Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích khổ cuối bài thơ Đồng chí Lập dàn ý bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích khổ cuối bài thơ Đồng chí của Chính Hữu gồm 2 dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, biết cách lập dàn ý cho bài văn phân tích khổ cuối Đồng chí thật đầy đủ, chi tiết.

Đồng chí

Khổ thơ cuối của bài thơ Đồng chí đã khắc họa chân thực mà sâu sắc hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Chi tiết mời các em cùng tải miễn phí bài viết để ngày càng học tốt môn Văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.

Dàn ý phân tích khổ thơ cuối bài thơ Đồng Chí

I. Mở bài:

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng chí.
  • Nêu vị trí đoạn trích: đoạn trích nằm ở phần kết của tác phẩm.

II. Thân bài:

– Đoạn cuối nói về biểu tượng của tình đồng chí

– Tình đồng đội trong bài “Đồng chí” được Chính Hữu thể hiện thật đẹp qua những câu thơ cuối bài:

Tham khảo thêm:   Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.

– Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng cao cả về cuộc đời người chiến sĩ.

– Rừng hoang sương muối: gợi sự khốc liệt, khắc nghiệt của thiên nhiên, của chiến tranh.

– “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn:

  • “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ.
  • Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.
  • Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

III. Kết bài:

  • Khẳng định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.

Dàn ý khổ thơ cuối bài thơ Đồng Chí

1. Mở bài

  • Giới thiệu về bài thơ Đồng chí và khổ thơ cuối cùng của bài

2. Thân bài

* Không gian chiến đấu khắc nghiệt, hiểm nguy:

  • “Rừng hoang”: không gian rừng núi rộng lớn, hoang vu
  • “sương muối”: điều kiện thời tiết khắc nghiệt mang theo cái lạnh cắt da cắt thịt.
Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2012 - 2013 môn Hóa lớp 12 Bổ túc THPT (Có đáp án) Sở GD&ĐT Nghệ An

=> Điều kiện chiến đấu gian khổ, khắc nghiệt, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy rình rập.

* Vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí:

  • “Đứng cạnh bên nhau”: Những người lính kề vai sát cánh để làm nhiệm vụ: canh gác, bảo vệ tổ quốc.
  • “Chờ giặc tới”: Tinh thần cảnh giác, luôn chủ động chờ giặc, sẵn sàng chiến đấu cao.

–> Tình đồng chí vẫn tỏa rạng ngay trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất

=> Những khó khăn, thách thức của hoàn cảnh không làm những người lính sờn lòng nản chí mà ngược lại, càng gian khổ thì họ càng quyết tâm, tình cảm đồng đội đồng chí cũng càng thêm gắn bó.

* Hình ảnh “Đầu súng trăng treo”

  • Hình ảnh thơ vô cùng lãng mạn, nó vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
  • Nghĩa tả thực: Trời càng về khuya, mặt trăng như càng xuống thấp, nhìn từ xa vầng trăng ấy như treo trên mũi súng của những người lính.
  • Nghĩa biểu tượng:
    • Trăng là cái đẹp thuộc về tự nhiên, nó biểu tượng cho vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, cho hòa bình, tự do.
    • “súng” lại là phương tiện của chiến tranh, mang sức mạnh hủy diệt.
  • –> Vầng trăng cũng như người tri kỉ, người đồng hành trong cuộc kháng chiến gian khổ.

–> Hình ảnh “đầu súng trăng treo” còn thể hiện khát vọng, ước mơ về một tương lai hòa bình, tự do của những người lính.

Tham khảo thêm:   Thông tư 12/2018/TT-BVHTTDL Quy định về cơ sở vật chất trang thiết bị đối với môn Vũ đạo thể thao giải trí

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ chung

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích khổ cuối bài thơ Đồng chí Lập dàn ý bài thơ Đồng chí của Chính Hữu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *