Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận xã hội về sự tự tin (3 mẫu) Nghị luận về sự tự tin ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận xã hội về sự tự tin gồm 3 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận xã hội về sự tự tin thật hay.

Nghị luận xã hội về sự tự tin

Tự tin là sự tin tưởng vào khả năng, giá trị và sức mạnh của bản thân mình. Khi đứng trước mọi thử thách, người tự tin sẽ dám nghĩ dám làm. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Lập dàn ý nghị luận về sự tự tin

I. Mở bài

  • Tự tin luôn là một trong những đức tính cần thiết khi ta mong muốn thành công trong công việc.
  • Vậy tự tin có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?

II. Thân bài

1. Giải thích

– Tự tin là gì?

  • Tự tin nghĩa là tin vào chính bản thân mình, tin vào năng lực của bản thân mình. Dù cho thất bại có trước mắt nhưng vẫn dấn thân tới vì tin chắc rằng mình sẽ thành công.
  • Tự tin không đồng nghĩa với tự kiêu, nếu tự tin quá đà không biết mình là ai con người dễ bị sa chân vào tự kiêu. Vì vậy, cần làm rõ giới hạn của tự tin là ở đâu.

2. Phân tích và chứng minh

* Người tự tin là người như thế nào?

Là người không bao giờ ngần ngại trước bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Dù là thất bại nhưng họ vẫn xem đó là cơ hội để dẫn đến thành công.

* Tại sao chúng ta phải có sự tự tin trong công việc?

  • Là yếu tố đầu tiên dẫn đến mọi thành công trong công việc, có thể lấy dẫn chứng một số gương tiêu biểu về các anh hùng, nhà bác học, doanh nhân thành đạt đi lên từ số không nhưng nhờ sự tự tin và nỗ lực của bản thân họ đã thành công (Nick Vujicic, cô gái xương thủy tinh Nguyễn Thị Phương Anh gây sốt sân khấu Vietnam’s Got Talent).
  • Sự tự tin giúp cho bản thân chúng ta thêm vững tin vào cuộc sống, thêm yêu đời hơn, giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi, bi quan, chán nản.
  • Tự tin giúp ta có những lợi thế gì tự tin trong giao tiếp thì giúp ta có thêm nhiều bạn bè, các mối quan hệ làm ăn. Tự tin trong năng lực giúp ta theo đuổi mục tiêu một cách kiên trì không ngại khó.
  • Trong cuộc sống cũng như trong học tập, tự tin đóng vai trò không thể thiếu nó là nhân tố có sẵn trong mỗi chúng ta nhưng có thể nó chưa được bộc lộ ra ngoài một cách cần thiết.
Tham khảo thêm:   Lịch sử 10 Bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại Soạn Sử 10 trang 77 sách Cánh diều

* Dẫn chứng: Trong cuộc sống (mạnh dạn, tự tin trong các việc làm hàng ngày như sáng tạo những gì xã hội chưa có…); Trong học tập (tự tin, mạnh dạn trong việc giải quyết các câu hỏi khó do thầy cô đưa ra, lên bảng làm bài, phát biểu…)

3. Bình luận

– Phê phán, lên án những con người thiếu tự tin dẫn đến tự ti, mặc cảm dễ thất bại trong cuộc sống.

  • Ngược lại với tự tin là nhút nhát, không tự tin thì sẽ mang lại những thất bại, hay thiệt thòi gì cho bản thân chúng ta.
  • Những người không tự tin thì chắc chắn sẽ không bao giờ thành công được bởi họ luôn lo sợ thất bại, không dám tin vào khả năng của chính mình, và cũng sẽ không bao giờ dám tin vào khả năng của người khác.
  • Sự tự tin là vô cùng cần thiết đối với con người chúng ta. Nếu không có sự tự tin thì con người chỉ giống như một con rùa rụt đầu ở trong mai của mình không thể nhìn thấy hào quang của sự thành công.

– Phê phán những con người quá tự tin dẫn đến kiêu căng, ngạo mạn dễ gây mất tình cảm ở mọi người xung quanh.

– Làm gì để rèn luyện cho bản thân đức tính tự tin:

  • Hăng say với cái mình làm.
  • Luôn chủ động trong mọi tình huống.
  • Chấp nhận thất bại, không ngại khó khăn.
  • Hãy luôn có thái độ cầu thị, ham học hỏi.
  • Nhà trường cũng cần tạo môi trường khuyến khích.
  • Gia đình có điều kiện có thể cho con tham gia các lớp kỹ năng phù hợp với khả năng và đam mê và lứa tuổi của con em.
Tham khảo thêm:   Viết: Tìm hiểu đoạn văn và câu chủ đề - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 1 Bài 1

III. Kết bài

  • Đức tính tự tin là yếu tố cần thiết đối với nhân cách mỗi con người.
  • Luôn mạnh dạn đối đầu, đón nhận những thách thức, khó khăn trong cuộc sống để rèn luyện sự tự tin cho bản thân.

Dàn ý nghị luận về sự tự tin

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự tự tin.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tự tin: là sự tin tưởng vào khả năng, giá trị và sức mạnh của bản thân mình, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

b. Phân tích

Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần phải nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào bản thân mình, đó sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn.

Tự tin là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến cuộc sống của mỗi người, nếu chúng ta không tự tin nắm bắt thì những cơ hội quý giá sẽ vượt khỏi tầm tay và chúng ta sẽ thất bại.

Người tự tin là người được trọng dụng, được mọi người yêu quý, tin tưởng và học tập theo, từ đó lan tỏa được đức tính, thông điệp tốt đẹp ra xã hội.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người tự tin trong cuộc sống để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người nhút nhát, tự ti vào bản thân mình nên đã để vụt mất nhiều cơ hội quý giá, lại có những người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán và chỉ trích.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Ai Mới Là Kẻ Xấu Xa

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự tự tin trong cuộc sống; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý nghị luận xã hội về sự tự tin

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự tự tin.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tự tin: là sự tin tưởng vào khả năng, giá trị và sức mạnh của bản thân mình, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

b. Phân tích

– Biểu hiện của người sống tự tin:

  • Biết được giá trị của bản thân, tin tưởng vào bản thân mình, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám lăn xả với công việc.
  • Người tự tin là người sống có trách nhiệm, không ngại khó ngại khổ, làm những việc mà người khác không dám làm.
  • Người tự tin luôn có ý thức về giá trị của mình cũng như tô trọng những giá trị tốt đẹp của người khác.

– Ý nghĩa của sự tự tin:

  • Tự tin vào bản thân sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn.
  • Tự tin là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến cuộc sống của mỗi người, khi chúng ta tự tin nắm bắt thì những cơ hội quý giá sẽ đến.
  • Người tự tin là người được trọng dụng, được mọi người yêu quý, tin tưởng và học tập theo, từ đó lan tỏa được đức tính, thông điệp tốt đẹp ra xã hội.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người tự tin trong cuộc sống để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người nhút nhát, tự ti, thiếu tự tin vào bản thân mình, không dám theo đuổi ước mơ, mục tiêu. Lại có những người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự tự tin trong cuộc sống; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận xã hội về sự tự tin (3 mẫu) Nghị luận về sự tự tin của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *