Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích khổ 2 bài thơ Viếng lăng Bác Lập dàn ý Viếng lăng Bác của Viễn Phương ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích khổ 2 bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương mang tới 2 dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 nhanh chóng lập dàn ý chi tiết bài văn phân tích khổ 2 Viếng lăng Bác thật chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng.

Viếng lăng Bác

Khổ 2 bài thơ Viếng lăng Bác đã thể hiện nỗi xúc động thiêng liêng xen lẫn niềm tự hào, lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ khi hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt kiến thức Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.

Dàn ý phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

  • Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược.
  • Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.
Tham khảo thêm:   Đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 10 Bright năm 2023 - 2024 Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Anh 10 Bright (Có File nghe, đáp án)

– Khái quát nội dung khổ 2: Sự thương nhớ của tác giả khi đứng trước lăng Người.

II. Thân bài:

* Khái quát về bài thơ:

  • Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 4 năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, nhà thơ Viễn Phương ra Bắc thăm Bác và đã viết ra bài thơ này. Bài thơ sau đó được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.
  • Giá trị nội dung : Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người dân Việt Nam nói chung khi đến thăm lăng Bác.

* Phân tích khổ thơ thứ 2:

– Tác giả tạo ra được cặp hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi: mặt trời thiên nhiên rực rỡ và hình ảnh Người.

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

+ Điệp ngữ “ngày ngày”: chỉ thời gian vô tận, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi nhớ Bác.

+ Ẩn dụ “mặt trời” : Bác là mặt trời của dân tộc mang nguồn sống, ánh sáng hạnh phúc, ấm no cho cuộc sống của dân tộc -> Thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác.

=> Hình ảnh ẩn dụ ca ngợi sự vĩnh hằng, trường tồn của Bác trong trái tim của triệu người dân Việt.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”

– Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ, đây là hình ảnh thực diễn tả nỗi xúc động bồi hồi trong lòng tiếc thương kính cẩn của người dân khi vào lăng.

Tham khảo thêm:   Truyện Cô dâu đen và cô dâu trắng (Có file MP3) Đọc truyện cổ tích Thế giới

– Hình ảnh thể hiện sự kết tinh đẹp đẽ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

+ Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: chỉ những người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa rực rỡ huy hoàng, mỗi người mang một bông hoa của lòng thành kính, sự yêu mến và niềm ngưỡng vọng lãnh tụ.

-> Đoàn người vào viếng Bác là hình ảnh thực, ẩn dụ đẹp đẽ, sáng tạo của nhà thơ: cuộc đời của dân tộc ta nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Bác.

+ “Bảy mươi chín mùa xuân”: là hình ảnh hoán dụ chỉ số tuổi của Bác, cuộc đời Bác tận hiến cho sự phát triển của đất nước dân tộc.

=> Sự biết ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc.

III. Kết bài:

  • Khái quát nội dung khổ thơ.
  • Nêu cảm nhận của em về khổ thơ.

Dàn ý cảm nhận về khổ 2 bài Viếng lăng Bác

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Viếng lăng Bác và khái quát nội dung, cảm xúc chủ đạo của khổ 2 bài thơ.

2. Thân bài

– Nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi của tác giả khi cùng đoàn người vào thăm lăng

– Tấm lòng thành kính, biết ơn đối với vị lãnh tụ vĩ đại:

  • Hình ảnh “mặt trời” không chỉ tả thực mà còn ẩn dụ cho những công lao trời bể của Bác đối với dân tộc Việt Nam tựa ánh dương rực sáng.
  • Nghệ thuật nhân hóa qua động từ “thấy” nhấn mạnh vầng thái dương vũ trụ chứng kiến “mặt trời trong lăng rất đỏ” với thái độ có phần ngưỡng mộ, trân trọng.
  • Từ láy “ngày ngày” đứng ở đầu câu thơ vừa diễn tả sự bất biến của tự nhiên vừa góp phần bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ trong lòng mọi người.
Tham khảo thêm:   Đề thi thử học sinh giỏi tỉnh Long An lớp 9 môn Công nghệ - Đề 1 Sở GD&ĐT Long An

– Hình ảnh dòng người vào thăm lăng:

  • Dòng người xếp hàng, bước chân chầm chậm lắng đọng nỗi niềm xúc động bồi hồi – “đi trong thương nhớ”.
  • Mỗi người đều mang theo tình cảm kính yêu, trân trọng đối với Bác “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
  • Hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” để chỉ số tuổi của Bác, đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ ngợi ca cuộc đời sống đẹp và trọn vẹn, cống hiến những gì tinh túy nhất cho dân tộc của Bác.

3. Kết bài

Cảm nhận chung

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích khổ 2 bài thơ Viếng lăng Bác Lập dàn ý Viếng lăng Bác của Viễn Phương của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *