Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về sự tử tế (3 mẫu) Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về sự tử tế gồm 3 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận sức mạnh của sự tử tế thật hay.

Sự tử tế

Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Để trở thành người tử tế, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần cố gắng trau dồi kiến thức, thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Lập dàn ý Nghị luận sự tử tế

1. Mở bài:

Giới thiệu về sự tử tế.

2. Thân bài:

a) Giải thích:

  • Tử tế là đối xử tốt với mọi người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người kém may mắn hơn mình.
  • Người tử tế là người văn minh, lịch sự, được giáo dục tốt.

b) Biểu hiện:

– Đối xử tốt với tất cả mọi người, không phân biệt bằng cấp, địa vị.

– Giúp đỡ người khác mà không mong cầu được báo đáp, cho đi mà không cần nhận lại.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2012 - 2013 môn Tiếng Anh lớp 12 Bảng B (Có đáp án) Sở GD&ĐT Nghệ An

– Là sự động viên, an ủi mọi người xung quanh khi họ buồn.

– Dẫn chứng về sự tử tế:

  • Chương trình “Việc tử tế của VTV”.
  • Rất nhiều người dân đã quyên góp, ủng hộ cho đồng bào miền Trung mỗi trận bão, lũ.
  • Những hành động đẹp trong đại dịch Covid 19.

c) Ý nghĩa:

  • Là sợi dây gắn kết tình cảm giữ người với người.
  • Là bàn tay nâng đỡ con người thoát khỏi nghịch cảnh.
  • Lan tỏa sự tích cực đến mọi người.
  • Người tử tế sẽ nhận lại được niềm vui, sự hạnh phúc.

d) Phản đề:

  • Kẻ xấu xa, lừa lọc người khác sẽ bị xa lánh, khinh khi, bị trừng trị thích đáng.
  • Người thờ ơ, vô cảm trước khó khăn của những người xung quanh cũng phải chịu cảnh sống cô độc, buồn tủi, không có ai giúp đỡ.

e) Bài học nhận thức và hành động:

  • Tử tế là những hành động tốt đẹp, giúp ích cho đời.
  • Học tập, rèn luyện bản thân thật tốt để trở thành người tốt.
  • Biết phân biệt phải trái đúng sai, biết cho đi thế nào là đủ, là đúng.

3. Kết bài:

  • Khái quát lại về sự tử tế.

Dàn ý nghị luận sức mạnh của sự tử tế

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của sự tử tế. (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

“Sự tử tế”: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

Tham khảo thêm:   Mẫu báo cáo về việc kết quả học tập và vận dụng vào công việc Mẫu báo cáo học tập

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của sự tử tế.

Rút ra bài học và liên hệ đến bản thân.

Dàn ý nghị luận sự tử tế

I. Mở bài:

  • Nêu vấn đề nghị luận: Người tử tế trong cuộc sống hiện nay.

II. Thân bài:

1. Giải thích

  • Người tử tế là gì: Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và làm hại ai, luôn giúp đỡ mọi người và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Tham khảo thêm:   KHTN Lớp 7 Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 156

2. Bàn luận

– Biểu hiện của người sống tử tế:

  • Luôn sẵn sàng mở lòng giúp đỡ những người xung quanh. Cho đi mà không yêu cầu đền đáp.
  • Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.
  • Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân…..

– Ý nghĩa của lối sống tử tế:

  • Luôn được mọi người kính trọng, nể phục.
  • Bản thân có được sự thanh thản trong tâm hồn.

– Tại sao trước hết phải là người tử tế?

  • Sự tử tế chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Vì thế tử tế cũng chính là biết yêu cuộc sống này, có như vậy bạn mới có thể sống một cách tốt nhất.
  • Khi bạn biết đối xử tử tế với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự tử tế từ xã hội. Như vậy tử tế sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
  • Sự tử tế là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của mình, khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị.

– Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối.

– Liên hệ bản thân: Em đã thể hiện sự tử tế của mình trong cuộc sống như thế nào?

III. Kết bài:

  • Tổng kết lại vấn đề: Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về sự tử tế (3 mẫu) Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *