Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiềugồm 3 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ vẻ đẹp, tài năng của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.
Sau khi lập xong dàn ý, các em dễ dàng triển khai thành bài văn hoàn chỉnh với đầy đủ những ý quan trọng. Qua đó, cho chúng ta thấy được tài khắc họa chân dung của hai tuyệt thế giai nhân với những vẻ đẹp riêng biệt vô cùng tài tình. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Dàn ý phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều
1. Mở bài
- Sơ lược về truyện Kiều.
- Giới thiệu đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
2. Thân bài
a. Vị trí đoạn trích:
b. Thân phận và vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Kiều: (Bốn câu thơ đầu)
- Con nhà viên ngoại, Kiều là chị, Vân là em.
- “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”: Vẻ đẹp thanh cao, phú quý tựa hoa mai, tinh thần trong sáng, thanh khiết tựa tuyết.
c. Vẻ đẹp của Thúy Vân “Vân xem…màu da”:
- Khí chất “trang trọng”, phú quý, nhã nhặn.
- Khuôn mặt tròn tựa trăng, nét mày ngài đen, rậm, nở nang.
- Điệu cười tươi như hoa nở, giọng nói trong, thanh, ấm như ngọc quý => Đoan trang, dịu dàng.
- Tóc mây, thể hiện vẻ đẹp của người con gái hiền dịu, tình nghĩa, thủy chung, nước da trắng như tuyết, vẻ đẹp sạch sẽ không lấm bụi trần.
=> Nguyễn Du đã dùng bút pháp ước lệ tượng trưng thông qua các hình ảnh rất nhã nhặn, dịu dàng như trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết để gợi ra nét đẹp của một người con gái có vẻ đẹp quý phái, không quá sắc sảo, nhưng khiến người ta dễ chịu và quý mến, điều này gợi ý cho người đọc, cũng như dự đoán trước về cuộc đời bình đạm và êm ấm của nàng Vân.
d. Vẻ đẹp của Thúy Kiều: “Làn thu thủy… một chương”: Vẻ đẹp hội tụ tài và sắc.
* Nhan sắc:
- “Làn thu thủy”: Đôi mắt đẹp, trong như nước mùa thu, lãng mạn, nhưng cũng là biểu hiện của con người đa sầu đa cảm, đào hoa, khổ mệnh.
- “Nét xuân sơn”: Đôi mày liễu tô điểm làm cho khuôn mặt thêm phần sắc sảo tựa như nét núi mùa xuân, thế nhưng lại ngụ ý về một cuộc đời trắc trở gập ghềnh.
- “Hoa ghen thua thắm”: Chỉ đôi môi đỏ như son, khiến hoa cũng không sánh được, đôi khi cũng hiểu là nhan sắc quá đỗi rực rỡ của Kiều, khiến hoa cũng tự thấy xấu hổ, giận dỗi (tham khảo vẻ đẹp “tu hoa” của Dương Qúy phi).
- “Liễu hờn kém xanh”: Dáng người thướt tha, uyển chuyển tuyệt mỹ khiến liễu vốn nổi danh mềm mại cũng phải hờn.
=> “Một hai nghiêng nước nghiêng thành/Sắc đành đòi một tài đành họa hai”, ý chỉ vẻ đẹp của Kiều có lẽ cũng chẳng khác gì những Tây Thi, Điêu Thuyền thuở xưa, hồng nhan thì họa thủy, nghiêng nước nghiêng thành là có thật.
* Vẻ đẹp tài trí:
- Giỏi thi ca, âm luật.
- Thông thạo món đàn tỳ bà.
- Biết sáng tác cầm khúc, thế nhưng khúc nhạc “Bạc mệnh” buồn thương của nàng lại thể hiện tính đa cảm, đồng thời cũng là dự báo về một cuộc đời hồng nhan vô phúc của nàng.
e. Bốn câu thơ cuối: Nếp sống của chị em Thúy Kiều
- Cuộc sống sung túc, êm ấm.
- Hai chị em đã đến tuổi cập kê nhưng vẫn thanh thuần, không biết tình ái là gì, giữ gìn nền nếp gia phong một phép.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ cá nhân về đoạn trích.
Dàn ý phân tích Chị em Thúy Kiều
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du (đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới).
- Truyện Kiều là tác phẩm gây tiếng vang, trở thành kiệt tác văn học Việt Nam.
- Đoạn trích Chị em Thúy Kiều không chỉ khắc họa vẻ đẹp của những trang tuyệt thế giai nhân mà còn thể hiện tài năng miêu tả chân dung nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du.
II. Thân bài
1. Khái quát vấn đề chung
- Miêu tả nhân vật, khắc họa tính cách và số phận của con người là tài năng của Nguyễn Du, đây là thành công lớn của ông.
- Miêu tả nhân vật chính diện: sử dụng bút pháp lý tưởng hóa nhân vật. Miêu tả nhân vật phản diện: bút pháp hiện thực hóa. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều thể hiện vẻ đẹp toàn bích tới chuẩn mực Á Đông là hai nàng Vân, Kiều.
2. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân (4 câu)
– Ban đầu, Nguyễn Du gợi tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều từ hình ảnh thiên nhiên: mai, tuyết. Bút pháp ước lệ gợi ấn tượng về vẻ đẹp với cốt cách như mai, thanh tao, và cốt cách trong trắng, tinh khôi như tuyết
– Bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: thanh cao, duyên dáng, trong trắng.
- Câu thơ “Vân xem trang trọng khác vời” khái quát được vẻ đẹp cao sang, quý phái của nàng.
- Vẻ đẹp của Vân sánh với những thứ đẹp nhất từ tự nhiên như hoa, mây trắng, tuyết, ngọc.
- Chân dung của Thúy Vân đẹp từ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, làn da, với phong thái điềm đạm (các chi tiết so sánh, ẩn dụ thú vị trong thơ).
→ Vẻ đẹp của Vân hơn mọi chuẩn mực của tự nhiên, khiến tự nhiên cúi đầu chịu ‘thua”, “nhường”, ắt hẳn cuộc đời nàng sẽ được an ổn, không sóng gió.
3. Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều (12 câu tiếp theo)
– Tác giả tả vẻ đẹp Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp Thúy Kiều:
- Kiều càng sắc sảo mặn mà: Vẻ đẹp của Thúy Kiều mặn mà về tâm hồn, sắc sảo về trí tuệ.
- Tác giả sử dụng lối ước lệ tượng trưng: thu thủy, xuân sơn để đặc tả riêng đôi mắt trong sáng, long lanh của Kiều.
- Thúy Kiều gợi lên là trang tuyệt thế giai nhân với vẻ đẹp khiến tự nhiên phải ganh ghét, đố kị: hoa ghen, liễu hờn.
- Cái tài của Thúy Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa.
- Nhấn mạnh tài đàn của nàng, đặc biệt cung đàn bạc mệnh của nàng (Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân) là tiếng lòng của trái tim đa sầu, đa cảm.
→ Chân dung Thúy Kiều khiến tạo hóa ganh ghét, tài hoa thiên bẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm dự báo số phận trắc trở, nghiệt ngã đầy sóng gió bởi “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.
– Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước rồi miêu tả Thúy Kiều, thủ pháp đòn bẩy này làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
– Sử dụng tài tình các tính từ miêu tả vẻ đẹp Vân, Kiều (vẻ đẹp mang số phận): mặn mà, trang trọng, sắc sảo…
– Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối xứng, liệt kê, tăng tiến, điển tích điển cố… được sử dụng linh hoạt trong đoạn trích.
→ Bút pháp ước lệ tượng trưng là cách thể hiện con người quen thuộc trong thơ ca trung đại (miêu tả qua những công thức, chuẩn mực có sẵn được quy ước trong nghệ thuật)
III. Kết bài
- Đoạn trích khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều nhờ bút pháp ước lệ tượng trưng, thủ pháp đòn bẩy và các biện pháp tu từ.
- Nguyễn Du thể hiện cảm hứng nhân văn qua việc đề cao con người, ca ngợi vẻ đẹp tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
Lập dàn ý phân tích Chị em Thúy Kiều
I. Mở bài
Giới thiệu về đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”:
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã viết những bài thơ thể hiện thân phận khổ cực và hẩm hiu của con người và nhất là của người phụ nữ. tấm lòng nhân đạo của ông đã được thể hiện rất sâu sắc qua các bài thơ và sâu sắc nhất được thể hiện qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm nói về một nhân vật có tài sắc vẹn toàn nhưng vì chữ hiếu đã hi sinh bản thân mình. và vẻ đẹp sâu sắc của Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
II. Thân bài
1. Vị trí của đoạn trích Chị em Thúy Kiều
- Nằm đoạn mở đầu của “Truyện Kiều”.
- Giới thiệu về hoàn cảnh, gia thế và vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều.
2. Vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Kiều
- Cả hai chị em đều có vẻ đẹp thanh cao, cốt cách và hoàn hảo đêm tác giả phải thốt rằng “ mười phân vẹn mười”.
- Nhưng trong vẻ đẹp chung ấy mỗi người có một vẻ đẹp riêng, mỗi người một vẻ rất rõ ràng.
3. Vẻ đẹp riêng của hai chị em
* Thúy Vân:
– Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” – gợi vẻ đẹp sang trọng, cao quý.
– Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với nhiều hình ảnh:
- “khuôn trăng đầy đặn” – gợi khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu.
- “nét ngài nở nang”: gợi lông mày hơi đậm.
=> Vẻ đẹp phúc hậu, dịu dàng của Thúy Vân.
- “hoa cười ngọc thốt đoan trang”: gợi tả giọng nói, nụ cười e thẹn, nhẹ nhàng và mang nét đoan trang.
- “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” – vẻ đẹp của mái tóc, làn da cũng khiến thiên nhiên phải nhường nhịn.
* Thúy Kiều:
– Nhận xét chung: “Kiều càng sắc sảo mặn mà/So bề tài sắc lại là phần hơn”. Từ đó, gợi vẻ đẹp của Thúy Kiều nổi bật hơn so với Thúy Vân.
– Ngoại hình:
- “Làn thu thủy”: làn nước mùa thu, “nét xuân sơn”: nét núi mùa xuân – ý nói về vẻ đẹp của đôi mắt trong như làn nước mùa thu, đôi lông mày đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân.
- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh: vẻ đẹp của Kiều còn khiến thiên nhiên phải ghen tị “ghen” – “hờn”. Đó giống như một lời dự báo trước về cuộc đời đầy truân chuyên.
- “Nghiêng nước nghiêng thành” – vẻ đẹp tuyệt sắc của người phụ nữ có thể làm khuynh đảo đất nước.
– Tài năng:
- “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”: sắc đẹp và tài năng đều khó có ai sánh nổi.
- “Thông minh vốn sẵn tính trời”: một người phụ nữ thông minh, hiểu biết
- “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”: am hiểu về âm nhạc, thơ ca
– Hai câu cuối: Miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” – tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm.
4. Nghệ thuật
- Miêu tả tượng trưng ước lệ.
- Nghệ thuật đòn bẩy độc đáo của tác giả.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
- Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” làm nổi bật vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của hai chị em kiều. làm ta cảm thấy một vẻ đẹp vô cùng hoàn mỹ và đáng ngưỡng mộ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều (3 mẫu) Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.