Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận khổ 3 bài thơ Viếng lăng Bác Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 3 Đoạn văn cảm nhận khổ 3 bài thơ Viếng lăng Bác SIÊU HAY, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 thấy được nỗi xúc động, nghẹn ngào cùng tình cảm kính yêu, trân trọng của nhà thơ Viễn Phương cho bác Hồ kính yêu của dân tộc.

Viếng lăng Bác

Những cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương được trào dâng mãnh liệt qua những dòng thơ đầy xúc động ở khổ 3 Viếng lăng Bác. Đó cũng là cả một nỗi buồn vô hạn, nỗi đau xót không thể nguôi ngoai. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để có thêm vốn từ:

Viết đoạn văn cảm nhận khổ 3 Viếng lăng Bác

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam. Trong kho tàng thơ ca có rất nhiều bài thơ đặc sắc, ý nghĩa viết về Bác. Trong đó, phải kể đến bài thơ cảm động “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương. Khổ thơ thứ ba đã làm nổi bật những cảm xúc chân thành của nhà thơ khi đứng trước di hài của Bác. Trong tận sâu trái tim của tác giả, Người vẫn còn sống mãi với non sông đất nước. Với nhà thơ, Bác chỉ đang nằm “trong giấc ngủ bình yên” sau những vất vả lo lắng cho nhân dân. Hình ảnh vầng trăng tỏa ra ánh sáng dịu hiền gợi liên tưởng đến ánh trăng trong thơ của Bác. Sinh thời, Bác coi trăng như người bạn tri âm, tri kỉ, đồng hành trong mọi hoàn cảnh. Viễn Phương đã đưa hình ảnh đó vào bài thơ để nhấn mạnh rằng ánh trăng sẽ luôn đồng hành cùng Người trong mọi hoàn cảnh. Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh là mãi mãi” nhấn mạnh Bác đã hóa thân vào thiên nhiên, đất trời. Bác sẽ sống mãi trong trái tim của nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn ở trên cao. Thế nhưng, sự thật Người rằng đã rời xa khiến tác giả không ngừng đau xót. Động từ “nhói” đã khắc sâu nỗi đau xót từ trong tâm hồn của tác giả khi đứng trước thi thể của Người. Vậy qua đây, ta thấy khổ thơ thứ ba đã thể hiện được lòng kính yêu và niềm xót xa vô hạn của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác. Cảm xúc đó của nhà thơ cũng là nỗi lòng chung của cả dân tộc khi nghĩ về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Phân tích 4 câu đầu bài Việt Bắc của Tố Hữu 4 câu đầu Việt Bắc

Đoạn văn cảm nhận khổ ba bài thơ Viếng lăng Bác

Nếu như khổ thơ 1,2, nhà thơ Viễn Phương tập trung miêu tả khung cảnh xung quanh lăng và dòng người vào viếng lăng Bác thì ở khổ thơ thứ ba, tác giả đã tái hiện lại nỗi xúc động khi vào trong lăng. “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/ Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”, đôi câu thơ không chỉ thể hiện rõ cảm nhận của Viễn Phương về khung cảnh bên trong lăng Bác mà còn bộc lộ cảm xúc của nhà thơ. Bên trong lăng dường như không gian và thời gian được ngưng đọng lại, bên trong lăng tất thảy đều là sự thanh tĩnh. Bác nằm trong lăng với dáng vẻ của một người đang chìm trong “giấc ngủ bình yên”. Bên trong lăng ánh sáng dịu nhẹ và trong trẻo tựa ánh trăng. Viễn Phương đã coi đó như “ánh trăng dịu hiền”, thứ ánh sáng kì diệu và thanh khiết như chính vẻ đẹp tâm hồn của Người. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim !”. Nỗi đau và sự xúc động nghẹn ngào của nhà thơ bộc lộ rất rõ, cảm xúc ấy không thể giấu, không thể kìm nén được. Dẫu biết rằng Bác sống mãi với non sông đất nước và con người, thế nhưng khi đối diện với sự thật đau lòng, nhà thơ vẫn không kìm nén được nỗi mất mát, xót xa. Có thể thấy, cả khổ thơ giọng thơ của Viễn Phương luôn luôn thành kính, trang trọng và trang nghiêm nhưng ẩn sâu trong đó là cả một nỗi buồn vô hạn, nỗi đau xót không thể nguôi ngoai.

Tham khảo thêm:   Nhà bà Nữ: Nội dung, diễn viên, lịch chiếu phim Tết của Trấn Thành

Đoạn văn cảm nhận khổ 3 bài thơ Viếng lăng Bác

Theo dòng người vào viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã không giấu nổi sự xúc động khi nhìn thấy di hài của Người. Bước vào trong lăng, mọi thứ đều khác so với bên ngoài, khung cảnh và không khí thanh tĩnh hơn. Trong cảm nhận của nhà thơ, Bác như đang chìm trong “giấc ngủ bình yên”. Đây cũng là cách nói giảm nói tránh để giảm bớt nỗi đau đớn, mất mát, đồng thời thể hiện thái độ kính trọng, yêu mến của tác giả dành cho Bác. Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” mà nhà thơ gợi tả ở đây chính là hình ảnh đại diện cho tâm hồn của Bác- một vị lãnh tụ vĩ đại suốt đời vì dân vì nước. “Trời xanh” ẩn dụ cho Bác và sự tồn tại vĩnh hằng của Bác trong trái tim con người Việt Nam. Dẫu biết Bác sẽ sống mãi trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam, thế nhưng tác giả vẫn không tránh khỏi cảm giác mất mát, xót xa trước sự thật đau lòng: Bác đã mãi mãi ra đi. “Nghe nhói ở trong tim” chính là nỗi đau đớn tột cùng của tác giả trước sự ra đi của Người. Dù là Viễn Phương hay bất kỳ ai thì sự ra đi của Bác đều là sự mất mát to lớn, không thể nào bù đắp. Khổ thơ thứ ba đã bộc lộ được thái độ trân trọng, kính yêu và cả niềm xót thương vô hạn của nhà thơ Viễn Phương trước sự ra đi của Bác.

Tham khảo thêm:   Thông tư 184/2017/TT-BQP Quy chuẩn QCVN 09:2017/BQP an toàn lao động pháo mặt đất

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận khổ 3 bài thơ Viếng lăng Bác Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *