta là một người nhiễm bệnh, khi đó bạn nghĩ gì? Có lẽ điều đầu tiên là sự lo lắng, sợ hãi, không chỉ lo cho bản thân mà cả những người thân xung quanh, nhưng để đối phó với Covid-19 chúng ta phải thật bình tĩnh, liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ khám và điều trị, đồng thời tự mình cách ly an toàn tránh lây cho những người xung quanh. Tuyệt đối không giấu bệnh, khai báo gian dối, ta phải đấu tranh với con vi rút Covid-19, mạnh mẽ và lạc quan chính là phác đồ điều trị tâm lý tốt nhất, phần còn lại hãy để các y bác sĩ với trình độ chuyên môn cao chữa trị cho chúng ta. Dịch bệnh không đáng sợ, đáng sợ là chúng ta không dám đấu tranh ngăn chặn dịch bệnh.

Đoạn văn nghị luận về giá trị của tinh thần dân tộc trong đại dịch Covid-19

Đoạn văn nghị luận giá trị tinh thần dân tộc Việt Nam

Đề bài: Viết đoạn văn 200 chữ nêu cảm nhận về giá trị của tinh thần dân tộc trong đại dịch Corona.

Tinh thần dân tộc Việt Nam là ý thức dân tộc đã được hình thành trong suốt quá trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt, là sự kết tinh và thăng hoa của các giá trị truyền thống của dân tộc, trong đó tinh thần yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc là hai giá trị truyền thống chủ đạo. Trong đại dịch Corona hiện nay, một lần nữa, tinh thần dân tộc lại trỗi dậy mạnh mẽ, tạo thành một trận tuyến chống dịch hùng mạnh, ngăn chặn bước tiến và sự xâm nhập của đại dịch vào trong cộng đồng. Ngay từ khi mới phát dịch, chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các lực lượng chức năng ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào trong nước; đồng thời ra lời kêu gọi toàn dân thực hiện nghiêm khắc các biện pháp phòng ngừa bệnh dịch. Nhận thức mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch, toàn dân tộc đồng tâm, nhất trí, trên dưới một lòng thực hiện theo chỉ đạo của chính phủ, chấn chỉnh các hoạt động, thực hiện công tác vệ sinh, đảm bảo an ninh trật tự cộng đồng. Tuy có xảy ra một vài hiện tượng tiêu cực, nhưng đó chỉ là số ít, không đáng lo ngại. Kết quả, nước ta về cơ bản đã ngăn được sức mạnh tàn phá của đại dịch. Dù có xuất hiện 16 người nhiễm bệnh nhưng đã được chữa khỏi 100%, một thành tích nổi bậc, vượt xa các nước khác. Khi dịch bệnh đang lan nhanh ra toàn cầu và gây ra những tổn thất khủng khiếp thì an ninh, trật tự xã hội được giữ vững, hoạt động làm việc vẫn diễn ra bình thường, an toàn và hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, số người mắc bệnh ở nước ta đang có chiều hướng bùng phát trở lại nhưng về cơ bản, bệnh dịch vẫn đang được kiểm soát tốt. Nhìn vào thành quả đó, ta nhận thấy, chính phủ đã có đánh giá đúng đắn về dịch bệnh và nhanh chóng đưa ra những quyết định kịp thời, hiệu quả, chỉ đạo toàn dân chống dịch. Đó là kết quả của tinh thần dân tộc, là ý chí đoàn kết, là sức mạnh tương trợ và niềm tin tưởng vững chắc của toàn dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và của chính phủ.

Đoạn văn nghị luận tinh thần dân tộc Việt Nam

Lịch sử dân tộc Việt Nam ta thật vẻ vang và hào hùng khi đã từng hạ gục B52 của Mỹ, buộc Pháp phải trả lại độc lập tự do sau hai cuộc chiến tranh xâm lược. Đã từng có câu nói rằng: “Chống dịch giống như chống giặc” và đến bây giờ là thế kỉ 21, chúng ta đã và đang chung tay quyết tâm chống đại dịch Covid 19 do virus corona gây ra. Đó là một loại dịch bệnh mới nguy hiểm, lây lan nhanh giữa người với người qua đường tiếp xúc. Mặc dù tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn ra vô cùng phức tạp nhưng đất nước ta đã chữa trị thành công hoàn toàn cho 16 ca và không có trường hợp tử vong. Thật đáng tự hào! Ban chỉ đạo phòng chống dịch vẫn đang kiểm sát nắm vững tình hình. Các cán bộ, đội ngũ y bác sĩ được trang bị đầy đủ kĩ năng, tinh thần để ứng phó kịp thời với tình huống xấu nhất – bùng phát dịch. Tất cả người dân Việt Nam cùng quyết tâm một lòng chống dịch với một thái độ bình tĩnh, thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng tránh virus. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có một số cá nhân thiếu ý thức, coi thường sức khỏe bản thân và cộng đồng: tụ tập nơi đông người, trốn cách ly, khai báo không trung thực, gây hoang mang, hoảng loạn cho người dân. Đó là những hành động đáng lên án, cần xử phạt thật nặng để răn đe. Chúng ta là những con người Việt Nam, một dân tộc có tinh thần kiên cường, bất khuất. Hãy đoàn kết, quyết tâm “chống dịch như chống giặc” như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi. Chỉ cần chúng ta đồng lòng thì sẽ chiến thắng như bao cuộc chiến thắng trước kia.

Nghị luận về thực trạng khẩu trang mùa dịch Covid-19

Đề bài: Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có nhiều người bán hàng lợi dụng việc người dân lo sợ để tăng giá hoặc bán các sản phẩm không đảm bảo chất lượng như khẩu trang, dung dịch sát khuẩn… Anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề này.

Nghị luận về thực trạng khẩu trang mùa dịch Covid-19 – Mẫu 1

Trước tình hình lây lan của Covid-19, rất nhiều người dân mang tâm lý hoang mang, đổ xô đi mua khẩu trang y tế, nước sát khuẩn… để phòng ngừa dịch bệnh. Lợi dụng tình trạng này, đã có không ít tiểu thương tự ý tăng giá lên gấp 4 – 5 lần so với ngày thường. Tình trạng lợi dụng bối cảnh xảy ra dịch bệnh nâng giá bán khẩu trang lên gấp nhiều lần nhằm trục lợi là một thứ virus gây nguy hại cho môi trường kinh doanh cần phải xử lý nghiêm. Hành vi như trên không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức kinh doanh. Nếu không xử lý nghiêm, kịp thời có thể sẽ lây lan từ đối tượng này sang đối tượng khác. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chỉ đạo: “Bất cứ hiệu thuốc tăng giá khẩu trang, yêu cầu rút giấy phép kinh doanh”. Sau khi triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, hiện tượng thu gom khẩu trang y tế và các sản phẩm sát trùng đã giảm so với những ngày trước. Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo tới người dân, tự nâng cao cảnh giác, nên chọn mua, bán sản phẩm y tế tại các cơ sở, cửa hàng được cấp phép, có uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Là người dân chúng ta cần tin tưởng cơ quan nhà nước, luôn cập nhật thông tin chính thống để có cho mình những hiểu biết loại bỏ những hành vi xấu khỏi xã hội.

Tham khảo thêm:   Giáo án STEM lớp 1 Kế hoạch bài dạy STEM lớp 1

Nghị luận về thực trạng khẩu trang mùa dịch Covid-19 – Mẫu 2

Trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân được Bộ Y Tế khuyến cáo nên đeo khẩu trang khi ra đường và rửa tay thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Được coi là nhu cầu thiết yếu, khẩu trang và nước sát khuẩn nhanh chóng trở nên khan hiếm, hết hàng. Lợi dụng việc này nhiều người đã trục lợi về cho bản thân, tổ chức bằng việc tăng giá bán khẩu trang, nước sát khuẩn lên nhiều lần. Đó là hành động cần lên án, cần được chấm dứt, bởi nó đang làm cho hình ảnh con người, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta từ bao đời nay trở nên xấu đi. Hơn nữa nó ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe đến những người tiêu dùng bởi nếu họ sử dụng những loại khẩu trang, dung dịch sát khuẩn kém chất lượng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và nhiều hệ lụy kéo theo. Tất cả có lẽ chỉ vì “Lợi nhuận”, “Đồng tiền” mà ai đó đã bất chấp tất cả, bất chấp làm tổn hại đến sức khỏe của người khác. Để chấm dứt việc này, trước hết mỗi cá nhân cần nhận thức đúng về việc sử dụng các nhu yếu phẩm cần thiết, tránh gây lãng phí và biết san sẻ với cộng đồng, để không xuất hiện việc xếp hàng, chen lấn làm giảm cơ hội trục lợi từ người khác. Đồng thời về phía cơ quan chức năng cần mạnh tay, xử lý dứt khoát các trường hợp để những người có ý định cần phải bỏ ngay. Vì một Việt Nam nói không với dịch bệnh, nói không với tăng giá, làm giả chúng ta cần chung tay đẩy lùi bằng sức mạnh của đoàn kết.

Nghị luận về thực trạng khẩu trang mùa dịch Covid-19 – Mẫu 3

“Từ giờ phút này trở đi, người dân có bằng chứng, hình ảnh bất kỳ nhà thuốc nào tăng giá bán… Bộ Y tế rút giấy phép ngay lập tức cửa hiệu đó, đây là vấn đề kỷ cương và đạo đức” – Phó thủ tướng cho biết. Hiện nay nhu cầu về trang thiết bị phòng dịch, đặc biệt là khẩu trang y tế, nước sát khuẩn vẫn tăng cao là thời điểm, hàng hóa bị thổi giá gấp cả chục lần. Như lời Phó thủ tướng đây là vấn đề kỷ cương và đạo đức, nó còn liên quan đến sức khỏe của con người do đó cần ngăn chặn và có biện pháp phòng ngừa ngay. Những hành động ấy được bắt nguồn từ sự thiếu ý thức, thiếu đạo đức chỉ vì lợi ích cá nhân sẵn sàng trục lợi trên khó khăn của người khác, làm tha hóa đạo đức và ảnh hưởng đến xã hội. Với sự vào cuộc mạnh tay của nhà lãnh đạo, cơ quan chức năng, theo thông tin có được từ Zing.vn, ngày 13/2 Công ty TNHH Đầu tư phát triển Thủy Tiên bị Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk xử phạt 50 triệu đồng vì tăng giá bán khẩu trang y tế gấp 3 lần trong mùa dịch hay theo báo Thanh Niên có tới 85 cửa hàng trong một ngày bị xử phạt do tăng giá và bán sản phẩm kém chất lượng. Để ngăn ngừa tình trạng này, người dân cần ý thức được việc sử dụng khẩu trang và nước sát khuẩn hợp lí, gặp các trường hợp nâng giá cần báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý. Vì một Việt Nam vững mạnh.

Nghị luận về thực trạng tin giả trong thời điểm dịch Covid-19

Đề bài:Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vấn nạn tin giả liên tục hoành hành gây hoang mang người dân. Anh chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề này.

Dàn ý Nghị luận về thực trạng tin giả trong thời điểm dịch Covid-19

Mở bài

– Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.

Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thắp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.

Thân bài

– Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc

Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”…

– Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.

+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.

+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19.

– Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.

Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống virus SARS-CoV2.

+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của Thủ tướng chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.

+ Các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

+ Cây ATM phát gạo miễn phí. Các thành phố lớn, quy tụ đông đảo những người lao động nhập cư tổng đại dịch bị thất nghiệp đã được các bạn trẻ, mạnh thường quân quan tâm, hỗ trợ. Trong thời gian cách lý, nhiều nhóm thiện nguyện đã tổ chức địa điểm phát đồ ăn, nước uống. Hay ở Sài Gòn, những tiệm kinh doanh ăn uống tự nguyện đóng cửa, tập trung phục vụ nấu cơm chay ngày 2 bữa, phát cho dân nghèo…

+ Sự hi sinh của các bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19.

+ Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.

+ Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,… khắp các tỉnh thành.

– Phê phán những hành động xấu

Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân.

+ Nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận.

+ Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

+ Tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận…

– Phát huy tinh thần đoàn kết

Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

Kết bài

– Khẳng định, đúc kết lại vấn đề.

Nghị luận về thực trạng tin giả trong thời điểm dịch Covid-19 – Mẫu 1

Cùng với tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19, tình trạng thông tin thất thiệt xung quanh dịch bệnh này cũng được lan truyền một cách rộng rãi trên mạng xã hội. Hành vi trên góp phần làm gia tăng tâm lý sợ hãi, hoang mang cho người dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội. Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về virus vùng dịch bệnh là một phương tiện để kiếm tiền, hoặc gây hoang mang dư luận. Trên mạng xã hội các dòng tin tức thật giả lẫn lộn về sự nguy hiểm của virus Corona hay số người chết về dịch bệnh khiến cộng đồng thêm phần hoang mang, sợ hãi. Lại có người vì lo lắng quá đà mà nảy sinh tâm lý, lương thực, thực phẩm sẽ nhanh chóng cạn kiệt nên phải mua để tích trữ sẵn. Có người lợi dụng sự nhẹ dạ của nhiều người đã đưa tin giả, nhằm câu like, view để họ bán được mặt hàng nào đó. Họ chọn cách tung ra những thông tin sai, chưa kiểm chứng để gây hoang mang trong xã hội. Vì thế các đơn vị có liên quan phải có chế tài xử phạt các trường hợp tung tin giả và tạo ra tin giả. Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, chúng ta cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Nghị luận về thực trạng tin giả trong thời điểm dịch Covid-19 – Mẫu 2

Theo dõi Trung tâm tin tức VTV24 những ngày qua, ta không thể bỏ sót điểm tuần về nạn tin giả đang làm hoang mang dư luận bên cạnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Phòng chống dịch trên mặt trận tuyên truyền cũng là một cách. Tuy nhiên, khi đã thông tin về dịch bệnh virus Covid-19 trên các phương tiện truyền thông nói yếu tố tiên quyết là phải đúng sự thật. Song một số người muốn làm “người hùng” trong dư luận bằng sự nhanh nhảu đoảng, vội vã hấp tấp dễ gây ra hệ lụy cho mọi người. Trong khoảng 20 trường hợp đã bị xử phạt do vi phạm hành chính theo Nghị định 15/2010/NĐ-CP đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật. Một số người đã lầm tưởng, ngộ nhận về mình, tự sướng với việc mình đã “đưa tin nhanh hơn các báo” về các trường hợp dịch bệnh COVID-19. Không ít trường hợp đưa những thông tin chính xác theo các nguồn từ phương tiện thông tin đại chúng đã đăng, nhưng kèm theo là những bình luận gây gợn nỗi lo lắng, phập phồng cho người xem, người nghe. Thay vì chỉ ra những biện pháp thì mỗi người cần tự nâng cao ý thức về phòng ngừa dịch bệnh, nắm bắt thông tin từ những nguồn đảm bảo, tin cậy. Với những thông tin về dịch bệnh COVID-19 hiện nay, sự tùy tiện và thiếu trách nhiệm đó có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Vì một mạng xã hội không tin giả, hãy là người dùng có trách nhiệm và có chọn lọc.

Nghị luận về thực trạng tin giả trong thời điểm dịch Covid-19 – Mẫu 3

Trong bối cảnh dịch bệnh Corona vẫn tiếp tục lan rộng, các tin giả mọc lên như nấm gây nhiều hoang mang trên các mạng xã hội. Liên tiếp nhiều ngày qua, lực lượng công an các tỉnh, thành như Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Đắk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu… đã xử phạt nhiều trường hợp tung tin thất thiệt về virus Corona. Cùng với đó rất nhiều thông tin về số người nhiễm, số người chết vì dịch virus Corona tạo nên luồng thông tin hỗn loạn trên mạng xã hội và tác động ngược tới đời sống thật. Thực tế cho thấy, mục đích của những người tung tin thất thiệt thường là để thỏa mãn tính háo danh. Những thông tin giả mạo được đăng tải khiến người đọc hoang mang nguy cơ gây bất ổn xã hội. Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, rất cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Dịch bệnh sẽ không đáng lo ngại quá mức nếu cộng đồng thật sự hiểu và chủ động biết cách phòng, chống không hoang mang, lo lắng thái quá. Ngoài ra, bản thân mỗi người cần hết sức bình tĩnh, sáng suốt trong tiếp nhận và xử lý thông tin, theo dõi sát thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh, không nghe theo, không lan truyền thông tin không xác thực, kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng các trường hợp đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán năm học 2018 - 2019 trường THCS An Đà, Hải Phòng (Có đáp án) Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2018 môn Toán

Nghị luận về thực trạng kỳ thị người vùng dịch

Đề bài: Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có những người dân xa lánh, thậm chí là kỳ thị những người từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc với người bệnh. Anh chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề này.

Nghị luận về thực trạng kỳ thị người vùng dịch – Mẫu 1

Kỳ thị là cụm từ chẳng xa lạ với chúng ta, qua đài báo ta được nghe về kỳ thị màu da, kỳ thị HIV… Giờ đây, trong tình hình bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ta nghe đâu đó những câu chuyện về kỳ thị những người trở về từ vùng dịch hay tiếp xúc với người bị bệnh. Một thực trạng đáng buồn và cần lên án xóa bỏ. Kỳ thị là xa lánh, là định kiến không tốt về cá nhân, tập thể hay hành vi nào đó. Có kỳ thị khi sự ích kỷ lên ngôi, sự thiếu hiểu biết của bản thân bộc lộ rõ nhất. Tổn thương nhiều nhất vẫn là những người bị kỳ thị. Họ không dám đối mặt với bệnh, không dám đối mặt với sự thật vậy sẽ là nguyên nhân virus bùng phát mạnh hơn. Họ chịu nhiều sức ép của định kiến tác động mạnh vào tâm lý dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, chủ tịch UBND Hà Nội – ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh cần xử phạt nặng những hành vi kỳ thị người từ vùng dịch hay người tiếp xúc với người bệnh. Chúng ta cần nhận thức đúng, hiểu rõ vấn đề và chung tay đoàn kết chống dịch như chống giặc. Hơn thế nữa, chúng cần cần đặt niềm tin vào chính phủ, các cơ quan chức năng và Bộ y tế bởi chỉ như vậy nước ta mới nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh, xóa bỏ định kiến và sự kỳ thị của xã hội.

Nghị luận về thực trạng kỳ thị người vùng dịch – Mẫu 2

Có những thứ giết chết con người nhanh hơn cả dịch bệnh đó là sự kỳ thị. Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, khuyến cáo từ Bộ Y Tế đã đưa ra các giải pháp nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid nhưng vẫn còn một bộ phận người dân có thái độ kỳ thị những người trở về từ vùng dịch hoặc người nhiễm bệnh. Tại sao có sự xa lánh, kỳ thị này? Bản chất của kỳ thị thường gắn liền với những căn bệnh nguy hiểm, khó chữa do vậy người sợ tránh xa, hoặc do sự thiếu hiểu biết hoặc không đầy đủ về Covid-19. Để rồi họ sẵn sàng buông những lời lẽ thô tục, những hành động thiếu đạo đức làm tổn hại đến những người vô tội. Và rồi, người chịu nhiều thiệt thòi nhất lại là những người cần tình yêu thương nhất. Thay vì kỳ thị chúng ta nên cần hiểu rõ vấn đề, luôn tin tưởng vào các cơ quan chức năng, đội ngũ bác sĩ của chúng ta. Đặc biệt, dành tình cảm, tình yêu thương và sự quan tâm đến những người nhiễm và tiếp xúc với người bệnh để họ có thể an tâm điều trị. Chỉ có vậy, nước ta mới có thể đẩy lùi và chữa trị dứt điểm những trường hợp còn lại. Là những người trẻ – chúng ta cần nhận thức đúng đắn về vấn đề đồng thời tuyên truyền cho mọi người biết và hiểu về nó, đẩy lùi những hành động xấu, dịch bệnh xấu khỏi Việt Nam và Thế giới.

Nghị luận về trách nhiệm của mỗi công dân trong đại dịch Covid-19

Nghị luận về trách nhiệm của mỗi công dân trong đại dịch Covid-19 – Mẫu 1

Từ xa xưa, dịch bệnh không phải là điều hiếm gặp, và nó đã từng xuất hiện thường xuyên trong lịch sử con người. Ta có thể kể tên những đại dịch khiến cả thế giới đều e ngại như bệnh dịch hạch, Ebola, SARS, .. và đến cuối năm 2019, ta một lần nữa chứng kiến đại dịch của thế giới: Covid-19. Đó là một loại virus được xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, gây là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở con người. Đại dịch lây lan một cách nhanh chóng, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, gần 60.000 ca tử vong. Thật đáng mừng rằng, Việt Nam ta đã thực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất. Vậy trách nhiệm của mỗi công dân khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là gì? Đầu tiên, ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở… hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài. Không nên tụ tập đông người, vứt khẩu trang đúng nơi quy định. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ những thông tin chính thống từ Chính phủ, Bộ Y tế cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Tất nhiên, vẫn còn tồn đọng những cá nhân thiếu ý thức, ích kỷ và không tôn trọng sức khỏe của bản thân cũng như của cả cộng đồng, việc này nhất định phải lên án, phê bình. Nếu mỗi công dân đều chung tay, đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 là điều chắc chắn!

Nghị luận về trách nhiệm của mỗi công dân trong đại dịch Covid-19 – Mẫu 2

Đại dịch Covid-19 đã làm điêu đứng nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong khi đó, ở Việt Nam, chúng ta vẫn tự hào khi đã kiểm soát được khá tốt dịch bệnh. Để có được điều đó, bên cạnh sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, còn phải kể đến ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Đó là sự chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu là hai mét, thường xuyên rửa tay sát khuẩn… Đặc biệt nhất phải kể đến đội ngũ y bác sĩ với tinh thần trách nhiệm luôn sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu, trực tiếp công tác tại các bệnh viễn chữa trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Ngay cả những bác sĩ đã về hưu, hay sinh viên y khoa còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng luôn sẵn sàng góp sức mình vào “trận chiến” của đất nước. Hay như hình ảnh những chiến sĩ bộ đội đã nhường nơi ở của mình cho những người dân đang thực hiện cách ly, những chiến sĩ bộ đội biên phòng đang ngày đêm trông coi khu vực biên giới… Thật tự hào khi mọi người dân, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều một lòng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có một bộ phận không nhỏ thiếu đi tinh thần trách nhiệm. Thật đáng buồn về trường hợp của cô gái trốn cách ly vẫn ngang nhiên quay video đăng lên mạng để khoe khoang việc làm của mình, những người chỉ vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng dẫn người nhập cảnh trái phép vào nước ta… để lại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Những hành vi này đều đáng lên án, vì nó có thể phá hoại công sức của cả một tập thể. Chính vì vậy, mỗi người dân Việt Nam hãy luôn ý thức được trách nhiệm của cá nhân trong công cuộc phòng chống dịch bệnh.

Nghị luận về trách nhiệm của mỗi công dân trong đại dịch Covid-19 – Mẫu 3

Dịch bệnh luôn là mối lo ngại lớn nhất của con người từ trước đến nay. Nó luôn đe dọa, rình rập sự sống của toàn nhân loại trên thế giới và quả thực trong thời gian gần đây, đại dịch Covid 19 do virus corona gây ra lắm lao đao cho hàng triệu người trên thế giới trong đó có Việt Nam. Dịch bệnh này đang lây lan với tốc độ chóng mặt với hàng triệu người nhiễm bệnh, hàng ngàn người tử vong. Thật đáng mừng rằng đất nước ta đã thực hiện tốt công tác phòng dịch, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong cả nước. Chúng ta tự tin nhưng không được chủ quan, mỗi cá nhân tập thể cần có trách nhiệm phòng chống đại dịch. Khi thấy bản thân có dấu hiệu sốt cao, ho, khó thở… phải lập tức thông báo đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời kiểm tra, cách ly an toàn. Mỗi cá nhân cần phải có những hành động thiết thực: trang bị khẩu trang đầy đủ, nước rửa tay khô khi ra đường, rửa tay thường xuyên bằng nước khử trùng chứa cồn ít nhất 60%, uống nước ấm thường xuyên, tránh khô họng và virus xâm nhập. Hạn chế tụ tập nơi đông người, tránh tuyên truyền thông tin sai sự thật, trốn cách ly. Và bên cạnh đó chúng ta cũng cần lên án những hành vi trục lợi, lợi dụng dịch bệnh để thu về lợi ích cá nhân. Đó là những hành vi vô nhân đạo, không văn minh. Chúng ta hãy đồng tâm hiệp lực đẩy lùi chiến thắng dịch bệnh, chỉ như vậy chúng ta mới thành công.

Nghị luận về tinh thần tự học trong mùa dịch Covid-19

Hiện nay, đại dịch Covid-19 diễn biến ngày một phức tạp, nó khiến nền kinh tế trì trệ, cuộc sống con người hoàn toàn xáo trộn và luôn ở trạng thái lo ngại… và cùng với đó chính là việc học sinh – sinh viên không thể tới trường. Một trong những điều đáng lo ngại nhất khi tình hình dịch bệnh không biết bao giờ mới ổn định. Có người cho rằng, việc học sinh – sinh viên nghỉ dài có thể gây ra những lỗ hổng kiến thức nhưng phần lớn phụ huynh đều đồng ý vì lo ngại sức khỏe của con em mình và cộng đồng. Nói chung, việc cho học sinh – sinh viên nghỉ học là điều tất yếu và thực sự cần thiết, nhưng ta càng phải chú ý hơn về ý thức tự học. Nếu bạn muốn đảm đảm rằng kiến thức của mình không có lỗ hổng đáng tiếc thì việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học của chính bạn. Dù cho bạn có được đến trường nhưng lại sự lười nhác, lơ đễnh, mải mê với những trò vui thì chắc chắn kết quả học tập chẳng thể khả quan được. Bạn hãy coi đây là “thời cơ tốt nhất” để bản thân tự ôn luyện lại kiến thức đã được hỏng, tự rèn luyện để bù đắp những lỗ hổng đã có hoặc nâng cao khả năng với các dạng bài, dạng đề thi khác nhau. Thực tế mà nói, các Sở giáo dục và đào tạo đều triển khai các chương trình học trên sóng truyền hình, thầy cô tạo bài giảng online, bạn toàn có thể học tập tại nhà. Tự học thật tốt chính là một biện pháp đóng góp vào công tác phòng chống dịch Covid-19, giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Vậy nên, hãy tranh thủ thời gian để tự học, tự rèn luyện, cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh bạn nhé!

Nghị luận về tinh thần đoàn kết trước đại dịch Covid-19

Nghị luận về tinh thần đoàn kết trước đại dịch Covid-19 – Mẫu 1

Việt Nam vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Cả chính quyền lẫn người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, đa số người dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, thực phẩm, khẩu trang… được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch… Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Ai cũng hiểu đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 9 Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 Soạn Sử 9 sách Chân trời sáng tạo trang 8, 9, 10, 11

Nghị luận về tinh thần đoàn kết trước đại dịch Covid-19 – Mẫu 2

Năm 2020 vừa qua, Việt Nam và thế giới đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khi nhiều nước lựa chọn kinh tế, thay vì an nguy của người dân mà không có những biện pháp kiên quyết chống lại đại dịch. Thì chúng ta cảm thấy thật tự hào khi Việt Nam là một đất nước dám đặt sự an toàn của nhân dân lên trên lợi ích kinh tế. Nhưng điều khiến chúng ta cảm thấy trân trọng và ngưỡng mộ nhất. Đó là bài học về tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam. Đất nước ta vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Từ các cấp chính quyền đến người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, toàn dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang hay địa điểm phát thực phẩm miễn phí… được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch… Đại dịch đã giúp chúng ta cũng nhận ra được những tình cảm thật tốt đẹp. “Không ai bị bỏ lại phía sau” – đó là câu khẩu hiệu mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến.

Nghị luận về trân trọng cuộc sống trước đại dịch Covid-19

Mỗi người được sinh ra trong cuộc đời này đã là một điều vô cùng may mắn. Chúng ta chỉ có một cuộc đời duy nhất để sống. Còn thời gian lại giống như một mũi tên, đã phóng đi thì không thể quay trở lại. Trong suốt khoảng thời gian được sống, con người phải đối mặt với vô vàn những khó khăn. Đặc biệt, ở thời điểm hiện tại đó chính là đại dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp. Có lẽ, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, nhiều người mới bắt đầu cảm thấy cuộc sống này thật đáng trân trọng. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn thế giới đã có hơn hai mươi triệu ca mắc với hàng trăm nghìn người tử vong. Một con số thật đáng sợ! Căn bệnh này đã không chỉ cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người. Nó còn làm cho nền kinh tế của các nước phát triển trên thế giới phải điêu đứng. Nhiều đứa trẻ không được đến trường học tập nhiều tháng. Mọi hoạt động vui chơi, giải trí phải dừng lại. Con người luôn sống trong cảm giác sợ hãi rằng một ngày kia tính mạng của bản thân và gia đình sẽ bị đe dọa. Ngày hôm nay, khi bạn vẫn còn được sống và sống trong sự yên bình và hạnh phúc. Bạn cần phải biết ơn và trân trọng cuộc sống mà mình đang có được. Vì chẳng biết đến một lúc nào đó, một điều gì đó sẽ xảy ra. Chính vì vậy trân trọng cuộc sống để sống hết mình và sống thật có ý nghĩa ở hiện tại.

Nghị luận về bài học cuộc sống sau đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 xảy ra không chỉ để lại những thiệt hại về con người và kinh tế. Nếu nhìn nhận theo cách tích cực, nó đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học sâu sắc trong cuộc sống. Đầu tiên, đó là việc nhìn nhận lại thái độ sống của mỗi người. Trong cuộc sống, chắc hẳn nhiều người luôn lấy lý do rằng còn rất nhiều thời gian để thực hiện việc này, việc kia để trì hoãn công việc mà mình muốn làm lại. Chỉ khi đại dịch xảy ra và cướp đi tính mạng của quá nhiều người trong phút chốc, con người mới nhận ra, sự sống thật ra quá ngắn ngủi. Thời gian mà chúng ta cho rằng vẫn còn nhiều ấy rồi đến một lúc nào đó sẽ chẳng còn. Từ đó, chúng ta biết trân trọng thời gian hơn. Tiếp theo, có lẽ nhiều người trong thời điểm cách ly xã hội vừa qua luôn cảm thấy bức bối và khó chịu khi phải ở trong nhà quá nhiều. Họ bị mắc kẹt trong chính ngôi nhà của mình khi không biết phải làm gì trong một ngày. Hoặc họ phải lặp đi lặp lại những công việc giống nhau liên tiếp qua các ngày. Nếu nhìn nhận lại, khoảng thời gian ấy sẽ vô cùng ý nghĩa khi bạn có thời gian để ở bên gia đình, gần gũi hơn với những người thân mà lâu nay vì công việc bận rộn không thể quan tâm đến họ. Nhiều người thậm chí còn khám phá ra những tài năng mới bên trong con người mình: nấu ăn, làm bánh, ca hát, sáng tác… Cách ly xã hội còn giúp bạn nhận ra rằng biết tận hưởng cuộc sống, sống cho hiện tại là vô cùng quan trọng. Hạnh phúc đôi khi cũng đến từ những điều giản đơn. Và tình cảm gia đình là điều quan trọng nhất đối với con người. Cuối cùng, trong đại dịch, con người cũng nhận ra được thực trạng thiên nhiên ở hiện tại. Nhiều thành phố sau khi tiến hành giãn cách xã hội đã giảm thiểu được lượng ô nhiễm không khí. Nhiều dòng sông cũng trở nên xanh trong hơn. Quan trọng nhất, con người đã nhận thức được tầm quan trọng của thiên nhiên và có ý thức bảo vệ hơn. Còn rất nhiều bài học mà đại dịch Covid-19 mang lại cho con người. Nhưng hơn cả, đây chính là những bài học quý giá nhất.

Nghị luận về lòng nhân ái trong đại dịch Covid-19

Có một câu nói rất hay rằng: “Chúng ta ai cũng muốn giúp người khác, con người là thế. Chúng ta muốn sống hạnh phúc bên nhau chứ không phải khổ sở cùng nhau. Đó chính là lòng nhân ái.” Dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành khắp các quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau nhưng đó cũng chính là một phép thử cho chúng ta về lòng nhân ái. Virus vốn dĩ sinh tồn theo kiểu bất chấp, tìm mọi cách để sinh tồn mà không để ý đến sự thiệt hại của ai khác. Vậy con người liệu có hành xử như những con virus hay không? Thực tế cho thấy phần lớn con người đang sống trong cộng đồng đều đã và đang nỗ lực hết mình để giảm thiểu, cải thiện dịch bệnh; đều thực hiện tốt quy định, cách ly sau khi trở về từ vùng dịch. Thật cảm động biết mấy trước hình ảnh người Nhật xếp hàng mua khẩu trang, đổ xăng nửa bình để ai cũng được đổ. Đó là gì nếu chẳng phải lòng nhân ái của con người? Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những cá nhân sống vị kỉ: trốn cách ly, khai báo thiếu trung thực, tích trữ khẩu trang, lương thực… Vì virus không có bất cứ kế hoạch nào nên tất cả phụ thuộc vào ý thức con người. Chúng ta hãy chủ động đi kiểm tra sức khỏe của mình, cách ly bằng tinh thần tự nguyện. Chúng ta muốn ngăn chặn virus thì cần trung thực khai báo, không che giấu gây hoang mang, trở ngại. Cả nhân loại đang cần tình người bộc lộ hơn bao giờ hết, cần quay lại với sự bao dung để bao bọc, hi sinh cho nhau trong cơn hoạn nạn. Chúng ta hãy cùng nhau chiến thắng đại dịch!

Nghị luận Nếu vô tình là người bệnh Covid-19, bạn nghĩ gì?

Với con số thống kê lên đến hàng nghìn ca dương tính với diễn biến nhiều bất ngờ, đại dịch Covid 19 do virus Corona gây ra đã “oanh kích” toàn cầu. Nó gây ra bao lo lắng, sợ hãi cho cộng đồng bởi đây là chủng virus mới chưa từng được phát hiện trước đó, gây ra căn bệnh viêm phổi cấp ở người và có tốc độ lây lan chóng mặt. Virus đã lan truyền từ Châu Á sang Châu Âu với hơn 94 quốc gia và tính tới ngày 20/3/2020 đã có gần 300.000 ca nhiễm và con số đang tăng lên từng ngày. Chẳng ai biết trước được ngày mai, vậy nếu vô tình là người bệnh, chúng ta nghĩ gì? Có lẽ nỗi sợ hãi và lo âu sẽ bao trùm lên tâm trí, lo cho bản thân và những người xung quanh, sợ sự kì thị, xa lánh của một số cá nhân. Nhưng rồi nỗi buồn, lo âu sẽ qua mau, ta cần phải giữ lại bình tĩnh, liên lạc với cơ sở y tế gần nhất tự cách li để tránh lây lan đến người xung quanh. Nếu cứ chìm đắm trong lo lắng thì suy nghĩ của chúng ta sẽ tiêu cực hơn, không dám đối diện với chính bản thân mình và không dám đối đầu với những con virus ấy. Dù biết tác hại khôn lường nhưng ta hãy cứ lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp. Chúng ta hãy mạnh mẽ, lấy sự dũng cảm và lạc quan để chiến thắng virus. Dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng hãy cứ như loài hoa hướng dương, hướng về phía mặt trời để bóng tối ngả sau lưng.

Nghị luận về cộng đồng kì thị người bệnh Covid-19

Không điều gì có thể phủ nhận rằng cho dù con người có phát triển đến mức nào nhưng khi hiểm họa, dịch bệnh xuất hiện thì con người vẫn mang một nỗi sợ hãi và hoang mang nhất định. Gần đây, đại dịch Covid 19 do chủng virus mới gây ra đã thực sự trở thành nỗi lo của hàng triệu người. Con người lo ngại với hàng ngàn vấn đề được đặt ra nhưng có lẽ ít ai bận tâm đến thái độ kì thị người bệnh của không ít những cá nhân trong cộng đồng. Đã từng có một sinh viên người Nhật kể rằng: “Khi em ho, mọi người đều cằn nhằn em sẽ làm lây lan dịch bệnh cho cả thế giới”. Biết lo cho sức khỏe của bản thân và của mọi người xung quanh là tốt nhưng có lẽ thái độ kì thị chính là biểu hiện cho sự ích kỉ, không suy nghĩ đến cảm xúc và danh dự của người khác. Không ai muốn bản thân mình mắc bệnh bởi vậy chúng ta cần nhìn sự việc ở góc độ nhân văn, nhân ái hơn. Chỉ khi hơi ấm của tình người được lan tỏa thì khi ấy chẳng còn con virus nào có thể tồn tại và hủy hoại con người. Khi chúng ta cảm thông, chia sẻ, động viên người bệnh thì họ sẽ có động lực, tinh thần ổn định để khám chữa bệnh. Từ đó, sức khỏe cũng được cải thiện tốt nhất. Ta hãy lên án những người có thái độ kì thị xa lánh người bệnh, đồng thời tuyên truyền tác hại của những hành vi ấy để họ hiểu và thay đổi. Chúng ta hãy chung tay đẩy lùi dịch bệnh bằng tất cả quyết tâm, không để virus hủy hoại trái tim đầy bao dung của con người.

Nghị luận về ý thức tự học trong mùa dịch Covid-19

Đại dịch Covid khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS… bởi hậu quả nó để lại thực sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định… và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường – một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng việc học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe cộng đồng. Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự học bở cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát. Chúng ta hãy coi đây là thời cơ để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua. Hiện nay, nhiều sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trực tuyến trên truyền hình. Chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của virus. Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận liên quan đến dịch Covid-19 (25 mẫu) Nghị luận về dịch Covid-19 siêu hay của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *