Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích 2 khổ đầu Viếng lăng Bác Lập dàn ý Viếng lăng Bác của Viễn Phương ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích 2 khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương mang tới 2 dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 nhanh chóng lập dàn ý chi tiết bài văn phân tích 2 khổ đầu Viếng lăng Bác thật chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng.

Hai khổ đầu

Hai khổ thơ đầu Viếng lăng Bác đã bộc lộ tâm trạng nhà thơ Thanh Hải khi nhìn thấy hàng tre bên lăng Bác, cảnh vật quanh lăng và đoàn người vào viếng lăng. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt kiến thức Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.

Dàn ý phân tích 2 khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác

a) Mở bài

– Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

  • Viễn Phương (1928 – 2005) là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
  • Bài thơ Viếng lăng Bác (1976) không chỉ là nén hương thơm thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng của Viễn Phương thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu thống nhất.

– Dẫn dắt, giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Hai khổ thơ đã bộc lộ tâm trạng nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre bên lăng Bác, cảnh vật quanh lăng và đoàn người vào viếng lăng.

b) Thân bài

* Khái quát về bài thơ

  • Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1976 khi Viễn Phương được vinh dự cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất và lăng Bác vừa được hoàn thành.
  • Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Nghị luận về Sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết? Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

* Phân tích hai khổ thơ đầu

Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác

– “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” -> lời tự giới thiệu như lời tâm tình nhẹ nhàng.

  • Cách xưng hô “con – Bác” thân thương, gần gũi, diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.
  • “Con” ở đây cũng là cả miền Nam, là tất cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ đang hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc động lớn lao.
  • Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” một cách tinh tế -> Cách nói giảm, nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát.

=> Bác đã mãi mãi ra đi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc.

– Cảnh quang quanh lăng Bác:

“…Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”

+ Hình ảnh hàng tre

  • Trong màn sương trắng, hình ảnh gây ấn tượng nhất đối với tác giả là hàng tre.
  • Từ “hàng tre” được điệp lại hai lần trong khổ thơ gợi lên vẻ đẹp đẽ vô cùng của nó.
  • Phép nhân hóa trong dòng thơ: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giúp hình ảnh hàng tre hiện lên càng thêm đẹp đẽ vô cùng.

=> Hình ảnh hàng tre là hình ảnh thực hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam; bên cạnh đó còn là một biểu tượng con người, dân tộc Việt Nam kiên trung bất khuất.

  • Thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn thử thách của lịch sử dân tộc tộc.
  • Dáng “đứng thẳng hàng” là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục của một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ.
Tham khảo thêm:   Bộ đề ôn tập học kỳ 1 môn Tiếng Anh lớp 9 Đề kiểm tra học kỳ 1 môn tiếng Anh lớp 9

=> Niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc, con người Nam Bộ, những cảm xúc chân thành, thiêng liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu.

Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người vào lăng

– Hình ảnh vĩ đại khi bước đến gần lăng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân.

+ Cụm từ chỉ thời gian “ngày ngày” được lặp lại như muốn diễn tả hiện thực đang vận chuyển của thiên nhiên, vạn vật mà sự vận chuyển của mặt trời là một điển hình.

+ Hình ảnh “mặt trời”

  • “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực: mặt trời thiên tạo, là nguồn sáng của vũ trụ, gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống và ánh sáng.
  • “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ sáng tạo và độc đáo: hình ảnh của Bác Hồ vĩ đại. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh của dân tộc ta.

– Hình ảnh dòng người đang tuần tự tiến vào thăm lăng Bác:

+ Tác giả đã liên tưởng đó là “tràng hoa” được kết từ dòng người đang tuần tự, trang nghiêm bước vào viếng lăng, như đang dâng hương hoa lòng thơm ngát lên Bác kính yêu.

=> Sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc và nỗi tiếc thương vô hạn của muôn dân đối với Bác.

* Đặc sắc nghệ thuật trong khổ 1, 2

  • Cảm xúc dâng trào, cách diễn đạt thật chân thật, tha thiết
  • Hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ
  • Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.
  • Hình ảnh ẩn dụ – biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm, tạo nên niềm đồng cảm sâu sắc trong lòng người đọc.
Tham khảo thêm:   Quyết định việc công bố xếp loại doanh nghiệp năm 2011 cho Tổng công ty Xây dựng đường thủy

c) Kết bài

  • Đánh giá khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của 2 khổ thơ

Dàn ý 2 khổ đầu bài Viếng lăng Bác

A. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Nội dung: cảm xúc của tác giả khi tới lăng Bác
  • Đánh giá chung

B. Thân bài

* Khổ 1:

– Cách xưng hô “con” thân mật và gần gũi

– Thăm: cách nói giảm nói tránh

=> hình ảnh của người con đi xa lâu ngày mới có dịp về thăm người cha già kính yêu

Hàng tre:

  • xanh bát ngát
  • bão táp mưa sa
  • đứng thẳng hàng

=> biến hàng tre như trở nên có hồn khi đặc tả sức sống gan góc, kiên cường

=> biểu tượng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất

=> sự bồi hồi, xúc động và vô cùng tự hào

* Khổ 2:

– Hình ảnh mặt trời:

  • mặt trời thực: tỏa ánh nắng rực rỡ, chiếu sáng trần gian, mang đến sự sống cho vạn vật
  • hình ảnh của Người: là vị cha già vĩ đại của dân tộc, người đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam cập đến vinh quang

=> hình tượng hóa hình ảnh của Người sẽ sống mãi trong lòng người con đất Việt

– Điệp từ “ngày ngày” + biện pháp ẩn dụ “dòng người kết tràng hoa” + biện pháp hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân”

=> tác giả đã vẽ nên bức tranh dòng người đang lần lượt xếp hàng vào dâng hoa thăm Bác

* Khái quát lại nghệ thuật

* Liên hệ mở rộng

C. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Phân tích 2 khổ đầu Viếng lăng Bác Lập dàn ý Viếng lăng Bác của Viễn Phương của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *