Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về lời cảm ơn Nghị luận xã hội về lời cảm ơn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về lời cảm ơn gồm 2 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận về lời cảm ơn thật hay.

Cảm ơn

Cảm ơn là lời nói bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích đối với những người đã giúp đỡ mình. Cảm ơn còn là biểu hiện của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” có từ lâu đời. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để có thêm nhiều ý tưởng mới cho dàn ý của mình đầy đủ hơn:

Dàn ý nghị luận xã hội về lời cảm ơn

1. Mở bài:

  • Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: lời cảm ơn.

2. Thân bài:

a) Giải thích:

– “Cảm” nghĩa là cảm kích, ghi nhớ một điều gì đó.

– “Ơn” là việc tốt mà người khác giúp đỡ mình.

=> Cảm ơn là lời nói bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích đối với người đã giúp đỡ mình

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Thái Hư Tam Quốc

– Là biểu hiện của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” có từ lâu đời, dần dần câu cảm ơn đi vào đời sống và trở thành câu nói quen thuộc.

b) Nói lời cảm ơn khi nào, vì sao phải nói lời cảm ơn:

– Người Việt Nam rất coi trọng tình nghĩa, nếu được giúp đỡ nhất định sẽ cảm ơn, báo đáp.

– Thể hiện phép lịch sự, biểu hiện của con người có văn hóa, có giáo dục tốt.

– Khi người khác giúp đỡ mình, trong tất cả mọi việc, từ việc lớn đến việc nhỏ đều cần nói lời cảm ơn:

  • Cảm ơn bác bảo vệ đã dắt xe ra giúp, cảm ơn người bán hàng ăn vì bữa ăn ngon,…
  • Cảm ơn, báo đáp những người đã giúp đỡ mình khi khó khăn, hoạn nạn,…
  • Cảm ơn ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi nấng mình nên người.

– Khi nói lời cảm ơn, thiện cảm của người khác dành cho bạn cũng tăng lên rất nhiều, kéo gần khoảng cách của con người với con người.

– Lời cảm ơn chân thành tuy nhỏ bé nhưng sẽ là chất keo kết dính tình cảm con người.

c) Thực trạng:

– Lời cảm ơn vẫn xuất hiện hàng ngày, nhất là ở những người trẻ có học thức khi được giúp đỡ một vài công việc nhỏ nhặt.

– Tuy nhiên, lời cảm ơn lại biến thành oán trách ở một số trường hợp sau:

  • Bác sĩ cứu chữa bệnh nhân nhưng lại bị người nhà bệnh nhân đánh.
  • Khi người khác có lòng tốt chỉ ra khuyết điểm để đối phương khắc phục, họ không biết ơn mà còn trách móc, giận dỗi.
Tham khảo thêm:   Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT Điểm mới trong tuyển thẳng, cộng điểm tuyển sinh THPT

– Lời cảm ơn bị ép buộc đi kèm với vật chất, không còn giữ được ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của lời cảm ơn.

d) Bài học nhận thức và hành động:

  • Cần biết cảm ơn bất cứ ai có hành động giúp đỡ chúng ta.
  • Lời cảm ơn cần chân thành, xuất phát từ sự biết ơn, cảm kích, tri ân.

3. Kết bài:

  • Khái quát lại về lời cảm ơn.

Dàn ý nghị luận về lời cảm ơn

A. Mở bài:

  • Giải thích vì sao phải cảm ơn? Và cảm ơn có tác dụng gì?
  • Giới thiệu tầm quan trọng của việc cảm ơn đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay

B. Thân bài:

1. Cảm ơn là một đạo lý lâu đời

  • Người Việt Nam ta xưa nay rất coi trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức.
  • Có thể lời cảm ơn được nhiều người coi là sáo rỗng, nhưng nó như một nhịp cầu gắn kết con người lại với nhau. Lời cảm ơn chí ít thì cũng đã bày tỏ được tấm lòng của người được giúp đỡ với người giúp đỡ người khác. Chỉ bấy nhiêu thôi mà đã cảm thấy ấm lòng.
  • Tại sao phải cảm ơn: Để lương tâm được thanh thản…. Đơn giản mình nhận ơn của người khác thì mình phải cảm ơn.
  • Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)
Tham khảo thêm:   Nghị định 77/2021/NĐ-CP Quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo

2. Thực trạng

  • Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác.
  • Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.
  • Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống).
  • Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc.

3. Liên hệ bản thân:

  • Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa?
  • Suy nghĩ của riêng bạn (tán thành hay phản đối?)

4. Đưa ra giải pháp:

  • Chúng ta cần học tập rèn luyện bản thân, biết những điều hay lẽ phải qua đó có những hành động tốt, đẩy lùi những căn bệnh vô cảm. Hãy nói lời cảm ơn để gắn kết yêu thương.

C. Kết bài:

  • Khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng của cảm ơn
  • Cảm ơn trong một khía cạnh nào đó cũng thể hiện được nét văn hóa của một con người.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về lời cảm ơn Nghị luận xã hội về lời cảm ơn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *