Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính (3 mẫu) Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính gồm 3 mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn về tinh thần bất khuất, tư thế hiên ngang của những người lính lái xe.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Qua khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính, chúng ta sẽ phần nào thấu hiểu được những khó khăn, vất vả, hiểm nguy của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn rực lửa năm nào. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Khổ ba và khổ bốn bài thơ Bài thơ tiểu đội xe không kính đã thể hiện được sự lạc quan và tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của những người lính Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Điệp ngữ “Không có… ừ thì” ở hai khổ thơ tạo nên giọng điệu sôi nổi, lạc quan và vui vẻ của những người lính Trường Sơn. Điều kiện chiến đấu khó khăn gian khổ, họ lái những chiếc xe không có kính và điều này làm cho họ phải hứng chịu những điều kiện thời tiết khắc nghiệt bên cạnh đó là mưa to gây ướt và bụi phun việc chiến đấu gian khổ của mình. Thế nhưng, những người lính vẫn thể hiện được tinh thần lạc quan của mình qua những câu thơ sau. Khi họ phải hứng chịu những làn bụi dày đặc thì họ trêu đùa nhau như người già, tiếp tục chặng đường của mình và vẫn hút thuốc cười đùa với nhau. Từ đó, ta thấy được sự lạc quan, dũng cảm tuyệt đối và cái nhìn tươi trẻ của những người lính trẻ ngay trong điều kiện gian khổ nhất. Hình ảnh “Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” nhấn mạnh sự ác liệt, dữ dội của những cơn mưa, cùng với đó là hình ảnh người lính hiện lên với tinh thần lạc quan sẽ mau khô thôi. Từ đó, ta thấy được hình ảnh và tâm thế vững vàng lạc quan, cùng thái độ hồn nhiên, vô tư của những người lính. Họ chính là tượng đài bất diệt về tinh thần lạc quan, dũng cảm, và chính điều đó đã giúp họ vượt qua được những điều kiện chiến đấu gian khổ.

Tham khảo thêm:   Công văn 239/GSQL-GQ2 Hướng dẫn thủ tục hải quan về nhập khẩu hàng trả lại

Viết đoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Từ chất liệu hiện thực sinh động, độc đáo, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã xây dựng thành công hình tượng những chiếc xe không kính và chân dung, vẻ đẹp của người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Khổ thơ 3,4 đã thể hiện được tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường, không ngại gian khổ của những người lính lái xe. Những chiếc xe “không kính” gây ra rất nhiều khó khăn cho người lính khi lái xe. Kính xe bị mất khiến cho bụi, mưa xối xả vào buồng lái, gây cản trở tầm nhìn và làm cho quân phục của những người lính bị ướt lạnh. Thế nhưng, đối mặt với những thử thách, những người chiến sĩ vẫn không hề nao núng, họ đối diện bằng tâm thế bình tĩnh, lạc quan. Điệp cấu trúc “Không có…ừ thì…” đã thể hiện sự ngang tàn, coi thường gian khổ. Với những người lính, hiện thực khắc nghiệt không đáng bận tâm, đó chỉ là phép thử cho ý chí kiên cường và bản lĩnh của “kẻ làm trai”. Họ không sợ hãi, nao núng trước những khó khăn mà chọn đối diện bằng thái độ tự tin, bình thản. “Bụi phun”, “mưa tuôn, mưa xối” có hề chi, bụi cũng chỉ làm cho diện mạo của họ thêm phần hài hước “bụi phun tóc trắng như người già”, mưa tuôn, mưa xối làm ướt áo thì khi mưa ngừng, gió lùa sẽ “khô ngay thôi”. 2 khổ thơ đã tái hiện sống động những khó khăn, thách thức mà những người lính lái xe phải đối mặt, thế nhưng điều đáng quý nhất đọng lại trong câu thơ lại là vẻ đẹp hiên ngang, bản lĩnh kiên cường và thái độ lạc quan, yêu đời của những người lính.

Tham khảo thêm:   Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 34

Đoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã dựng lên bức chân dung sống động về những người lính lái xe, đó là những con người “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Trong khổ thơ 3,4, nhà thơ đã tái hiện những khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến, qua đó làm nổi bật lên vẻ đẹp của những người lính lái xe. Bom đạn kẻ thù tàn phá làm cho những chiếc xe trở nên méo mó, biến dạng. Xe không kính cũng mang đến rất nhiều khó khăn cho những người lính, không có kính khiến “bụi phun”, “mưa tuôn, mưa xối” khiến cho những người lính “tóc trắng như người già”, khiến cho những bộ quân phục trở nên ướt sũng. Gian khổ là vậy, khắc nghiệt là vậy thế nhưng những người lính lái xe vẫn đối diện với tâm thế lạc quan, bình thản. Cấu trúc “Không có…ừ thì” thể hiện thái độ ngang tàn, coi thường hiểm nguy, gian khó. Với những người lính lái xe, những khó khăn ấy chẳng hề chi, họ coi đó là một phần tất yếu trong chiến đấu. Từ láy tượng thanh “ha ha”, động từ “phì phèo” cho thấy thái độ coi thường gian khổ, ngay trong hiện thực khốc liệt nhất thì những người lính vẫn lạc quan, yêu đời. Qua việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, giọng điệu bông đùa, hóm hỉnh thể hiện được chất lính, chất trẻ trong những người chiến sĩ lái xe. Đó là những con người không quản khó khăn, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, hi sinh để thực hiện lí tưởng cứu nước cao đẹp.

Tham khảo thêm:   Hợp đồng hủy bỏ hợp đồng ủy quyền

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính (3 mẫu) Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *