Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận về Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa Dàn ý & 12 đoạn văn lớp 9 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 12 Đoạn văn cảm nhận về Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ những vẻ đẹp phẩm chất, lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao với công việc của Anh thanh niên để viết đoạn văn thật hay.

Anh thanh niên

Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, là nhân vật mà tác giả gắm những tình cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm về những người lao động vô danh đang ngày đêm cống hiến cho tổ quốc. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Dàn ý Đoạn văn cảm nhận nhân vật Anh thanh niên

1. Mở đoạn

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và nhân vật anh thanh niên.

2. Thân đoạn

a. Hoàn cảnh sống và làm việc:

  • Sống một mình trên đỉnh núi cao quanh năm mây mù giá lạnh.
  • Công việc: đo đạc trên trạm khí tượng ở đỉnh Yên Sơn→ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao.

→ Cuộc sống cô đơn, hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc khó khăn, gian khổ.

b. Vẻ đẹp phẩm chất nhân vật anh thanh niên:

  • Yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
  • Lí tưởng sống cao đẹp: khi làm việc, ta với công việc là đôi.
  • Chân thành, hiếu khách, biết quan tâm tới mọi người: khao khát gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
  • Biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, khoa học.
  • Khiêm tốn, thành thực, cảm thấy công việc và đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.

c. Đánh giá chung:

  • Qua nhân vật anh thanh niên, tác giả muốn gửi gắm tới thế hệ trẻ về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác.
  • Đặc sắc nghệ thuật: miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn.

3. Kết đoạn

  • Khẳng định vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên, giá trị của tác phẩm.

Đoạn văn cảm nhận về Anh thanh niên – Mẫu 1

Sau khi học xong văn bản Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật anh thanh niên đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc khó quên. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Dù cho công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay. Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.

Đoạn văn cảm nhận về Anh thanh niên – Mẫu 2

Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với đầy đủ phẩm chất của một con người. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ.

Đoạn văn cảm nhận về Anh thanh niên – Mẫu 3

Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là hình ảnh đẹp về người lao động mới xã hội chủ nghĩa. Anh thanh niên mang trong mình đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người của cuộc sống mới. Ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm với công việc. Nói về hoàn cảnh sống và công việc của anh. Theo lời bác lái xe thì anh là người “cô độc nhất thế gian” bởi đã mấy năm anh sống một mình trên đỉnh núi Yên sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây núi lặng lẽo, công việc của a là đo gió, đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất…. rồi ghi chép lại và báo về trung tâm, dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày. Đây là một công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ chính xác cao và có tinh thần trách nhiệm cao” nửa đêm đúng giờ thì dù mưa tuyết giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy làm việc đã quy định: “4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối lại 1 giờ sáng” công việc đòi hỏi tính chính xác theo đúng thời gian lại rất gian khổ, anh phải đối chọi với thời tiết vô cùng khắc nghiệt, xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ trực đợi mình ra là ào ào xông tới”. Nhưng cái gian khổ nhất với anh là phải vượt qua sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người, đây là một hoàn cảnh đặc biệt. Anh chính là hình ảnh tiêu biểu cho những con người lao động mới đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70 cuối thế kỷ XX, cuộc sống đẹp đẽ và sự cống hiến hi sinh thầm lặng của anh thanh niên khiến ta trân trọng và cảm phục.

Tham khảo thêm:   Phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu nhân khẩu Mẫu HK04 theo Thông tư 36/2014/TT-BCA

Đoạn văn cảm nhận về Anh thanh niên – Mẫu 4

Anh thanh niên đã để lại trong lòng người đọc một niềm yêu mến và cảm phục sâu sắc. Không yêu mến, cảm phục sao được một con người cởi mở, thân thiện, ngăn nắp… và đặc biệt là say mê, yêu quý và có trách nhiệm với công việc của mình như thế! Đối với phần mở đầu( khởi ngữ), anh hiện lên qua câu chuyện của bác lái xe với người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Đó là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, một mình làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn mét. Nhưng trước hết, điều gây ấn tượng mạnh cho độc giả là chuyện “thèm người” của anh chàng “cô độc nhất thế gian” kia. Không phải anh ta “sợ người” mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người “nhìn trông và nói chuyện một lát”. Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.

Đoạn văn cảm nhận về Anh thanh niên – Mẫu 5

Nhân vật anh thanh niên là 1 trong những nhân vật chính, làm nổi bật nội dung tư tưởng của câu chuyện. Ấn tượng đầu tiên mà người đọc cảm nhận khi tiếp xúc văn bản là hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên khá đặc biệt: một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng sống “bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất… phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc tuy không nặng nhọc nhưng đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và phải có tinh thần trách nhiệm cao. Anh thanh niên là người có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm về công việc. Anh đã tìm thấy niềm vui trong công việc và xem sách là bạn. Anh có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc “Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao coi là 1 được”. Với anh, công việc là niềm vui, là lẽ sống. Hãy nghe anh tâm sự với ông họa sĩ: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Anh còn biết sắp xếp một cuộc sống một cách khoa học. Ngôi nhà ba gian của anh lúc nào cũng sạch sẽ, đồ đạc được sắp xếp gọn gàng. Mặc dù, chỉ có một mình trên đỉnh núi cao, anh vẫn chủ động, sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp, đầy đủ, phong phú và thơ mộng: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách…Với anh, đọc sách không chỉ là nâng cao kiến thức mà còn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn. Không những thế ở anh còn toát lên sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách. Vì “thèm người” mà anh đã đẩy một khúc gỗ ra chắn giữa đường, buộc xe khách đi qua phải dừng lại. Anh vui mừng ra mặt khi có khách đến thăm. Từ hành động tiếp khách, tiễn khách nồng nhiệt, ân cần, chu đáo cũng thể hiện điều đó. Đặc biệt, anh còn là người sống khiêm tốn, thành thật. Anh hiểu được ý nghĩa công việc mình làm là lớn lao nhưng lại cho những đóng góp của mình là vô cùng nhỏ bé so với bao người khác. Có thể nói, qua cuộc gặp gỡ và trò chuyện, nhân vật anh thanh niên được khắc họa giản dị, khiêm nhường, đẹp trong suy nghĩ, trong cách sống và trong tâm hồn. Đó là nét vẽ đơn sơ, chân dung một con người có tầm vóc nhỏ bé mà nét mặt rạng rỡ.

Đoạn văn cảm nhận về Anh thanh niên – Mẫu 6

Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” có hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt, nếu như tuổi trẻ với người khác là sự ngao du, khám phá và trải nghiệm thì anh thanh niên lại lựa chọn gửi gắm thanh xuân của mình ở trạm khí tượng trên đỉnh núi cao Yên Sơn. Không những sống một mình mà làm việc cũng một mình, trong nhiều tháng nhiều năm không có lấy một người bầu bạn. Công việc thầm lặng của anh chính là đo nắng, gió, mưa, mây, chấn động mặt đất để dự báo thời tiết, phục vụ lao động, sản xuất và chiến đấu. Công việc của anh đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác, cần phải có tinh thần trách nhiệm cao bởi dù có là nửa đêm hay mưa tuyết lạnh giá anh vẫn phải ra ngoài trời cho đúng giờ “ốp”. Chính nhờ ý thức về công việc của mình cùng với lòng yêu nghề và sự trách nhiệm nên anh thanh niên đã vượt lên chính bản thân, vượt qua sự cô đơn cũng như sự khắc nghiệt của thời tiết. Anh thanh niên có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc về công việc với cuộc sống con người “ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”. Cuộc sống của anh thanh niên tuy chỉ có một mình nhưng không hề đơn điệu, tẻ nhạt. Anh đọc sách, coi sách là người bạn trò chuyện, sắp xếp cuộc sống ngoài giờ làm việc như trồng vườn hoa đủ loại, nuôi gà lấy trứng. Cô đơn quá anh sẽ chặn xe để được trò chuyện với mọi người. Tưởng như hoàn cảnh sống một mình sẽ khiến anh thanh niên trở nên nội tâm và trầm mặc nhưng anh thanh niên lại cởi mở, “thèm người”, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người. Đối với anh những vị khách xa đến đều là niềm vui, nguồn động viên lớn lao. Anh thanh niên cũng là người thật thà, khiêm tốn và thành thực, công việc của anh gian khổ là thế nhưng anh chỉ coi đó là đóng góp nhỏ bé, anh không xứng được bác họa sĩ vẽ chân dung mà còn có nhiều người đáng cảm phục hơn anh. Có thể nói, bức chân dung anh thanh niên chỉ có vài nét trong vài khoảnh khắc nhưng lại hiện lên rất rõ những nét đẹp tinh thần, cách sống cũng như suy nghĩ về cuộc sống, công việc của một chàng trai trẻ sống thầm lặng giữa Sa Pa.

Đoạn văn cảm nhận về Anh thanh niên – Mẫu 7

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long không chỉ tái hiện bức tranh thiên nhiên Sa Pa rộng lớn, thơ mộng mà còn xây dựng thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng, tiêu biểu nhất có thể kể đến nhân vật anh thanh niên. Anh thanh niên tuổi còn trẻ, mới 27 tuổi nhưng đã sống và làm việc một mình trên trạm khí tượng đỉnh núi Yên Sơn , xung quanh chỉ có cỏ, cây, mây núi Sa Pa. Với anh thanh niên, công việc chính là niềm vui giúp anh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ của hoàn cảnh sống. Làm công tác khí tượng, anh thanh niên thường xuyên đúng giờ “ốp” là lại ra ngoài trời đo đạc, tính toán về mây, mưa, gió, nắng, chấn động mặt đất. Tất cả những số liệu anh đo giúp cho việc dự báo thời tiết chính xác hơn, những thông tin được đưa đến người dân, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Anh thanh niên là một người yêu nghề và ý thức về công việc. Anh ý thức được mình với công việc là đôi, công việc của anh còn gắn với bao anh em, đồng chí. Cuộc sống của anh thanh niên tưởng như chỉ có công việc nhưng không nhạt nhẽo như vậy, anh còn trồng hoa, đọc sách, nuôi gà, làm cho đời sống tinh thần của chính mình luôn tươi mới. Trong cuộc sống sinh hoạt, anh là người cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, điều này được thể hiện trực tiếp qua cách anh quan tâm tặng củ tam thất cho bác lái xe, tặng hoa cho cô kĩ sư trẻ. Anh còn rất khiêm tốn và thành thực, anh cảm thấy công việc của mình chỉ là nhỏ bé, không đáng kể công. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh cảm thấy rất ngại, nghĩ rằng mình không xứng và giới thiệu những người khác xứng đáng được vẽ hơn anh, đó là ông kỹ sư vườn rau hay anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét. Qua nhân vật anh thanh niên, tác giả muốn gửi gắm tới thế hệ trẻ về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác.

Tham khảo thêm:   Giáo án Âm nhạc 4 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Âm nhạc lớp 4 năm 2023 - 2024

Đoạn văn cảm nhận về Anh thanh niên – Mẫu 8

Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là truyện ngắn ca ngợi những con người lao động và cống hiến cho đất nước trong thầm lặng. Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, đây cũng là nhân vật mà nhà văn gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm về những người lao động vô danh vẫn ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước. Anh thanh niên 27 tuổi sống một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây, mây mù. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất”, công việc của anh phục vụ cho sản xuất và chiến đấu với độ tỉ mỉ và trách nhiệm cao. Cuộc sống trên đỉnh Yên Sơn cao hơn 2600 mét của anh thanh niên không chỉ có cái khắc nghiệt của thời tiết, sự vất vả của công việc mà anh còn phải đối mặt với sự cô đơn bởi xung quanh chỉ có mây mù giá lạnh, không một bóng người. Chính tình yêu công việc và tinh thần lạc quan đã giúp anh vượt lên tất cả. Anh thanh niên ý thức được công việc thầm lặng của mình là có ích cho cuộc sống, anh thấy hạnh phúc vì được làm việc, công việc tuy gian khổ nhưng cất đi thì anh lại buồn đến chết. Anh cô đơn nhưng không buồn tẻ bởi anh tự biết tìm nguồn vui của mình, đó là đọc sách, trồng hoa, nuôi gà, anh tổ chức và sắp xếp cuộc sống với công việc gọn gàng, ngăn nắp và chủ động. Ở người thanh niên ấy có những phẩm chất đáng mến, đó là sự cởi mở, chân thành và quý trọng tình cảm của con người, khao khát gặp người và trò chuyện với mọi người. Khi anh gặp lại bác lái xe, thái độ ân cần, sự vui mừng của anh đã bộc lộ tất cả. Đối với công việc của mình, anh thanh niên là người rất khiêm tốn, anh cho rằng những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé, khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung của anh thì anh lại nhiệt thành giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn. Nhân vật anh thanh niên qua sự nhìn nhận, đánh giá và suy nghĩ của các nhân vật khác cho thấy cách nhìn và cảm xúc của mỗi người, bằng cách đó tác giả đã giúp cho người đọc cảm nhận rõ nét những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên đã cống hiến thanh xuân để cống hiến cho đất nước.

Đoạn văn cảm nhận về Anh thanh niên hay nhất

Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là hình ảnh đẹp về người lao động mới xã hội chủ nghĩa. Anh thanh niên mang trong mình đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người của cuộc sống mới. Ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm với công việc. Nói về hoàn cảnh sống và công việc của anh. Theo lời bác lái xe thì anh là người ”cô độc nhất thế gian” bởi đã mấy năm anh sống một mình trên đỉnh núi Yên sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây núi lặng lẽo, công việc của a là đo gió, đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất…. rồi ghi chép lại và báo về trung tâm, dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày. Đây là một công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ chính xác cao và có tinh thần trách nhiệm cao” nửa đêm đúng giờ thì dù mưa tuyết giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy làm việc đã quy định: “4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối lại 1 giờ sáng” công việc đòi hỏi tính chính xác theo đúng thời gian lại rất gian khổ, anh phải đối chọi với thời tiết vô cùng khắc nghiệt, xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ trực đợi mình ra là ào ào xông tới”. Nhưng cái gian khổ nhất với anh là phải vượt qua sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người, đây là một hoàn cảnh đặc biệt. Anh chính là hình ảnh tiêu biểu cho những con người lao động mới đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70 cuối thế kỷ XX, cuộc sống đẹp đẽ và sự cống hiến hi sinh thầm lặng của anh thanh niên khiến ta trân trọng và cảm phục.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên

Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long hiện lên với những nét đẹp tỏa sáng từ ý nghĩa công việc, từ cách sống, cách suy nghĩ, cách biểu lộ tình cảm đối với mọi người. Lật từng trang viết của Nguyễn Thành Long, chúng ta thấy anh thanh niên có một hoàn cảnh sống và làm việc vô cùng đặc biệt. Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, “bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, anh làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây… phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt và cô đơn. cùng với sự vất vả của công việc, anh thanh niên đã để lại nơi người đọc những ấn tượng khó quên bởi những phẩm chất tốt đẹp trong con người anh. Trước hết, đó là tinh thần trách nhiệm và niềm say mê đối với công việc. Anh thường nghĩ cuộc sống của anh không cô đơn bởi anh với công việc là đôi: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một được?”. Làm việc một mình không người giám sát nhưng anh vẫn làm một cách nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, vì anh hiểu rằng công việc của mình “gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”. Công việc của anh thầm lặng nhưng rất ý nghĩa và có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Thứ hai, tuy sống một mình nhưng anh không hề sống buông thả, mà trái lại anh thanh niên đã tạo ra một cuộc sống giản dị, ngăn nắp và thơ mộng. Anh không hề buồn bã, chán nản ở nơi núi cao lạnh lẽo, trái lại, anh vẫn ham học tập, trồng hoa, nuôi gà và anh còn có niềm vui đọc sách mà anh thấy như có bạn tâm giao, giúp anh mở mang kiến thức. Thứ ba, anh là người cởi mở, chân thành và hiếu khách. Anh rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện; phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: biếu vợ bác lái xe củ tam thất; tặng hoa, tặng quà cho cô gái và ông họa sĩ. Cuối cùng, anh là người khiêm tốn và thành thực. Anh luôn cảm thấy công việc và đóng góp của mình là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã nhiệt tình giới thiệu những người khác mà anh cho rằng đáng vẽ hơn mình. Có thể nói, với truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa ” nhà văn Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh anh thanh niên với nhiều phẩm chất đáng quý. Anh là người sống đẹp và sống có ý nghĩa. Anh là tấm gương tiêu biểu của hình tượng con người lao động mới trong xã hội chủ nghĩa, lặng thầm góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước.

Tham khảo thêm:   Top những web game .io hay nhất

Đoạn văn cảm nhận về Anh thanh niên chi tiết

 Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một tác phẩm đặc sắc, nhẹ nhàng, để lại trong lòng đọc giả nhiều rung động đẹp đẽ bởi hình ảnh “anh thanh niên”. Anh thanh niên, với vóc người nhỏ nhắn, mang biệt hiệu “người cô độc nhất thế gian” vì anh phải làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm mây mù lạnh lẽo. Ngày này, anh chỉ cô độc, làm bạn vói công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng…” rồi mỗi ngày báo cáo về “nhà” bốn lần một cách chính xác. Những khắc nghiệt, băng giá của núi rừng Sa Pa, dù “mưa tuyết” hay “gió chực ào ào xô tới” chẳng thể nào khiến anh chùn bước. Tuy đấy là một công việc nhàm chán, buồn tẻ nhưng anh vẫn yêu, vẫn trân trọng cái nghề của mình. Anh đã dũng cảm vượt qua ngay chính nỗi cô độc và hiểm nguy luôn đối diện. Qua đó, chúng ta thấy toát lên một lý tưởng sống cao đẹp nơi anh. Vâng, giá trị đích thực ở con người anh là lẽ sống. Lý tưởng sống của anh cũng chính là lý tưởng sống của thế hệ thanh niên thời bấy giờ, luôn tìm được niềm vui giữa muôn khó khăn gian khổ. Điều lắng đọng nhất trong cả tác phẩm có lẽ là lời tâm sự của anh với bác họa sĩ: “Mình với công việc là đôi…”, “Công việc… gian khổ thế đấy… chứ cất nó đi… buồn đến chết mất…”, “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” Đấy là những dòng tâm sự chân thành xuất phát từ tận đáy lòng. Và đấy cũng là những suy nghĩ lạc quan giúp anh vững vàng giữa khó khăn và thử thách lớn nhất là sự cô độc. Âm vang của cuộc sống Sa Pa lặng lẽ và khúc nhạc cuộc sống nhẹ vang đến người đọc từ chính tâm hồn anh, từ nụ cười của anh trong khó khăn, thử thách. Tuy sống một mình nhưng trong anh vẫn tràn đầy nghị lực, anh vẫn trồng hoa, đọc sách và tổ chức cuộc sống thật ngăn nắp với “căn nhà ba gian sạch sẽ”. Anh rất cởi mở, chân thành với mọi người, khát khao được gặp gỡ, trò chuyện. Anh luôn chu đáo, ân cần, quan tâm đến tất cả: “Củ tam thất … gửi bác gái … vừa ốm dậy …” Điều làm chúng ta xúc động mạnh trước anh là vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng ẩn sau những nét ngoài tầm thường. Bác họa sĩ, với những suy nghĩ chín chắn, kỹ càng của tuổi về hưu, cũng phải khâm phục anh và chẳng thể nào thể hiện được trên bức chân dung vẻ đẹp ngời sáng của tâm hồn anh. Nhưng anh vẫn khiêm tốn, luôn cảm thấy những đóng góp của mình nhỏ bé so với người khác, như “ông kĩ sư vườn rau Sa Pa” hay “nhà nghiên cứu sét”. Anh thanh niên xuất hiện bất ngờ, chỉ kịp để chúng ta ấn tượng mạnh trước tâm hồn tuyệt đẹp của anh và cảm nhận được nhiệt huyết của sức trẻ thanh niên thời ấy, những con người không nhận bất cứ đãi ngộ nào của Tổ Quốc, chung tay xây dựng đất nước thêm giàu mạnh, tươi đẹp. Mọi suy nghĩ của anh về công việc hay đời thường đều thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, con người. Anh là hình tượng tiêu biểu của lớp thanh niên xông pha vì Tổ Quốc. Tâm hồn và lý tưởng sống cao đẹp nơi anh khiến chúng ta khâm phục trước một con người cô độc mà không cô độc, giữa Sa Pa lặng lẽ mà không lặng lẽ.

Đoạn văn phân tích nhân vật Anh thanh niên

Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là đại diện cho những người trẻ đang cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh núi cao có thời tiết khắc nghiệt, với công việc hàng ngày là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất”. Anh luôn luôn báo cáo, hoàn thành nhiệm vụ đúng giờ. Cho dù có là một giờ đêm, anh vẫn thức dậy, ra ngoài trời, đối mặt với gió rét để lấy số liệu. Tuy vất vả nhưng anh luôn tâm niệm “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Từ đó, ta thấy được tình yêu nghề cùng ý thức trách nhiệm rất cao của chàng trai trẻ này. Tuy ở một mình nhưng anh vẫn giữ gìn cuộc sống sinh hoạt ngăn nắp, gọn gàng. Anh sống trong một căn nhà ba gian sạch sẽ với một chiếc bàn học, một giá sách, một ít đồ phục vụ cho công việc như sổ sách, biểu đồ thống kê, máy bộ đàm. Ngoài ra, anh còn có thú vui trồng hoa, nuôi gà, uống nước chè và đọc sách để giúp cho bản thân bớt cảm thấy cô đơn hơn. Khi có người từ dưới xuôi lên thăm, anh thanh niên cực kì vui mừng, đón tiếp nhiệt tình. Anh tặng cô kĩ sư cả một bó hoa to, tặng bác họa sĩ cả một làn đầy trứng để mọi người ăn trưa, đào củ tam thất để bác lái xe mang về cho người vợ vừa ốm dậy. Từ đó, ta thấy được tấm lòng chân thành, nhiệt tình và quan tâm mọi người của chàng trai trẻ này. Không những thế, anh còn là người cực kì khiêm tốn khi nghĩ rằng mình không đáng để được vẽ, giới thiệu cho bác họa sĩ “những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. Từ những nét đẹp trong tính cách, lối sống, người đọc có thể nhận thấy anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” tuy chỉ là một người lao động bình thường nhưng lại có phẩm chất cao quý, đáng học hỏi. Bằng lối kể chuyện tự nhiên, lời đối thoại với ngôn ngữ giản dị, Nguyễn Thành Long đã vẽ cho ta bức chân dung thật đẹp về con người lao động thời kì xây dựng và phát triển đất nước. 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận về Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa Dàn ý & 12 đoạn văn lớp 9 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *